Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5: Tuần 9 + 10
Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5: Tuần 9 + 10 Bài tập cuối tuần cho HSG lớp 5 Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5 Bài tập bồi dưỡng HSG cuối tuần lớp 5: Tuần 9 + 10 bao gồm các dạng bài tập 2 môn ...
Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5: Tuần 9 + 10
Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5
Bài tập bồi dưỡng HSG cuối tuần lớp 5: Tuần 9 + 10 bao gồm các dạng bài tập 2 môn Toán và Tiếng Việt từ tuần 9, 10 giúp các thầy cô có thêm tài liệu ra bài tập cuối tuần dành cho các em học sinh khá giỏi ôn tập, rèn luyện củng cố kiến thức. Mời thầy cô cùng các em học sinh tham khảo chi tiết và tải về.
Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5 Tuần 9
Môn Toán
Bài 1: Điền số vào chỗ chấm:
2,3dm = .......... dm........... cm 5,4kg = ...........kg..............g 23,4km = ..................m 2 tạ 5kg = ................... tạ 2m 3cm = ......................m |
23,4kg = ..................tạ 34,5m2 = ..........m2 .......... dm2 3m2 5cm2 = ..................m2 23,4m2 = ..................m2 234m2 = ................. km2 |
Bài 2: Tính bằng cách hợp lí nhất (Viết kết quả vào chỗ chấm)
Bài 3: Trung bình 6 con sư tử ăn trong 30 ngày hết 1620kg thức ăn. Hỏi trung bình 3 con sư tử như vậy ăn hết bao nhiêu kg thức ăn trong 15 ngày?
Đáp số: ..........................................
Bài 4: Một hình chữ nhật có chu vi là 0,64m, nếu ta giảm chiều dài đi một đoạn bằng 2/3 lần chiều rộng thì hình chữ nhật đó trở thành hình vuông. Tính diện tích hình chữ nhật đó?
Bài 5: Lan xé tờ giấy to làm 5 mảnh rồi lại xé tiếp các mảnh giấy nhỏ đó thành 6 mảnh nhỏ hơn, cứ xé như vậy cuối cùng Lan đếm được tất cả 2011 mảnh. Hỏi Lan đếm đúng hay sai?
Môn Tiếng Việt
Bài 1: Nối các từ ở cột A với lời giải thích ứng ở cột B
Bài 2. Tìm các từ tượng thanh, tượng hình.
a) Chỉ tiếng nước chảy: róc rách, ..............................................................................
.....................................................................................................................................
b) Chỉ tiếng gió thổi: rì rào, .......................................................................................
.....................................................................................................................................
c) Gợi tả dáng dấp của vật: chót vót, .........................................................................
.....................................................................................................................................
d) Gợi tả màu sắc: sặc sỡ, ..........................................................................................
.....................................................................................................................................
Bài 3: Cho các từ in đậm, gạch một gạch dưới từ đồng âm, gạch hai gạch dưới từ nhiều nghĩa:
a) Vàng: - Giá vàng ở trong nước tăng đột biến.
- Tấm lòng vàng.
- Ông tôi mua một vàng lưới mới về chuẩn bị cho vụ đánh bắt hải sản.
b) Bay: - Bác thợ nề cầm bay xây chát tường nhanh thoăn thoắt.
- Sếu, giang mang lạnh bay ngang trời.
- Đạn bay rào rào.
- Chiếc áo này đã bay màu.
Bài 4. Gạch một gạch dưới nghĩa gốc, hai gạch dưới nghĩa chuyển ở các từ in nghiêng sau:
đầu |
miệng |
sườn |
đầu người, đầu cầu, đầu làng, đầu sông, đầu lưỡi, đầu đàn, cứng đầu, dẫn đầu |
miệng cười tươi, miệng rộng thì sang, há miệng chờ sung, trả miệng nợ, miệng bát, miệng túi, miệng giếng, vết thương đã kín miệng, nhà có 5 miệng ăn |
xương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, sườn xe đạp, sườn của bản báo cao, hở sườn đánh vào sườn địch |
Bài 5. Trong bài Con cò, nhà thơ Chế Lan Viên viết:
Con dù có lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Hai dòng thơ thên giúp em cảm nhận được điều gì đẹp và sâu sắc?
