Giải thích về câu thơ trong tác phẩm Nhật ký trong tù của HCM
Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn nhưng trong tập Nhật ký trong tù, Người lại viết: ''Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do''. Em hãy giải thích hiện tượng trên? Bài làm Hồ Chí Minh ...
Hồ Chí Minh là một nhà thơ lớn nhưng trong tập Nhật ký trong tù, Người lại viết: ''Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do''. Em hãy giải thích hiện tượng trên?
Bài làm
Hồ Chí Minh (1890-1969) là một bậc vĩ nhân, chỉ xét riêng về sự nghiệp sáng tác văn chương, Người xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ấy mà trong tập Nhật ký trong tù, Người lại viết:
"Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi dây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do".
Hiện tượng trên mâu thuẫn hay hợp lý?
Thời niên thiếu, Bác Hồ*rất tâm đắc câu thơ cổ:
"Lập thân tối hạ thị văn chương"
(Lập thăn bằng văn chương là thấp kém nhất)
Như vậy, Bác không có ý định trở thành nhà văn, nhà tho' hay chọn sự nghiệp sáng tác văn chương để làm đường tiến thân. Tháng 1-1946, nhân dịp nói chuyện với một số nhà báo, Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng mình: "Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cam ăn, áo mặc, ai củng được học hành". Cho nên Bác bảo: "Ngâm thơ ta vốn không ham" cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã đẩy Bác đến với thi ca, truyện, kí, thậm chí có cả lĩnh vực sáng tác kịch nữa! Năm 1911, Bác bước vào độ tuổi 21 - độ tuổi thanh niên tràn đầy nhựa sống. Đau lòng trước cảnh đất nước Việt Nam sống kiếp nô lệ, phụ thuộc dưới bàn tay đầy uy quyền của bọn thực dân Pháp, Bác quyết định tạm biệt đất nước Việt Nam thân yêu ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng với hai bàn tay trắng. Bác làm đủ thứ nghề để sinh sống, kể cả rửa chén bát. Trong thời gian hoạt động cách mạng tại Anh, Pháp, Liên Xô (cũ),.... Bác nhận ra rằng văn chương cũng là một loại vũ khí sắc bén để đấu tranh chông lại kẻ thù. Dù không cố ý nhưng Hồ Chí Minh lại tro' thành người nghệ sĩ thiên tài. Trên báo chí bắt đầu xuất hiện thơ văn yêu nước của Bác.
Từ ngày 29-08-1942 đến 10-09-1943, Người bị bọn Tưởng Giới Thạch vô có' bắt giam ỏ' nhà tù Quốc dân Đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc. Trong những ngày bị đày đoạ, giam hãm, Người viết tập Nhật ký trong tù với 133 bài. Trong đó có nhiều bài bất tử với thời gian. Nhiều nhà nghiên cứu văn học bậc thầy cho rằng, nếu mang những tuyệt tác ấy của Người đặt lẫn vào thơ Đường, thơ Tống thì độc giả
khó nhận biết đâu là tho' Hồ Chí Minh, đâu là thơ Đường, thơ Tống. Sống giữa bốn bức tường giam chật hẹp tối tăm, hôi hám, Người không có việc gì đế làm. Sẵn có năng khiếu văn chương từ thuở bé, Người làm thơ để:
"Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do".
Có thể’ nói, những bài thơ sáng tác trong ngục tù như những "phép thắng lợi tinh thần" của Người dành cho chính Người.
Mặt khác, tại thời điềm ấy, tình hình cách mạng trong nước đang thôi thúc trái tim yêu nước của Người. Đất nước Việt Nam rất cần Người cũng như vai trò lãnh đạo cách mạng của Người. Người "vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do" mà xót xa, tê tái cõi lòng:
"Xót mình giam hãm trong tù ngục Chưa dược xông pha giữa trận tiền".
Lúc nào Người cũng khát khao thoát khỏi tội tù vô lý:
"Trời xanh cố ý hãm anh hùng,
Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng.
Tấc bóng nghìn vàng, đau xót thực,
Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung'?".
Chính vì những ngày ở tù, Người làm thơ, nên tinh thần Người lúc nào cũng vẫn ung dung, lạc quan và tâm hồn của Người luôn giữ được nét tinh khiết như đoá hoa sen trong sạch giữa bùn nhơ.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn là một con người say mê cảnh đẹp thiên nhiên nên có những khi thi hứng quá cao độ, Người dễ dàng xuất khẩu thành thơ. Bài Ngắm trăng, Giải đi sớm trong tập Nhật ký trong tù hay bài Tin thắng trận sáng tác ở Việt Bắc 1948 là những điển hình cho nguồn thi hứng ấy.
Tóm lại, Hồ Chí Minh nói: "ngâm thơ ta vốn không ham" nhưng Người lại trở thành một nhà thơ lớn là điều tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại rất hợp lý. Tính mâu thuẫn thế hiện ở chỗ Bác không muốn theo nghiệp văn. Tính hợp lý ở chỗ Bác là người có năng khiếu văn chương, có cái tâm trong sáng, yêu cái đẹp, yêu nước, thương dân. Do đó, Người sáng tác thi ca là đế cứu nước, cứu dân thoát khỏi bàn tay độc ác của bọn cướp nước và bán nước.
