Giết người lúc mộng du có vô tội?
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi thực hiện tội ác, đa số những người mộng du vẫn không mất đi sự kiểm soát của mình. Là một cách tự vệ hợp pháp, mộng du được kể trong cuốn tiểu thuyết của Wilkie Colins còn thuyết phục hơn là trong các nghiện cứu khoa học mới nhất. Mộng du luôn luôn ...
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi thực hiện tội ác, đa số những người mộng du vẫn không mất đi sự kiểm soát của mình.
Là một cách tự vệ hợp pháp, mộng du được kể trong cuốn tiểu thuyết của Wilkie Colins còn thuyết phục hơn là trong các nghiện cứu khoa học mới nhất. Mộng du luôn luôn được người ta vận dụng trong các vụ xử án tại toà để bào chữa cho các tội ác bạo lực nhất như bóp cổ chết, cưỡng hiếp, đâm đến chết…
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, khi thực hiện tội ác, đa số những người mộng du vẫn không mất đi sự kiểm soát của mình. Ảnh minh họa.
Edi Stark và các đồng sự đã nghiên cứu sâu vào cơ chế thần kinh học của hiện tượng nửa thức nửa ngủ (parasomia), nhằm loại bỏ cơ sở pháp lý ra khỏi những kiến thức lỗi thời từ thời nữ hoàng Victoria, mà dựa vào đó, người ta làm ra các bộ luật.
Việc lấy mộng du làm lý do bào chữa cho tội ác đã cứu thoát 70 người trên thế giới khỏi tội sát nhân, bao gồm cả vụ án vừa xử Brian Thomas, cho rằng y không có tội trong việc giết người vợ của mình trong chiếc xe caravan mà hai người đã ngủ qua đêm. Thomas đúng là mắc bệnh rối loạn giấc ngủ thực, nhưng theo những quan điểm hiện đại thì việc vận dụng luật bào chữa bằng trạng thái mộng du để gỡ tội cho y là điều hết sức sai lầm.
Ở trang thái nửa thức nửa ngủ não hoạt động như thế nào người ta chưa hiểu một cách đầy đủ. Nhưng chính lúc đó, các nhà thần kinh học đã chứng minh trong thời gian thực hiện tội ác, đa số người mộng du ấy vẫn không hề mất sự kiểm soát tình cảm của mình. Các chứng lý mà các nhà khoa học đưa ra là cơ sở để đi đến kết luận phạm nhân là người mộng du thực sự hay là một tên sát nhân thực sự.