Giải thích nhan đề tác phẩm Ngữ văn 8
Giải thích nhan đề tác phẩm Ngữ văn 8 Ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm Ngữ văn 8 là tài liệu tham khảo hay, giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8 như: ...
Giải thích nhan đề tác phẩm Ngữ văn 8
là tài liệu tham khảo hay, giúp các bạn hiểu hơn về ý nghĩa nhan đề một số tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 8 như: Bình Ngô đại cáo, Lão Hạc, Khi con tu hú, Thuế máu, Tức nước vỡ bờ. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về tác phẩm, từ đó học tốt môn Ngữ văn 8.
Phân tích truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao
Văn mẫu lớp 8: Phân tích bài Thuế máu trích Bản án chế độ thực dân Pháp của Nguyễn Ái Quốc
I- Nhận biết câu hỏi giải thích nhan đề tác phẩm:
1- Dạng câu hỏi thứ nhất: Tại sao tác giả lại đặt nhan đề như vậy cho tác phẩm của mình?
- Giới thiệu tác phẩm cần giải thích
- Trình bày xuất xứ, nguồn gốc của nhan đề
- Giải nghĩa các từ ngữ cần thiết.
- Trình bày, phân tích các lí do tác giả đặt nhan đề cho tác phẩm (trọng tâm)
- Chủ yếu là phân tích những nội dung có liên quan đến nhan đề tác phẩm.
- Đánh giá, nhận xét chung về cách đặt nhan đề tác phẩm .
2- Dạng câu hỏi 2: Nêu ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
- Giới thiệu nhan đề (tên tác phẩm – tác giả)
- Giải nghĩa các từ ngữ cần thiết (nghĩa đen, nghĩa bóng, BB nghệ thuật…)
- Trình bày mối liên hệ giữa nhan đề và nội dung, ý nghĩa của tác phẩm
- Đáng giá cách đặt nhan đề .
3- Dạng câu hỏi 3: Em có suy nghĩ gì về nhan đề của tác phẩm…?
(Trả lời giống dạng câu hỏi 2)
II- BÀI TẬP ÁP DỤNG
1- Thuế máu
- Viết đúng thể loại: Đoạn văn (0.5 điểm)
- Giải thích được thuế là gì? (0.5 điểm)
- Thuế máu là loại thuế như thế nào?
- Tác giả đặt nhan đề như vậy nhằm những mục đích gì?
Gợi ý:
- Thuế là nghĩa vụ của công dân đóng góp vào ngân sách nhà nước (chủ yếu là bằng tiền và vật chất. Trong thực tế không có thứ thuế nào gọi là thuế máu.
- Thuế máu là một ẩn dụ, là cách nói hình tượng làm ta liên tưởng đến một thứ thuế bằng xương máu, tính mạng con người.
- Thuế máu là cách đặt tên của tác giả nhằm p/á mộtthủ đoạn bóc lột tàn nhẫn của chế độ TD ở các nước thuộc địa: biến người dân thành những vật hi sinh trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. Cách đặt tên thuế máu đã bộc lộ trực tiếp quan điểm phê phán, tố cáo của t.g trước thực trạng đó đồng thời gợi cho ta thấy những hình ảnh đau thương của những con người thuộc địa nghèo khổ đã bị lợi dụng để phục vụ cho chiến tranh phi nghĩ, gợi căm thù đối với chủ nghĩa thực dân Pháp tàn bạo dã man.
- Nhan đề có tác dụng phản ánh sự cai trị tàn ác, vô nhân đạo của chính quyền thực dân đối với người dân thuộc địa.
2- Tức nước vỡ bờ
- Giải nghĩa câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ”:
- “Tức nước” có nghĩa là nước rất đầy, như muốn trào ra. "Bờ" là nơi giới hạn của các con sông hay kênh đào. Hiện tượng "tức nước vỡ bờ" chỉ xảy ra khi nước quá lớn và sức nước quá mạnh và bờ không thể giữ được nên vỡ nước tuôn trào ra.
- Nói theo nghĩa bóng là: Mỗi con người đều có mức giới hạn chịu đựng cả, vì vậy việc gì trong mức giới hạn thì người ta sẽ nhịn cho qua. Nhưng nếu chuyện xảy ra quá mức giới hạn cho phép của sức chịu đựng thì người ta sẽ phản kháng lại vô cùng mãnh liệt như chính sức mạnh dữ dội của nước làm cho vỡ bờ. Cũng như dân gian đã có câu: "Con giun xéo lắm cũng quằn". Đó là quy luật tất yếu trong cuộc sống.
- Đoạn trích trong tác phẩm “Tắt đèn” đã lấy câu thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” chính là muốn người đọc hình dung được tình thế của chị Dậu. Chị đã chạy vạy hết sức để có tiền nộp sưu, đến nỗi phải bán cả đứa con gái yêu quý mà vẫn không ddue tiền nộp sưu cho chồng. Khi bọn cai lệ đến, chị đã hết mực lạy lục van xin vậy mà chúng vẫn không chịu tha cho anh Dậu đang ốm yếu, nhất quyết bắt anh ra đình tra tấn. Như vậy chị đã bị dồn ép đến bước đường cùng, không còn chịu đựng được nữa, chị đã vùng lên chống lại bọn cai lệ để bảo vệ chồng mình.
