Giải thích và chứng minh “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” – Văn hay lớp 8
Giải thích và chứng minh “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” – Văn hay lớp 8 Giải thích và chứng minh "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện ...
Giải thích và chứng minh “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” – Văn hay lớp 8
Giải thích và chứng minh "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Bình Định
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ”, câu tục ngữ ấy đã thể hiện quan niệm đúng đắn của người dân lao động về mối quan hệ giữa lao động và hưởng thụ thành quả lao động. Nó cũng khuyên người ta phải chăm chỉ lao động hơn và phê phán thói lười biếng lại thích hưởng thụ.
“Tay làm”, “tay quai” nghĩa là thế nào? Xét theo nghĩa đen, “tay” là bộ phận cơ thể rất quan trọng giúp con người làm việc. Hình ảnh “tay” ở đây tượng trưng cho con người. “Tay làm” là chỉ con người làm việc chăm chỉ. “Tay quai” có nghĩa đen là chỉ hình ảnh người tay chống nạnh như hình cái quai lọ, quai chén; có nghĩa bóng là chỉ hình ảnh người lười biếng, không chịu làm việc.
Thế còn “hàm nhai” và “miệng trễ”? “Hàm” và “miệng” là bộ phận cơ thể giúp con người ăn uống. Nghĩa đen của “hàm nhai” là chỉ động tác ăn, nghĩa bóng của nó lại chỉ sự hưởng thụ, cuộc sống có hưởng thụ. “Miệng trễ”, nghĩa đen chỉ miệng xệ xuống, trễ xuống, hở ra, không có gì cho vào mồm mà ăn; nghĩa bóng chỉ cuộc sống không có gì để hưởng thụ. Như vậy, ý nghĩa của câu tục ngữ là lời khuyên răn đối với con người: muốn có cái ăn thì phải lao động chứ không thể trông chờ vào người khác. Kẻ lười lao động tất sẽ có cuộc sống thiếu thốn, khổ sở. Đây cũng chính là một quan niệm đúng đắn về nguyên tắc công bằng và hợp lý trong việc phân phối của cải vật chất trong xã hội: có làm thì có hưởng, không làm không hưởng, làm ít hưởng ít, làm nhiều hưởng nhiều.
Câu tục ngữ đã thể hiện khát vọng từ ngàn đời nay của người dân lao động về một xã hội công bằng. Trong xã hội ấy phải có sự công bằng trước hết về phân phối thành quả lao động: có làm có hưởng, không làm không hưởng. Tất nhiên ta không áp dụng nguyên tắc này đối với các đối tượng được ưu tiên trợ cấp xã hội như các cụ già, các em nhỏ, người tàn tật… Trong xã hội xưa, xã hội người bóc lột người, có ông chủ và kẻ làm thuê, có kẻ giàu và người nghèo thì vẫn thường xảy ra tình trạng “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”, có kẻ “ngồi mát ăn bát vàng” lại có người làm việc vất vả vẫn chẳng đủ miếng ăn. Đó là một xã hội bất công, người làm việc nhiều, vất vả thì không được hưởng thụ hay hưởng thụ ít, kẻ làm ít hoặc ngồi không được hưởng thụ nhiều. Ở xã hội ta hiện nay, xét về bản chất là một xã hội công bằng vì nó tuân theo nguyên tắc phân phối bình đẳng: làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Nhưng vẫn còn những cảnh ngang trái: có nhiều kẻ không làm mà vẫn hưởng. Đó là bọn ăn bám, bọn lợi dụng chức quyền để đục khoét, tham ô tài sản của Nhà nước và nhân dân. Bọn chúng đi ngược lại sự công bằng xã hội, cần phải nghiêm trị trước pháp luật.
“Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” là một quan niệm hết sức tiến bộ, mang tính lý tưởng về quan hệ giữa lao động và hưởng thụ trong một xã hội công bằng. Hiện nay Đảng và Nhà nước cùng nhân dân ta đang kiên trì phấn đấu cho một xã hội tốt đẹp thì nguyên tắc: có làm có hưởng, không làm không hưởng, chính là một động lực to lớn để khuyến khích sản xuất tăng năng suất lao động; đồng thời để giáo dục, cảnh tỉnh những kẻ ăn bám, những kẻ đục khoét, tham ô… biết được giá trị của lao động mà quay trở về con đường làm ăn lương thiện.
Câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc hưởng thụ đúng đắn. Nó là kinh nghiệm sống, là bài học, là lời khuyên bổ ích cho mọi người. Câu nói ấy đã thể hiện rõ quan điểm thái độ của chúng ta trong cống hiến và hưởng thụ. Hiện nay nó đang trở thành động lực và phát huy tác dụng trong xã hội của chúng ta, xã hội phấn đấu vì một nền công bằng, dân chủ và văn minh.
Giải thích và chứng minh "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" – Bài làm số 2
Lao động là vốn quý nhất của con người. Nhờ có lao động mà con người ngày càng có cuộc sống sung túc, ấm no. Nhằm nói lên thái độ đối với lao động, ông cha ta có câu:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Bằng lối nói ẩn dụ, người xưa dùng hai từ "bàn tay" để nói đến con người. "Tay làm hàm nhai" chỉ những người chăm chỉ làm việc, lao động thì sẽ có cái để ăn, được ấm no, đầy đủ. "Tay quai" là tay không làm việc, chỉ những người biếng nhác. "Tay quai miệng trễ tức những người lười biếng, không chịu làm việc thì sẽ chẳng có cái để ăn, sẽ đói khát, thiếu thốn.
Qua lối nói rất giàu hình ảnh, ông cha muốn nhắc nhở chúng ta rằng: muốn có cuộc sống ấm no, đầy đủ thì phải chăm làm việc, lao động, không quản ngày đêm, khó nhọc. Bằng không, nếu lười biếng, không chịu lao động sẽ khổ suốt đời, sẽ đói rách, túng thiếu. Câu tục ngữ trên là một chân lí cuộc sống. Ai muốn ăn no, mặc ấm thì phải lao động. Lao động không những tạo ra của cải vật chất cho con người mà lao động còn giúp con người thông minh, sáng tạo hơn. Nhờ có lao động mà xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng văn minh hiện đại. Lao động trước tiên là để nuôi sống bản thân, giúp đỡ cho gia đình. Tục ngữ có câu:
Có làm thì mới có ăn
Không dưng ai dễ đem phần tới cho.
Thói lười biếng, né tránh công việc không những làm con người nghèo đói, thiếu thốn mà còn tạo thêm gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Ông cha ta từ ngày xưa đã biết lao động cần cù, chăm chỉ để có miếng cơm, manh áo. Lao động đã giúp họ có cuộc sống âm no, bền lâu. Dù trời nắng hay mưa, sớm tối, họ luôn lao động cật lực trên ruộng đồng. Đến mùa thu hoạch, họ hạnh phúc đón đợi thành quả lao động của mình:
Công lênh chẳng quản bao lâu
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Không chỉ người nông dân mới vất vả lao động, một nắng hai sương trên cánh đồng, mà bất kì ai hiểu được giá trị của lao động, sự cần thiết của lao động đối với cuộc sống đều hết mình làm việc. Từ những thợ thủ công cần mẫn, khéo léo tạo ra những sản phẩm đẹp mắt. Từ những kĩ sư chế tạo máy móc đến các bác sĩ, giáo sư, nhà khoa học…tất cả đều trong guồng làm việc hối hả để đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng, xã hội.
Trong khi hàng triệu con người đang lao động cật lực, thì trong xã hội bao giờ cũng có những kẻ chây lười, biếng nhác. Họ có sức khỏe nhưng không chịu lao động, họ thích sống bám, sống dựa vào người khác. Họ là những kẻ thích "ngồi mát ăn bát vàng", sống hưởng thụ trên sức lao động của kẻ khác. Đây là những kẻ đáng bị lên án.
Câu tục ngữ trên là một nhận định đúng đắn về thái độ đối với lao động. Hiểu được giá trị mà lao động mang lại, mỗi thành viên trong gia đình, mỗi cá nhân ngoài xã hội phải ra sức châm chỉ làm việc để có cuộc sống ấm no; đồng thời qua lao động rèn luyện nhân cách, phẩm chất đạo đức.
