Trường phái ngoại giao Hồ Chí Minh
(VNN)- Pháp, Võ Văn Sung chia sẻ những suy ngẫm về hoạt động ngoại giao của Bác Hồ từ 1945 đến 1969, cũng như của lãnh đạo cao nhất Đảng ta khi tiếp tục giương cao ngọn cờ Cách mạng Việt Nam. Tác giả bài viết là Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Pháp, Nguyên thành viên đoàn ...
(VNN)- Pháp, Võ Văn Sung chia sẻ những suy ngẫm về hoạt động ngoại giao của Bác Hồ từ 1945 đến 1969, cũng như của lãnh đạo cao nhất Đảng ta khi tiếp tục giương cao ngọn cờ Cách mạng Việt Nam.
Tác
giả bài viết là Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Pháp, Nguyên thành viên đoàn Việt
Nam trong cuộc đàm phán Lê Đức Thọ - Kissinger, Võ Văn Sung. Ông đã có
hơn 40 năm làm công tác ngoại giao, hơn 30 năm phụ trách công việc liên quan
đến Pháp, trong đó có 20 năm làm việc tại Paris. Ông, một trong số ít cán bộ ngoại
giao Việt Nam đi suốt cuộc đụng đầu lịch sử giữa nền ngoại giao non trẻ của
cách mạng Việt Nam với nền ngoại giao lão luyện Hoa kỳ, đặc biệt là góp vào
cuộc nghiên cứu và đàm phán bí mật giữa ta với Mỹ.
"Trong
lực lượng tiến bộ, nhân dân ta đều biết vai trò và công lao của
Đảng Cộng
sản Pháp suốt từ năm 1946 đến khi nước ta thống nhất.
Sự tận tụy của nhiều thế
hệ người Pháp tiến bộ đã liên tục là "đồng minh"
thuỷ chung của nhân dân ta" (Ảnh minh họa)
Những người bạn Pháp của cách mạng Việt Nam
Trong lực
lượng tiến bộ, nhân dân ta đều biết vai trò và công lao của Đảng Cộng sản
Pháp suốt từ năm 1946 đến khi nước ta thống nhất. Sự tận tụy của nhiều thế hệ
người Pháp tiến bộ đã liên tục là "đồng minh" thuỷ chung của nhân dân
ta; hàng loạt người Pháp đã lấy việc hoạt động cho Việt Nam làm lẽ sống
của mình như Henri Martin, Raymonde Dien... Họ đã trở thành những biểu tượng
cho phong trào nhân dân Pháp chống chiến tranh của thực dân Pháp ở Việt Nam.
Trong
những chính khách lớn thân cận tướng De Gaulle có các vị như Edmond Michelet,
René Capitant, từ 1946 đã tích cực hoạt động chống lại chính sách thực dân cực
đoan để thiết lập giữa Pháp và Việt Nam một quan hệ mới trên cơ sở Việt Nam độc
lập.
Những vị này gắn bó với Hồ Chí Minh và được coi là những người bạn chung thuỷ của Việt Nam. Họ đã góp phần cùng với nhiều người khác thành lập hội Pháp - Việt từ tháng 7/1946, tiền thân của hội hữu nghị Pháp - Việt ngày nay. Trong số những người gô lít, tôi muốn nói về ông Raymond Aubrac nguyên là uỷ viên Hội đồng kháng chiến toàn quốc của Pháp tại London.
Từ năm
1944, ông đã có những hoạt động giúp đỡ cựu công chiến binh Việt Nam ở Mácxây.
Sau khi gặp Hồ Chủ Tịch ở Paris tháng 7/1946, ông đã trở thành người bạn thân
của Bác Hồ và Bác đã nhận làm cha đỡ đầu cho con gái của ông tên là Babette
sinh năm 1946.
Từ năm
1965 ông Aubrac đã làm nhiệm vụ liên hệ bí mật giữa ta và Mỹ, từ đó ông đã có
rất nhiều hoạt động giúp ta.
Do tính chất của công việc ông đảm nhiệm giúp ta, nên mãi đến năm 2007 chính phủ ta mới chính thức mời ông và con gái sang thăm Việt Nam; nhân dịp này các cơ quan truyền thông đã có dịp giới thiệu ông với nhân dân Việt nam.