- Nhan đề cũng giúp người đọc hình dung tình thế xã hội Việt Nam trước CM tháng 8 - đặc biệt là người nông dân – bị bần cùng hóa đến kiệt quệ, chỉ chờ cơ hội là vùng lên chống lại áp bức cường quyền. Gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.
3- Lão Hạc
- Là nhân vật chính trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao.
- Nam cao đã lấy tên nhân vật chính đặt tên cho tác phẩm. Nội dung chính của tác phẩm xoay quanh số phận nghèo khổ của lão Hạc…. (Tóm tắt)
- Nhan đề đã phần nào gợi sự đồng cảm của người đọc với thân phận người nông dân đồng thời gợi sự căm phẫn đối với ách thống trị của chế độ thực dân – phong kiến.
4- Khi con tú hú
- Tên bài thơ chỉ là vế phụ của 1 câu (trạng ngữ chỉ thời gian): Khi con tu hú gọi bầy- là khi mùa hè đến, người tù CM càng cảm thấy ngột ngạt trong phòng giam chật chội, càng thèm khát cháy bỏng c.sống tự do tưng bừng ở bên ngoài.
- Tiêu đề có sức gợi hình, gợi cảm cao.
5- Ý nghĩa nhan đề tác phẩm “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi.
“Bình Ngô đại cáo” là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Trãi. Trong lịch sử đã ghi rõ, sau một thời gian cầm cự để xây dựng lực lượng (1418-1423), nghĩa quân Lam Sơn đã chuyển sang thời kì phản công. Đến mùa đông 1427, sau khi đập tan mười lăm vạn quân tiếp viện của giặc Minh, nước ta hoàn toàn được giải phóng. Đầu năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế lấy hiệu là Thuận Thiên (thuận ý trời) và Nguyễn Trãi thừa lệnh soạn bài cáo và được công bố ngày 17 tháng chạp năm Đinh Mùi để cho toàn dân biết cuộc kháng chiến chống giặc Minh đã thắng lợi rực rỡ, đất nước ta chuyển sang một giai đoạn xây dựng hòa bình. Như vậy, bài cáo được ra đời trong lúc toàn quân, toàn dân đang hân hoan chào đón chiến thắng sau 10 năm chiến đấu gian khổ, anh dũng.
“Bình” nghĩa là bằng, dẹp yên. “Ngô” được hiểu theo hai nghĩa: vừa là để chỉ Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương dấy binh ở đất Giang Tô lúc đầu xưng là Ngô Quốc Công cũng vừa là để chỉ đời Ngô thời Tam Quốc, phương Bắc sang cai trị nước ta tàn ác, từ đó nhân dân hay gọi Ngô với ý khinh ghét, ám chỉ lũ giặc tàn ác. Hai chữ “Bình Ngô” nói về sự nghiệp dẹp minh của nghĩa quân Lam Sơn nhưng cách viết “Bình Ngô” mà không phải là “Bình Minh” cho thấy tư thế chiến thắng, tâm thế kiêu hãnh của dân tộc trước kẻ thù.
Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết. Trong thể cáo có loại văn cáo thường ngày như chiếu sách của vua truyền xuống, có loại văn đại cáo mang ý nghĩa một sự kiện trọng đại mang tính chất quốc gia. Cáo có thể được viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu. Cũng như hịch, cáo là thể văn hùng biện do đó lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ mạch lạc.
Theo khái niệm trên, “Bình Ngô đại cáo” thuộc loại văn đại cáo viết theo lối văn biền ngẫu có vận dụng thể tứ lục, hình tượng nghệ thuật sinh động gợi cảm. Mục đích là công bố rộng khắp cho mọi người biết về việc dẹp yên giặc Ngô, khẳng định chủ quyền của dân tộc và tương lai của đất nước. Bởi vậy, nó được coi là một bản tuyên ngôn độc lập.
“Bình Ngô đại cáo” là một văn kiện có giá trị chính trị - lịch sử - văn chương. Về chính trị, đây là bản tuyên ngôn độc lập lần thứ 2 trong lịch sử (trước đó là Nam Quốc Sơn Hà – Lý Thường Kiệt). Về lịch sử, bài cáo đã đánh dấu một cột mốc lịch sử trọng đại, chấm dứt 10 năm đô hộ của giặc Minh, tiếp nối chủ quyền độc lập dân tộc. Về văn chương, đây là một áng văn chính luận kiệt xuất, bản thiên cổ hùng văn.
Như vậy, với nhan đề là “Bình Ngô đại cáo” Nguyễn Trãi đã cho người đọc hình dung được hoàn cảnh ra đời và ý nghĩa văn bản: đây là lời tuyên cáo rộng rãi của Lê Lợi đến toàn dân về sự nghiệp dẹp Minh.