Giải thích và chứng minh "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" – Bài làm số 3
“Có làm thì mới có ăn”, câu tục ngữ đã nêu lên một nguyên tắc phân phối thành quả lao động của người xựa thật hợp lí: Có làm thì có hưởng, không làm thì không hưởng. Điều đó thật là công bằng và còn có tác dụng động viên mọi người lao động hăng say để tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội. Phải làm để có cái án, cái mặc – điều đó còn được thể hiện trong câu tục ngữ quen thuộc:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
Qua câu tục ngữ, người xưa bằng cách nói ẩn dụ đã nhắc ta bài học trong cuộc sống. “Tay làm” nói đến những con người chăm chỉ hay làm, “Tay quai” chỉ người lười biếng, ham chơi. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hình ảnh “hàm” và “miệng” ở đây tượng trưng cho cuộc sống của con người. “Hàm nhai” ý nói có ăn, có thu nhập để sống. “Tay quai miệng trễ" ý nói là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có thu nhập để sống, cuộc sống sẽ khổ sở thiếu thốn. Câu tục ngữ khuyên ta bài học phải chịu khó lao dộng, siêng năng làm việc để tạo cho mình cuộc sống ấm no.
Lời khuyên ấy thật vô cùng xác đáng. Bởi trong cuộc sống hằng ngày mọi thứ của cải vật chất, mọi phương tiện sinh hoạt ta cần dùng đến đều được tạo ra bằng quá trình lao động của con người. Ta muốn có cuộc sống đầy đủ, sung túc thi ta phải làm việc, phải cật lực lao động ngày đêm, phải chịu thương chịu khó một nắng hai sương mới tạo ra được. Bằng ngược lại, nếu ta lười biếng, không làm thì cuộc sống của ta sẽ thiếu thốn, gặp nhiều khó khăn, túng quẫn. Nếu xã hội nhiều kẻ lười biếng như vậy thì xã hội sẽ lạc hậu, không thể có một cuộc sống văn minh tốt đẹp được.
Điều đó cho thấy người xưa quan niệm rất đúng đắn về lao động. Biết rằng lao động là vất vả, gian khổ nhưng cũng thật tốt dẹp, cao quý. “Tay làm thì hàm nhai” còn “tay quai thì miệng trễ” – một chân lí thật giản đơn mà ai cũng có thể nhận ra được. Con người chịu khó làm việc thì sẽ có cái ăn, cái mặc, cuộc sống đầy đủ; khá giả. Ngược lại, thói lười biếng sẽ dẫn đến hậu quả thảm hại, phải chịu đói nghèo – ý nghĩ giàu sang của những người lười biếng chỉ là một sự viển vông.
Thực tế trong cuộc sống đã cho ta thấy rõ điều đó. Người nông dân cần cù, quanh năm sống chết cùng đồng ruộng, lúc nào cũng cần mẩn học tập nghiên cứu để cải tạo vườn đất – kết quả tốt đẹp đã mỉm cười với họ. Người công nhân nơi nhà máy ngày đêm vất. Vả, lao động sáng tạo để cho sản phẩm ngày một hoàn thiện, được nhiều người ưa thích. Trong khi đổ, những nhà nông lười lao động, chỉ lo ăn chơi, không chú ý đến vườn ruộng, những công nhân làm việc chỉ trông cho mau hết giờ thì rất dễ nhận lấy hậu quả đau thương – cuộc sống đói nghèo sẽ đeo đẵng mãi.
Càng nghĩ ta càng thấm thía lời dạy trên của người xưa. Có lao động mới đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người, đảm bảo cuộc sống lâu dài cho xã hội. Lao động thật là cần thiết, thật là vẻ vang và vô cùng cao quý. Vì thế mà lao động là đạo đức, là phẩm chất của mọi người trong xã hội, nó cồn là thước đo tình cảm và năng lực của con người. Hiểu được điều đó bản thân mỗi chúng ta, ngay từ nhỏ phải rèn luyện cho mình ý thức làm việc, biết yêu lao động, biết cố gắng vươn lên bằng chính sức lực của mình. Có như vậy thì khi lớn lên ta mới có thể là một người lao động giỏi và tự tạo cho mình một cuộc sống ấm no, đầy đủ.
