04/06/2018, 10:52

Cây tam thất là gì

Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc chữa chứng mất ngủ, cây tam thất còn giúp tăng sức đề kháng, tăng lực, chống trầm uất, kích thích thần kinh, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị các chứng đau thắt lưng, băng huyết, chảy máu cam, thống kinh, kìm hãm sự ...

Ngoài tác dụng tuyệt vời trong việc chữa chứng mất ngủ, cây tam thất còn giúp tăng sức đề kháng, tăng lực, chống trầm uất, kích thích thần kinh, điều hòa miễn dịch, hỗ trợ điều trị các chứng đau thắt lưng, băng huyết, chảy máu cam, thống kinh, kìm hãm sự phát triển của khối u,… Đây là loại cây thuốc quý có giá trị kinh tế cao và có ích cần được quan tâm nghiên cứu và phát triển hơn nữa. Trong bài viết này, caythuocdangian.com sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu về các tác dụng của loại cây này.

Nội dung bài viết gồm:

Còn được gọi với các tên khác như sâm tam thất, nhân sâm tam thất, kim bất hoán. Với tên khoa học là Panax Pseudo ginseng (Burk). F.H.Chen, thuộc họ nhà Ngũ gia bì Araliaceae. Kim bất hoán nghĩa là vàng không đổi, sở dĩ đặt tên này là ý nói rất quý và tốt, dùng vàng cũng không đổi được.

cây tam thất

Tam thất là tên gọi cho rễ phơi khô của cây tam thất. Theo dân gian: Do cây có 3 lá ở bên trái và 4 lá ở bên phải nên mới có tên đó. Cũng có người nói tam là ba ý nói thời gian từ lúc gieo tới lúc ra hoa phải mất 3 năm, thất là bảy ý nói thời gian từ lúc gieo tới lúc thu hoạch rễ phải mất 7 năm. Một số quan điểm khác lại cho rằng tam thất là vì lá có từ 3 tới 7 lá chét.

Mô tả cây

Tam thất là loại cây cỏ nhỏ, sống nhiều năm. Lá mọc vòng gồm 3-4 lá, cuống lá dài từ 3-6 cm, có 3-7 lá chét dài hình mác trên mỗi cuống lá, có răng cưa nhỏ trên mép lá, lá chét có cuống dài từ 0,6-1,2 cm.

tác dụng của cây tam thất

Hoa mọc ở đầu cành mang hoa thành từng cụm hình tán, Có cả hoa lưỡng tính và đơn tính cùng tồn tại. Lá đài 5, có màu xanh. Cánh hoa 5, có màu xanh nhạt. Nhị 5. Bầu hạ 2 ngăn. Quả mọng có hình thận, lúc chính thì màu đỏ, mỗi quả mang hai hạt hình cầu.

Về phân bố, thu hái và chế biến

Cây tam thất được trồng ở các vùng núi cao từ 1200-1500 m tại một số vùng như Phà Lùng, Bát Xát, Mường Khương (tỉnh Lào Cai), Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), Cao Bằng, một số vùng ở Trung Quốc như Quảng Tây, Vân Nam, Giang Tây, Hồ Bắc, Tứ Xuyên (Vân Nam có chất lượng tốt nhất và được trồng nhiều hơn cả),… Đó phải là những nơi sườn núi, có ít gió mạnh, cần phải làm hàng rào bảo vệ để chống sóc, chuột ăn củ và phải có dàn che nắng.

Trước khi trồng một năm, đất phải được làm rất kĩ và bón phân đầy đủ, chia thành các luống dọc cách nhau khoảng 1m. Thu hoạch hạt ở những cây từ 3-4 tuổi vào tháng 10-11, gieo luôn vào vườn ươm và phải đợi tới tháng 2-3 năm sau cây mới mọc. Đợi 12 tháng sau, vào tháng riêng hoặc tháng 2 đào lấy cây con, bỏ lá gốc mang trồng chính thức. Sau 3 năm có thể thu hoạch, cây càng lâu năm củ càng to và càng quý.