Hồ Chí Minh (1890-1969) là một bậc vĩ nhân, chỉ xét riêng về sự nghiệp sáng tác văn chương, Người xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Ấy mà trong tập Nhật ký trong tù, Người lại viết:
10A
"Ngâm thơ ta vốn không ham Nhưng vì trong ngục biết làm chi dây Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do".
Hiện tượng trên mâu thuẫn hay hợp lý?
Thời niên thiếu, Bác Hồ*rất tâm đắc câu thơ cổ:
"Lập thân tối hạ thị văn chương"
(Lập thăn bằng văn chương là thấp kém nhất)
Như vậy, Bác không có ý định trở thành nhà văn, nhà tho' hay chọn sự nghiệp sáng tác văn chương để làm đường tiến thân. Tháng 1-1946, nhân dịp nói chuyện với một số nhà báo, Hồ Chí Minh đã bày tỏ lòng mình: "Cả đời tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cam ăn, áo mặc, ai củng được học hành". Cho nên Bác bảo: "Ngâm thơ ta vốn không ham" cũng là điều dễ hiểu.
Thế nhưng, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác đã đẩy Bác đến với thi ca, truyện, kí, thậm chí có cả lĩnh vực sáng tác kịch nữa! Năm 1911, Bác bước vào độ tuổi 21 - độ tuổi thanh niên tràn đầy nhựa sống. Đau lòng trước cảnh đất nước Việt Nam sống kiếp nô lệ, phụ thuộc dưới bàn tay đầy uy quyền của bọn thực dân Pháp, Bác quyết định tạm biệt đất nước Việt Nam thân yêu ra đi tìm đường cứu nước tại bến Nhà Rồng với hai bàn tay trắng. Bác làm đủ thứ nghề để sinh sống, kể cả rửa chén bát. Trong thời gian hoạt động cách mạng tại Anh, Pháp, Liên Xô (cũ),.... Bác nhận ra rằng văn chương cũng là một loại vũ khí sắc bén để đấu tranh chông lại kẻ thù. Dù không cố ý nhưng Hồ Chí Minh lại tro' thành người nghệ sĩ thiên tài. Trên báo chí bắt đầu xuất hiện thơ văn yêu nước của Bác.
Từ ngày 29-08-1942 đến 10-09-1943, Người bị bọn Tưởng Giới Thạch vô có' bắt giam ỏ' nhà tù Quốc dân Đảng tại Quảng Tây, Trung Quốc. Trong những ngày bị đày đoạ, giam hãm, Người viết tập Nhật ký trong tù với 133 bài. Trong đó có nhiều bài bất tử với thời gian. Nhiều nhà nghiên cứu văn học bậc thầy cho rằng, nếu mang những tuyệt tác ấy của Người đặt lẫn vào thơ Đường, thơ Tống thì độc giả
khó nhận biết đâu là tho' Hồ Chí Minh, đâu là thơ Đường, thơ Tống. Sống giữa bốn bức tường giam chật hẹp tối tăm, hôi hám, Người không có việc gì đế làm. Sẵn có năng khiếu văn chương từ thuở bé, Người làm thơ để:
"Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do".
Có thể’ nói, những bài thơ sáng tác trong ngục tù như những "phép thắng lợi tinh thần" của Người dành cho chính Người.
Mặt khác, tại thời điềm ấy, tình hình cách mạng trong nước đang thôi thúc trái tim yêu nước của Người. Đất nước Việt Nam rất cần Người cũng như vai trò lãnh đạo cách mạng của Người. Người "vừa ngâm, vừa đợi đến ngày tự do" mà xót xa, tê tái cõi lòng:
"Xót mình giam hãm trong tù ngục Chưa dược xông pha giữa trận tiền".
Lúc nào Người cũng khát khao thoát khỏi tội tù vô lý:
"Trời xanh cố ý hãm anh hùng,
Cùm xích tiêu ma tám tháng ròng.
Tấc bóng nghìn vàng, đau xót thực,
Bao giờ thoát khỏi chốn lao lung'?".
Chính vì những ngày ở tù, Người làm thơ, nên tinh thần Người lúc nào cũng vẫn ung dung, lạc quan và tâm hồn của Người luôn giữ được nét tinh khiết như đoá hoa sen trong sạch giữa bùn nhơ.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn là một con người say mê cảnh đẹp thiên nhiên nên có những khi thi hứng quá cao độ, Người dễ dàng xuất khẩu thành thơ. Bài Ngắm trăng, Giải đi sớm trong tập Nhật ký trong tù hay bài Tin thắng trận sáng tác ở Việt Bắc 1948 là những điển hình cho nguồn thi hứng ấy.
Tóm lại, Hồ Chí Minh nói: "ngâm thơ ta vốn không ham" nhưng Người lại trở thành một nhà thơ lớn là điều tưởng chừng như mâu thuẫn nhưng lại rất hợp lý. Tính mâu thuẫn thế hiện ở chỗ Bác không muốn theo nghiệp văn. Tính hợp lý ở chỗ Bác là người có năng khiếu văn chương, có cái tâm trong sáng, yêu cái đẹp, yêu nước, thương dân. Do đó, Người sáng tác thi ca là đế cứu nước, cứu dân thoát khỏi bàn tay độc ác của bọn cướp nước và bán nước.