Tóm lại, câu tục ngữ trên qua thời gian càng khẳng định sự đúng đắn của nó. Ngày nay, khi con người đã tiến xa trên con đường giải phóng sức lao động, câu tục ngữ vẫn có tác dụng thiết thực, nó giáo dục chúng ta có ý thức đúng đắn về lao động; xã hội sẽ giàu đẹp, sẽ có cuộc sống ấm no nếu mọi người đều có ý thức “lao động” tốt.
Giải thích và chứng minh "Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ" – Bài làm số 4
Mỗi chúng ta đều có thể tìm thấy ở trong kho tàng tục ngữ Việt Nam những kinh nghiệm phong phú về nhiều mặt của cuộc sống. Về thái độ đối với lạo động, tục ngữ khuyên nhủ chúng ta:
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
Đồng thời lại có câu:
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa,
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.
Ở câu tục ngữ thứ nhất, người xưa đã dùng hình ảnh ẩn dụ (so sánh ngầm, lấy một bộ phận nói lên toàn thể) Hình ảnh bàn tay tượng trưng cho con người. Tay dùng để lao động, để làm việc. “Tay làm” nói con người chăm chỉ, “tay quai” chỉ con người lười biếng, không chịu làm việc. Hàm và miệng giúp con người ăn uống. Hình ảnh hàm và miệng ở đây tượng trưng cho cuộc sống của con người. “Hàm nhai’ ý nói có ăn, có thu nhập để sống. “Tay quai miệng trễ” ý nói là nếu không chịu lao động, nếu lười biếng thì không có cái ăn, không có thu nhập để sống, cuộc sống sẽ khổ sở, thiếu thốn.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động, cần cù chịu khó làm ra của cải vật chất, dùng bàn tay khối óc, không ngại gian khổ, sớm khuya, một nắng hai sương để cho cuộc đời chẳng những có ăn, no đu mà ngày càng khá giả, tốt đẹp. Câu tục ngữ cũng phê phán thói chây lười, không chịu lao động, làm chăng hay chớ, tùy tiện nên đời sống khổ sở, đói rách, thiếu thốn. Người xưa quan niệm rất đứng đắn về lao động. Biết rằng lao động là vất vả, gian khổ nhưng cũng thật tốt đẹp, cao quý. Họ quan niệm:
Có làm thì mới có ăn,
Không dưng ai dễ đem phần đến cho.
Ở câu tục ngữ thứ haị, người xưa đã thẳng thắn phê phán thói lười biếng. Ngủ trưa (ngủ ngày), ngủ dậy muộn, không biết quý trọng thời gian, ngại khó, trốn tránh công việc, say sưa rượu chè tối ngày sẽ chịu hậu quá chẳng những không mong gì giàu sang, no đủ mà còn phải chịu chật vật, khốn khó do thói lười biếng tạo nên.
Hai câu tục ngữ nêu nên một chân lí giản đơn của đời sống con người: có làm thì mới có ăn, mới mong no đủ, mới có thể giàu có. Ngược lại, thói lười biếng sẽ dần đến hậu quả chẳng những miếng ăn, cuộc sống hàng ngày cũrrg không có, không đủ chứ đừng mong gì cuộc sống giàu sang, no đủ. Ý nghĩ giàu sang của những người lười biếng chỉ là một sự viển vông. Người xưa khẳng định sự cần thiết phái lao động, mà phải lao động chằm chì nữa.
Thực tế muôn đời nay đã chứng minh chân lí đúng đắn đó, khẳng định sự cần thiết của kinh nghiệm đó.