Tổng thống De Gaulle là một người bạn lớn của Việt Nam
Trước kia
dư luận Việt Nam tưởng rằng Tổng thống De Gaulle năm 1945 đã đưa đội quân viễn
chinh Pháp sang xâm lược Việt Nam. Sự thật không phải như vậy.
Khi chiến
tranh thế giới thứ hai chấm dứt và nước ta tuyên bố độc lập thì bọn thực dân
Pháp ở Đông Dương đã báo cáo láo về Pháp rằng: Lực lượng của Hồ Chí Minh là tàn
quân của phát xít Nhật, do đó chính phủ Pháp lúc đó do tướng De Gaulle làm Chủ
tịch đã ra quyết định đưa quân Pháp sang tiêu diệt tàn quân phát xít Nhật.
Quyết
định này được tất cả các chính đảng đồng ý, trong đó có Phó Chủ tịch Chính phủ
lúc đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp, Maurice Thorez cùng ký vào quyết
định.
Sau này,
giữa năm 1946, khi Hồ Chủ Tịch sang thăm chính thức nước Pháp, các nhà lãnh đạo
Đảng Cộng sản Pháp mới nhận ra Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc, một sáng
lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, và bọn thực dân cực đoan Pháp đã đánh lừa
Chính phủ Pháp lúc bấy giờ.
Thời gian
Hồ Chủ Tịch thăm chính thức nước Pháp, tướng De Gaulle đã không còn đảm nhiệm
nhiệm vụ lãnh đạo nước Pháp, do đó những người theo chủ nghĩa De Gaulle đều lấy
làm tiếc rằng, nếu khi Hồ Chủ Tịch ở Paris mà tướng De Gaulle còn cầm quyền thì
có nhiều khả năng hai vị có thể tìm ra giải pháp tránh được cuộc chiến tranh
giữa Việt Nam và Pháp.
Theo tôi
điều này là có cơ sở, vì từ năm 1958 sau khi trở lại cầm quyền và giải quyết
xong việc trao trả độc lập cho Algérie, Tổng thống De Gaulle đã liên tục có
những chủ trương cải thiện quan hệ với Việt Nam dân chủ cộng hòa, đồng thời
liên tục đưa ra các tuyên bố chống lại chính sách của Mỹ ở Việt Nam.
Điều nổi bật là ngày 1/9/1966 Tổng thống De Gaulle đã sang Phnôm Pênh và đọc bài diễn văn nổi tiếng chống chính sách chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, đề ra giải pháp cho vấn đề Việt Nam rất phù hợp với lập trường của ta và đặc biệt hơn nữa là trong dịp này Tổng thống De Gaulle đã tiếp xúc bí mật với đại diện của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền nam Việt Nam.
Ngày
21/1/1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư cho 66 vị đứng đầu trên thế giới kêu
gọi ủng hộ Việt Nam kháng chiến giành độc lập; trong số 8 nước phương tây trả
lời thư của Hồ Chủ Tịch chỉ có thư của Tổng thống Pháp và Thủ tướng Thụy Điển
là có đề cập "vấn đề độc lập của Việt Nam".
Riêng Tổng thống De Gaulle trong thư đã ba lần nhắc đến vấn đề độc lập của Việt Nam và ông nhấn mạnh: "Chúng tôi gạt bỏ bất kỳ giải pháp quân sự nào và không tán thành người ta lấy cớ giành thắng lợi cho giải pháp đó để kéo dài hoặc mở rộng chiến sự.... Nhân dân Miền Nam Việt Nam phải thành lập được một chính phủ có tính chất đại diện không có sự can thiệp của bên ngoài, mà điều đó dù sao cũng không thể thực hiện được chừng nào chiến tranh còn tiếp diễn". (Toàn văn thư của Tổng thống De Gaulle gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được đăng trên báo Nhân Dân ngày 19/2/1966).