Sau khi thu hoạch, làm vệ sinh sạch sẽ, bỏ bớt rễ con, mang phơi năng cho hơi héo, rồi đem vò, lăn cho mềm, tiếp tục phơi cho hơi héo, lại đem vò, lăn cho mềm, làm liên tục như vậy từ 3-5 lần rồi mới phơi cho khô hẳn. Một số người còn cho vào túi gai lắc để rễ thành đen bóng.

Giá trị thành phẩm phụ thuộc vào trọng lượng củ, người ta chia thành 3 loại chính:

Về thành phần hóa học

Vào năm 1937-1941, tại Trung Quốc có hai tác giả là Chu Nhiệm Hoàng và Triệu Thừa Cổ đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện cây tam thất có hai chất saponin là Arasaponin A và arasaponin B. Trong đó:

Về công dụng và liều dùng

Theo sác cổ: Cây tam thất có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng, vào 2 kinh là can và vị. Có tác dụng cầm máu, hành ứ, tiêu thũng dùng chữa chảy máu cam, thổ huyết, lỵ ra máu, bị đòn tổn thương, ung thũng, đẻ xong máu hôi không sạch.

Dân gian thường dùng tam thất để cầm máu khi bị đánh tổn thương, chảy máu, sưng đau do ứ huyết. Mỗi này dùng từ 4-8g ở dạng thuốc bột hoặc sắc. Dùng ngoài để cầm máu tại chỗ. Cây tam thất là vị thuốc bổ quý khong kém gì nhân sâm, có thể dụng thay nhân sâm.

hoa tam thất

Về tác dụng của cây tam thất

Các bài thuốc từ cây tam thất

1. Điều trị đau thắt lưng: Lấy lượng bằng nhau gồm bột tam thất và bột hồng sâm trộn đều, mỗi ngày lấy ra 4g uống, chia thành 2 lần cách nhau 12 tiếng, khi uống chiêu với nước ấm. Đơn thuốc này cũng giúp bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, người bị suy nhược thần kinh hoặc mới ốm dậy.

2. Chữa bạch cầu mạn tính và bạch cầu cấp: Lấy 15-30g đương quy, 15-20g xích thược, 15-30g xuyên khung, 8-10g hồng hoa và 6g tam thất. Tất cả mang sắc uống.

3. Bị bầm tím do ứ máu (cả ứ máu trong mắt): Lấy ra 2-3g bột tam thất chiêu với nước ấm uống, ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau từ 6-8 tiếng.

4. Chữa thấp tim: Lấy 1g bột tam thất chiêu với nước ấm uống, ngày 3 lần cách nhau từ 6-8 tiếng. Liên tục trong 30 ngày.

5. Phòng và điều trị đau thắt ngực: Lấy 3-6g bột tam thất chiêu với nước ấm uống mỗi ngày 1 lần.

6. Trị thống kinh (trước kỳ kinh bị đau bụng): Lấy 5g bột tam thất chiêu với nước ấm uống mỗi ngày 1 lần.

7. Kìm hãm sự phát triển của tế bào khối u và phòng ngừa di căn: Dùng sống hoặc chín.

8. Chữa đau thắt ngực do bệnh mạch vành: Uống hoặc nấu cháo tam thất mỗi lần 20g trong vài tháng.

9. Cầm máu: Dùng bột rắc trực tiếp lên vết thương.

10. Trị băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, rong kinh, kiết lỵ ra máu, chảy máu cam: Uống mỗi ngày 20g tam thất ở dạng bột pha nước ấm.

Ngoài các tác dụng trên, người ta còn sử dụng hoa khô của cây tam thất pha trà uống để chữa chứng mất ngủ rất hiệu quả. Có thể tham khảo bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn:

Phân biệt tam thất bắc và tam thất nam

Thực tế loại tam thất bắc mới là loại tốt và quý, tuy nhiên nhiều người lầm tưởng nó với tam thất nam, nếu không tìm hiểu kĩ rất dễ nhầm lẫn. Dưới đây là một số đặc điểm nhận dạng:

Củ tam thất bắcCủ tam thất bắc Cây tam thất namCây tam thất nam Củ tam thất namCủ tam thất nam

Trên đây là toàn bộ tác dụng của cây tam thất mà caythuocdangian.com muốn truyền tải đến bạn đọc. Hy vọng bài viết bổ ích và mang lại nhiều kiến thức giá trị. Xin cảm ơn!

0