28/02/2018, 07:43

Thiết bị cao su giả tiếng chim hót

Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo thành công một thiết bị cao su đơn giản nhưng có khả năng tái tạo các tiếng hót phức tạp của loài chim. Thiết bị có thiết kế đơn giản một cách đáng kinh ngạc này (trái) có khả năng tái tạo những tiếng hót phức tạp của nhiều loài chim khác nhau. ( ...

Các nhà khoa học Mỹ vừa chế tạo thành công một thiết bị cao su đơn giản nhưng có khả năng tái tạo các tiếng hót phức tạp của loài chim.


Thiết bị có thiết kế đơn giản một cách đáng kinh ngạc này (trái)
có khả năng tái tạo những tiếng hót phức tạp của nhiều loài chim khác nhau. (Ảnh: BBC)

Nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Harvard, Mỹ cho biết, tiếng chim hót sinh ra từ việc thổi luồng không khí qua một thiết bị cao su đơn giản.

Hãng thông tấn BBC dẫn lời Aryesh Mukherjee - một thành viên nhóm nghiên cứu nói: "Thiết bị có thiết kế rất đơn sơ. Nó được làm từ hai miếng cao su đính vào nhau nhưng để chừa một khu vực nhỏ ở giữa nhằm tạo 'rãnh thanh âm'".

Ngoài nguồn cung cấp không khí, thiết bị được gắn với một động cơ giúp tái tạo hoạt động của một cơ co duỗi. "Xét về khía cạnh vật lý, rãnh thanh âm chỉ là một màng lò xo đàn hồi. Nếu bạn căng nó một cách chính xác và dò nó theo một cách cố định, nó sẽ bắt đầu rung động. Dự án của chúng tôi nhằm mục đích kiểm soát tần số của những rung động đó", ông Mukherjee giải thích thêm.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Havard hiện đã có thể tái tạo nhiều tiếng chim hót như của loài chim sẻ Bengale và đang tiến gần tới việc mô phỏng thành công những khúc hát của loài chim sẻ vằn.

Kết quả của cuộc nghiên cứu mới dường như đang chống lại ý kiến rằng chim chóc phải học các quá trình điều khiển thần kinh phức tạp để tạo ra những tiếng hót đặc trưng.

Tiếng hót của chim - một âm thanh phức hợp đầy các dạng thức phức tạp và hòa âm phong phú, đã là chủ đề của nhiều nghiên cứu. Suốt nhiều năm qua, các nhà thần kinh học đã cung cấp những cái nhìn sâu hơn về cách các chim non học hót từ chim trưởng thành - một vốn đòi hỏi một loạt các thay đổi thần kinh phức tạp nhằm giúp chúng kiểm soát giọng của mình.

Tuy nhiên, ông Mukherjee nhấn mạnh, kết quả của nghiên cứu mới cho thấy, hoàn toàn có thể tái tạo các khúc hát của loài chim mà không cần "đầu vào kiểm soát" mức độ cao và quá phức tạp.

Nhóm nghiên cứu đã lên kế hoạch chia sẻ dữ liệu thuộc dự án của họ với các nhà sinh học để xem liệu chúng có làm hé lộ mới về cách thức chim chóc sản sinh các tiếng hót phức tạp hay không.

0