Về mặt quan hệ ngoại giao, tổng thống De Gaulle đã quyết định nâng phái đoàn thương mại của ta tại Pháp thành cơ quan Tổng đại diện, ngang với cơ quan Tổng đại diện Pháp ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 7/1966.
Năm 1968,
chính phủ ta đã đề nghị chọn Paris làm địa điểm
đàm phán giữa ta và Mỹ một phần quan trọng là do đường lối chính sách của tổng
thống De Gaulle đối với vấn đề Việt Nam.
Đường lối chính sách này đã làm cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu "điên đầu" và họ đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Pháp. Do đó đại sứ quán của Thiệu tại Paris đã bị hạ xuống chỉ còn là Tổng lãnh sự quán, thấp hơn vị trí cơ quan Tổng đại diện của ta.
Sự kiện
trên đây một phần xác định rằng Tổng thống De Gaulle là một người bạn lớn của
Việt Nam chứ không phải là
người đã đưa quân xâm lược Việt Nam
như dư luận có lúc đã hiểu lầm.
"Chúng
ta chiến đấu chống phát xít, chống thực dân,
chống đế quốc nhưng chúng ta không
coi nhân dân Nhật,
nhân dân Pháp, nhân dân Mỹ là kẻ thù, chúng ta luôn ra sức vận động
nhân dân ba nước ủng hộ chúng ta" (Ảnh minh họa)
Ấn tượng sâu sắc về Bác Hồ
Trong hàng ngũ các lực lượng trung gian, số người trước kia chưa hiểu ta dần dần đã chuyển sang có cảm tình với ta và ủng hộ ta. Trong số này, tôi biết rất nhiều người nhưng tôi chỉ kể một trường hợp khá độc đáo, đó là ông Francisque Guay Phó chủ tịch Đảng MRP (một đảng Thiên chúa giáo) và là Phó thủ tướng của nước Pháp.
Sau khi
gặp Hồ Chủ Tịch năm 1946, ông này đã có ấn tượng sâu sắc về Bác Hồ và nhiều
người ở Pháp biết rằng ông F. Guay trong nhà chỉ treo mỗi một bức ảnh đó là ảnh
của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ông đã từng nói: Ông không thích Cộng sản nhưng ông ủng hộ người Cộng sản Hồ Chí Minh vì ông cho rằng chỉ có Hồ Chí Minh mới cứu được nước Việt Nam.
Khi ông mất, con trai của ông là luật sư Camille Guay đã xin gặp tôi cùng với vợ con và nói: trước lúc lâm chung, cha tôi dặn tôi gặp đại sứ Việt Nam để nói rằng những ý nghĩ cuối cùng của cha tôi là dành cho Hồ Chí Minh, cha tôi dặn chúng tôi tiếp tục quan hệ với Việt Nam và giúp đỡ Việt Nam như cha tôi đã quan hệ với Hồ Chí Minh.
Trong
hàng ngũ những người trước đây chống đối ta có rất nhiều người sau này đã trở
thành bạn của ta. Tôi chỉ kể về hai người tiêu biểu.
Một là
ông Emile Bolaert, cao uỷ Pháp tại Đông dương năm 1947-1948. Khi gặp tôi ở Paris, ông đã tâm sự rằng lúc được cử sang Đông Dương, ông
rất khổ tâm vì ông đề nghị trong diễn văn nhậm chức được nói vấn đề độc lập của
Việt Nam
nhưng bọn thực dân Pháp đã chống lại rất quyết liệt nên ông đã sớm xin thôi
việc. Ông cũng nói sẵn sàng làm mọi việc mà Việt Nam cần ông tham gia.
Hai là tướng Bigeard, nguyên là đại tá pháo binh tại Điện Biên Phủ, khi được cử làm thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, đã phát biểu trên đài phát thanh rằng ông rất khâm phục Quân đội nhân dân Việt Nam và "sẽ góp phần xây dựng Quân đội Pháp theo kiểu Quân đội nhân dân Việt Nam của Tướng Giáp".
Cũng do
cuộc đấu tranh nội bộ của Pháp mà lực lượng tán thành chiến tranh xâm lược của
thực dân Pháp ở Việt Nam
ngày càng ít đi và nhân dân Pháp gọi cuộc chiến tranh của thực dân Pháp ở Việt Nam là
"Cuộc chiến tranh bẩn thỉu".