Bài tập cuối tuần bồi dưỡng HSG lớp 5 Tuần 10
Môn Toán
Bài 1: Điền số thích hợp vào chỗ trống:
237,6 + 89,59 = ……………… |
27,89 + 76,8 = …………… |
0,87 + 2,7 + 0,98 = ………………… |
287 + 6,84 + 97,08 = ………………. |
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất:
a) 37,86 + 43,9 + 62,14 b) 34,57 + 6,8 + 65,43 + 3,2
Bài 3: Tìm một số biết rằng nếu ta mang số đó nhân với 3 rồi trừ đi 2,36, bớt đi một nửa chỗ còn lại thì được 16,82.
Đáp số: Số đó là: ……………………
Bài 4: Hai công nhân dệt trong 3 ngày được 20 sản phẩm. Hỏi 6 công nhân như vậy dệt trong 6 ngày thì được bao nhiêu sản phẩm?
Đáp số: ………………………
Bài 5: Một đội công nhân có 3 người làm 9m đường trong 25 ngày sẽ xong. Nếu đội công nhân đó có 5 người và phải làm 18m đường thì phải hết bao lâu? (biết rằng năng suất lao động của mỗi công nhân là như nhau).
Bài giải
Bài 6: Để đánh số trang một quyển sách người ta phải dùng 522 chữ số. Hỏi quyển sách đó dày bao nhiêu trang?
Bài giải
Môn Tiếng Việt
Bài 1: * Chọn từ thích hợp (dải lụa, thảm lúa, thấp thoáng, trắng xóa, kì vĩ, trùng điệp) điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Cảnh đẹp Quảng Bình
Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam, ta bắt gặp một khung cảnh thiên nhiên …………… : phía tây là dãy Trường Sơn………………………, phía đông nhìn ra biển cả, ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu diệp lục. Sông Ròn, sông Gianh, sông Nhật Lệ, những con sông như những ………………… vắt ngang giữa .. .………………… vàng rồi đổ ra biển cả.
Bờ biển Quảng Bình có nhiều bãi tắm đẹp. Ngoạn mục nhất có lẽ là bãi tắm Đá Nhảy nằm ngang chân đèo Lí Hòa, điểm giao hòa giữa núi và biển. Từ trên đèo nhìn xuống, ta có cảm tưởng như núi mẹ, núi con đang dắt nhau ra tắm biển. Còn biển thì suốt ngày tung bọt…………………….. , kì cọ hàng trăm mỏm đá nhấp nhô………………………. dưới rừng thùy dương, bãi cát vàng chạy dài hàng cây số.
* Tìm và gạch chân những từ ngữ chỉ thiên nhiên, những từ thể hiện phép so sánh, phép nhân hóa trong hai đoạn văn hoàn chỉnh trên.
*Dựa vào bài : Cảnh đẹp Quảng Bình ở trên, hãy viết đoạn văn tả một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
Bài 2: Xác định chức năng ngữ pháp của đại từ tôi trong mỗi câu dưới đây:
a) Tôi đang học bài thì Nam đến. …………… b) Cả nhà rát yêu quý tôi. ……………………. c) Tôi tôi vôi. …………… …………… |
d) Người được nhà trường biểu dương là tôi. ……………….. e) Trong tôi, một cảm xúc khó tả bỗng trào dâng. ……………. g) Anh chị tôi đều học giỏi. …………….. |
Bài 3: Gạch chân những đại từ được dùng trong các câu ca dao, câu thơ sau:
a) Mình về có nhớ ta chăng Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười. b) Ta về ta tắm ao ta dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn Ca dao |
c) Ta với mình, mình với ta Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh Mình đi, mình lại nhớ mình Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu. Tố Hữu |