13/01/2018, 11:52

Giải Toán lớp 7 Bài 7: Đa thức một biến

Giải Toán lớp 7 Bài 7: Đa thức một biến Bài 39 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2) : Cho đa thức: P(x) = 2 + 5x 2 – 3x 3 + 4x 2 – 2x – x3 + 6x 5 a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến. b) Viết các hệ số khác 0 của đa thức P(x). Lời ...

Giải Toán lớp 7 Bài 7: Đa thức một biến


Bài 39 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2): Cho đa thức: P(x) = 2 + 5x2 – 3x3 + 4x2 – 2x – x3 + 6x5

a) Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của P(x) theo lũy thừa giảm của biến.

b) Viết các hệ số khác 0 của đa thức P(x).

Lời giải

a) Thu gọn P(x) = 2 + 9x2 – 4x3 – 2x + 6x5

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần của biến:

P(x) = 6x5 – 4x3 + 9x2 – 2x + 2

b) Hệ số lũy thừa bậc 5 là 6

Hệ số lũy thừa bậc 3 là – 4

Hệ số lũy thừa bậc 2 là 9

Hệ số lũy thừa bậc 1 là – 2

Hệ số lũy thừa bậc 0 là 2

Bài 40 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2): Cho đa thức Q(x) = x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 + 3x2 – 4x – 1

a) Sắp xếp các hạng tử của Q(x) theo lũy thừa giảm của biến.

b) Chỉ ra các hệ số khác 0 của Q(x).

Lời giải

a) Thu gọn Q(x) = 4x2 + 2x4 + 4x3 – 5x6 – 4x – 1

Sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến:

Q(x) = – 5x6 + 2x4 + 4x3 + 4x2 – 4x – 1

b) Hệ số lũy thừa bậc 6 là – 5

Hệ số lũy thừa bậc 4 là 2

Hệ số lũy thừa bậc 3 là 4

Hệ số lũy thừa bậc 2 là 4

Hệ số lũy thừa bậc 1 là –4

Hệ số lũy thừa bậc 0 là –1

Bài 41 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2): Viết một đa thức một biến có hai hạng tử mà hệ số cao nhất là 5, hệ số tự do là -1.

Lời giải

Có vô số đa thức thỏa mãn điều kiện trên, đó là:

Đa thức bậc nhất: 5x – 1

Đa thức bậc hai: 5x2 – 1

Đa thức bậc ba: 5x3 – 1

Đa thức bậc bốn: 5x4 – 1

………………………

Tổng quát: Đa thức bậc n (n là số tự nhiên): 5xn – 1

Bài 42 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2): Tính giá trị của đa thức P(x) = x2 – 6x + 9 tại x = 3 và tại x = -3.

Lời giải

– Thay x = 3 vào biểu thức P(x) ta được:

P(3) = 32 – 6.3 + 9 = 9.18 + 9 = 0

– Thay x = – 3 vào biểu thức P(x) ta được:

P(– 3) = (– 3)2 – 6.(–3) + 9 = 9 + 18 + 9 = 36

Bài 43 (trang 43 SGK Toán 7 tập 2): Trong các số cho ở bên phải mỗi đa thức, số nào là bậc của đa thức đó?

Lời giải

a) Số 5 là bậc của đa thức.

b) Số 1 là bậc của đa thức.

c) Rút gọn: 3x5 + x3 – 3x5 + 1 = x3 + 1

=> Số 3 là bậc của đa thức.

d) Số 0 là bậc của đa thức (vì –1 = – x0 với x ≠ 0)

Bài viết liên quan

  • Giải Toán lớp 7 Bài 8: Cộng, trừ đa thức một biến
  • Giải Toán lớp 6 bài 18: Bội chung nhỏ nhất
  • Giải toán lớp 10 Ôn tập cuối năm Đại số
  • Giải Toán lớp 8 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
  • Giải Toán lớp 7 Bài 4: Đơn thức đồng dạng
  • Giải Toán lớp 9 Bài 7: Biến đổi đơn giản biểu thức chứa căn thức bậc hai (tiếp theo)
  • Giải Toán lớp 8 Bài 9: Phân tích đa thức thành nhân tử bằng cách phối hợp nhiều phương pháp
  • Giải Toán lớp 11 Bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
0