Theo số liệu của Trung tâm thông tin và tư liệu về Việt Nam hiện có trụ sở tại Paris, thì cuộc điều tra dư luận từ năm 1947 đến tháng 2 năm 1954 cho thấy: tháng 7/1947 số người tán thành chiến tranh xâm lược Việt Nam là 37%; tháng 10 năm 1950 còn 27%; tháng 5/1953 còn 21% và tháng 2/1954 chỉ còn 8%.
Như vậy,
có nghĩa là ngay từ đầu cuộc chiến tranh của thực dân Pháp xâm lược Việt Nam đã có 63%
người Pháp phản đối hoặc không ủng hộ và trước chiến dịch Điện Biên Phủ con số
này lên đến 92%.
Chống phát xít nhưng không coi nhân dân các nước là kẻ thù
Đó là nét
độc đáo thứ nhất của chính sách ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bác
Hồ luôn dạy nhân dân ta rằng: Chúng ta chiến đấu chống phát xít, chống thực
dân, chống đế quốc nhưng chúng ta không coi nhân dân Nhật, nhân dân Pháp, nhân
dân Mỹ là kẻ thù, chúng ta luôn ra sức vận động nhân dân ba nước ủng hộ chúng
ta.
Suốt trong cuộc chiến đấu lâu dài, Bác Hồ luôn nêu cao ngọn cờ Hòa bình và Hữu nghị, luôn làm rõ những cố gắng Hòa bình của ta và luôn tìm cách phát triển Hữu nghị với nhân dân các nước đối địch.
Nét độc
đáo thứ hai của chính sách ngoại giao Hồ Chí Minh, là gắn Việt Nam với những
giá trị tiến bộ phổ biến của loài người; Tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945 của
nước ta là một ví dụ đặc biệt.
Mở đầu Bản tuyên ngôn độc lập của ta, Bác Hồ đã nhắc đến Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ mà hai ý lớn là: độc lập của đất nước và hạnh phúc của con người; tiếp đến là Bác nhắc đến Tuyên ngôn nhân quyền của nước Pháp với tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái, từ đó dẫn đến ý tưởng: Dân tộc Việt Nam đấu tranh cũng là vì những giá trị tiến bộ và phổ biến đó của loài người, tức là độc lập, tự do và hạnh phúc.
Nét độc
đáo thứ ba của chính sách ngoại giao Hồ Chí Minh, là lúc nào cũng đề cao tinh
thần bốn biển đều là anh em, do đó Việt Nam tìm cách để làm bạn với tất cả
các nước.
Nét độc
đáo thứ tư của chính sách ngoại giao Hồ Chí Minh, đó là phương pháp ngoại giao
"Dĩ bất biến, ứng vạn biến". Đây là phương pháp ngoại giao độc đáo
của Hồ Chí Minh đã được vận dụng từ năm 1946, trong chuyến Bác Hồ đi thăm Pháp
và đặc biệt là được vận dụng trong quá trình đàm phán bí mật giữa ta với Mỹ.
Trong một cuộc họp báo tại Pháp năm 1946, có người hỏi: "Thưa Hồ Chủ Tịch ngài có phải là Cộng sản không"? Bác đã trả lời đại ý: "Suốt đời tôi chỉ có một tham vọng, một tham vọng tột bực đó là nước tôi được hoàn toàn độc lập, dân tôi được hoàn toàn tự do, đồng bào tôi ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Nếu bảo như thế không phải là Cộng sản thì tôi không phải là Cộng sản. Nếu bảo như thế là Cộng sản thì tôi là Cộng sản."
Suy ngẫm của người làm ngoại giao
Nhìn trên
thế giới và lịch sử ngoại giao hơn 60 năm qua, tôi thấy nước ta có nét rất độc
đáo, đó là dân tộc ta rất gan góc chống lại các thế lực ngoại bang vào loại lớn
mạnh hơn ta nhiều lần, nhưng do chính sách ngoại giao của "Trường phái Hồ
Chí Minh", chúng ta đã tranh thủ được sự đồng tình chẳng những của một bộ
phận quan trọng nhân dân thế giới, mà cả một bộ phận ngày càng to lớn nhân dân
tại các nước đối địch với ta.
