Những khu vực lạnh giá nhất thế giới
Mặc dù người dân châu Âu đang phải chịu cái lạnh kỷ lục kể từ nhiều năm nay, tuy nhiên, điều đó chưa thấm tháp gì so với cái lạnh ở những vùng dưới đây. International Falls, Minnesota, Mỹ: -40 độ C Thành phố International Falls chỉ là nơi lạnh thứ 2 ở nước Mỹ. Tuy nhiên nhiệt độ ...
Mặc dù người dân châu Âu đang phải chịu cái lạnh kỷ lục kể từ nhiều năm nay, tuy nhiên, điều đó chưa thấm tháp gì so với cái lạnh ở những vùng dưới đây.
International Falls, Minnesota, Mỹ: -40 độ C
Thành phố International Falls chỉ là nơi lạnh thứ 2 ở nước Mỹ. Tuy nhiên nhiệt độ trung bình tại nơi đây lại thấp nhất trên toàn nước Mỹ vào khoảng 0-2 độ C. Vào năm 2002, thành phố này nhận được danh hiệu “chiếc tủ lạnh của nước Mỹ”. Từ đó đến nay, mỗi năm thành phố này đều tổ chức lễ hội mang tên “Ngày tủ lạnh” kéo dài trong 4 ngày.
Stanley, Idaho, Mỹ: -47 độ C
Stanley là một thị trấn nhỏ nằm cách thủ phủ bang Idaho khoảng 209 km về phía Đông. Đây là khu vực lạnh nhất trên lãnh thổ nước Mỹ. Ngoài kỷ lục nhiệt độ thấp nhất, Stanley còn đang nắm giữ kỷ lục vè số ngày lạnh giá nhiều nhất trong năm kể từ năm 1995 đến 2005.
ProspectCreek, Alaska, Mỹ: -62,1 độ C
ProspectCreek vốn là một khu dân cư nhỏ nằm cách Fairbanks khoảng 290 km về phía bắc. Ban đầu nơi đây chỉ là một khu định cư của những người khai thác mỏ. Tuy nhiên, ProspectCreek lại được cả thế giới biết đến vì nhiệt độ lạnh kỷ lục ở nơi đây. Tháng 1/1971, nhiệt độ thấp nhất tại đây xuống tới -62 độ C.
Snag, Yukon Territory, Canada: -63,9 độ C
Snag là khu vực có nhiệt độ thấp nhất ở khu vực Bắc Mỹ kể từ khi con người bắt đầu ghi chép về nhiệt độ. Thôn trang này được xây dựng trên một thung lũng hình lòng chảo gần sông White. Tên Snag bắt đầu được gọi từ năm 1898.
Nhiệt độ thấp kỷ lục tại đây xuất hiện vào năm 1947. Cư dân sinh sống ở nơi đây chủ yếu là những người thổ dân, những người buôn bán lông da thú hoặc các chuyên viên của đài khí tượng.
Yakutsk, Siberia: - 64,4 độ C
Yakutsk là thủ phủ của khu tự trị Siberia thuộc Nga, cũng là nơi lạnh nhất của vùng đất nổi tiếng băng giá Siberia. Yakutsk nằm ở bờ tây sông Lena. Cái lạnh khủng khiếp ở nơi đây đã biến con sông này thành đường giao thông tạm thời mỗi khi mùa đông đến. Năm 1822, Yakutsk chính thức trở thành một thành thị. Mặc dù cách trung tâm Matcow khá xa nhưng hiện nay, Yakutsk vẫn là trung tâm nghiên cứu văn hóa, công nghiệp và chính trị của Nga.
Verkhoyansk, Siberia: - 69,8 độ C
Verkhoyansk cũng là một khu vực thuộc Siberia. Tuy nhiên, khác với Yakutsk, nơi đây vốn chỉ là nơi tập trung của da và lông thú, chăn nuôi tuần lộc. Verkhoyansk được thành lập từ năm 1638 cho đến 1971, nơi đây trở thành nơi lưu đầy các phạm nhân chính trị. Điều thú vị chính là ngoài việc trở thành khu vực lạnh thứ 3 trên thế giới, Verkhoyansk cũng là thành phố nhỏ thứ 3 của nước Nga.
Oymyakon, Siberia: -71,2 độ C
Oymyakon là khu vực lạnh nhất trên Trái đất có người sinh sống. Mặc dù chỉ nằm cách Bắc cực khoảng 350 km và luôn trong tình trạng băng tuyết nhưng khu vực này vẫn là nơi cư trú của 21 nghìn người. Chỉ khi nào nhiệt độ ngoài trời xuống thấp hơn -52 độ C thì các trường học ở Oymyakon mới được nghỉ. Ở nơi đây, các phương tiện giao thông gần như không hoạt động được vì bị đóng băng.
Vostok, Nam Cực: -89,2 độ C
Vostok là một trạm khí tượng được Nga xây dựng trên một cao nguyên ở Nam Cực với độ cao 3500 mét so với mực nước biển. Vào ngày 21/7/1983, nhân viên tại trạm Vostok đo được nhiệt độ ngoài trời là -89,2 độ C và nơi đây trở thành nơi lạnh nhất trên thế giới từng được con người biết tới.
Mặc dù nhiệt độ thấp như vậy nhưng ở khu vực này lại rất ít có tuyết rơi. Theo lý thuyết thì Nam Cực là một khu vực khô hạn, mỗi năm lượng mưa ở nơi đây chỉ khoảng 25 cm.