Trên ruộng đồng, người nông dân cuốc bẫm cày sâu, thức dậy từ lúc "‘trời còn tang táng rạng dông, làm ngay cả lúc ban trưa và đến tối mịt mới về, quanh năm đầu tắt mặt tối, một nắng hai sương mới mong có mùa thu hoạch tốt, có đời sống no đủ, khá giả. Bài ca lao động gian khó, bài ca tình yêu là một cặp song song trong giai điệu cuộc sống của họ, là nết đẹp, nét thơ mộng trong cuộc đời của họ. Một ngày lao động vất vả, “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày” đã đem đến cho người nông dân buổi chiều khói bếp thơm nồng, buổi tối cả nhà quây quần quanh mâm cơm vui vẻ và hơn thế một cuộc sống no đủ, dài lâu, nhà ngói cây mít… Họ luôn luôn hiểu rằng:
Công lênh chẳng quan bao lâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Người công nhân phải chăm chỉ bám máy, bám xưởng, có tay nghề giỏi, có năng suất cao thì mới có lương cao, được thưởng nhiều và mới có cuộc sống sung túc.Người thợ thủ công từ chỗ suôt đời gắn bó, tận tụv với nghề, châm chỉ, cần mần, kiên trì, khéo tay nên đã làm;ra được nhiều sản phẩm, có thu nhập cao và cuộc sống đầy đủ. Ngược lại nếu người nông dân mà lười biếng lao động, không biết quý trọng thời gian thì sự thất bát mùa màng là chắc chắn. Lúa sẽ xấu, cỏ mọc sẽ nhiều, lúa không đủ phân, đủ nước sẽ cho ít nhánh, năng suất không cao. Đấy là chưa nói đến hậu quá tai hại do sâu bọ phá hoại. Ké làm thợ cũng vậy, lười biếng sẽ không thể có nhiều sản phẩm và chắc chắn là lương sẽ ít, cuộc sống sẽ vô cùng khó khăn. Bất cứ ai, bất cứ làm nghề gì, việc gì cũng thế, nếu chây lười thì sẽ chịu hậu quả là cuộc sống khốn khó mà thôi.
Lao động là cản thiết, là vẻ vang, là cao quý bởi nó đem lại đời sống tốt đẹp cho con người. Lao động Vì thế là đạo đức, là phẩm chất của bất cứ mọi người trong xã hội, là thước đo tình cảm và năng lực của con người. Thái độ đối với lao động cũng chính là cách nhìn nhận đúng đắn về bản chất của con người. Chỉ có những người chăm chỉ lao động, yêu quý lao động mới có thể có tình cảm chân thành, đúng đắn trong các quan hệ của cuộc sống. Những kẻ lười biếng, ham mê chơi bời, rượu chè là kẻ xấu, cần tránh xa.
Những câu tục ngữ trên qua thời gian càng khẳng định sự đúng đắn của kinh nghiệm sống quý báu và cần thiết mà người xưa đã để lại, khuyên nhủ chúng ta. Ngày nay, khi con người đã tiến rất xa trong con đường giải phong sức lao động, sáng tạo ra nhiều của cải vật chất, sự chăm chỉ lao động, có thái độ đúng đắn với lao động, tránh thói lười biếng lao động vẫn thật là cần thiết, bởi ý nghĩa của nó không chỉ giúp con người theo kịp sự tiến bộ của khoa học, xây dựng cuộc sống mới trên nền tảng kinh tế xã hội còn khó khăn, mà cần thiết hơn là giáo dục đạo đức, phẩm chất của con người trước yêu cầu và thử thách lớn lao hơn của đời sống.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Phát biểu cảm nghĩ về bài Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng – Văn hay lớp 6
- Tả một bạn học sinh trong lớp em được nhiều người quý mến – Văn hay lớp 5
- Đóng vai bà đỡ Trần kể lại câu chuyện Con hổ có nghĩa – Văn hay lớp 6
- Nghị luận xã hội về việc bán hàng rong trên đường phố hiện nay – Văn hay lớp 12
- Phân tích tác phẩm Nhớ rừng – Văn hay lớp 8
- Kể một câu chuyện về một việc làm tốt xây dựng quê hương – Văn hay lớp 5
- Phân tích tác phẩm Lai tân (Hồ Chí Minh) – Văn hay lớp 11
- Thuyết minh về di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi – Văn hay lớp 9