Ngày nay, nước ta đã có quan hệ tốt với cả ba nước là Nhật, Pháp, Mỹ và cả ba nước chẳng những đã trở thành đối tác hàng đầu của nước ta, mà có thể nói rằng đó là những nước bạn của ta, vì cả ba đều đang giúp ta chiến thắng kẻ thù hiện nay của ta đó là nghèo nàn và lạc hậu. Riêng về kinh tế, cả ba nước hiện nay đã hoặc đang trở thành những đối tác chiến lược của ta.
Từ thực
tế trên, tôi nghĩ rằng chiến tranh, xung đột, đối đầu là phạm trù nhất thời,
còn chung sống, hữu nghị và hợp tác, phát triển là phạm trù lâu dài, vì xét cho
cùng đó là nền tảng của hạnh phúc con người và là nguyện vọng sâu xa của tất cả
các dân tộc trên thế giới. Tôi cũng có suy nghĩ rằng, lịch sử là lịch sử, không
ai có thể xoá đi hoặc thay đổi lịch sử.
Ta không
thể và cũng không nên quên quá khứ, nhưng phải biết gác lại quá khứ. Quá khứ và
lịch sử cuộc chiến tranh lâu dài đã để lại cho chúng ta nhiều hệ quả, bao gồm
hệ quả tiêu cực và hệ quả tích cực. Hệ quả tiêu cực là những vết thương chiến
tranh, những tàn phá và mất mát mà chúng ta còn phải khắc phục.
Nhưng bên
cạnh những hệ quả tiêu cực, ta cũng cần thấy những hệ quả tích cực. Hệ quả tích
cực đó là từ cuộc chiến tranh với cả ba nước, hiện nay, chúng ta có ở mỗi nước
hàng loạt bạn bè, các bạn lâu đời, các bạn đến sau và cả những người bạn nguyên
là "thù" của ta. Đó là một cái vốn vô giá mà "Trường phái
ngoại giao Hồ Chí Minh" đã đem lại cho dân tộc chúng ta.
Những người bạn này ngày càng đến với ta nhiều hơn và ngày càng hết lòng với ta hơn, càng hiểu ta hơn. Nếu ta biết gác lại những điều tiêu cực của quá khứ và có một thái độ rộng mở, hiểu biết để xoá bỏ các mặc cảm từ hai bên, đặc biệt là với những người trong quá khứ đã có việc làm không phải đối với ta.
Điều suy
ngẫm cuối cùng của tôi qua việc thử nghiên cứu "Trường phái ngoại giao
Hồ Chí Minh" và qua kinh nghiệm 40 năm làm ngoại giao của bản thân,
tôi thấy lịch sử ngoại giao thế giới có những trường phái lấy thủ đoạn, mưu mô,
đe doạ làm công cụ, đó là những trường phái ngoại giao phục vụ cho những ý đồ đen
tối.
Nước Việt
Nam
ta là nước nhỏ và còn nghèo; ta không có tham vọng gì quá đáng, chỉ nhằm giành
độc lập hoàn toàn cho đất nước, mưu cầu tự do và hạnh phúc cho nhân dân. Do đó,
ta biết lấy lẽ phải, sự hợp tình, hợp lý, lấy sự hiểu biết lẫn nhau, biết mình,
biết người, lấy sự đúng mực phải chăng làm cách xử sự. Trong mối quan hệ quốc
tế, ta đã thể hiện một hình ảnh khiêm tốn, trong sáng, một tác phong chân thật
vì ta có chính nghĩa, ta không có tham vọng thống trị ai cho nên ta không sợ sự
thật.
Tôi nghĩ rằng với "" chúng ta sẽ càng thành công trong quá trình hội nhập với thế giới.
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2008
- Võ Văn Sung (Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Pháp, Nguyên thành viên đoàn Việt Nam trong cuộc đàm phán Lê Đức Thọ - Kíssinger)