Giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “ Thương người như thể thương thân ” Bài làm Ta đã biết được rằng thể loại tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, được đúc kết từ trí tuệ tinh túy của người xưa. Ngoài những câu tục ngữ ẩn chứa những kinh nghiệm ...
Đề bài: Em hãy giải thích câu tục ngữ “Thương người như thể thương thân”
Bài làm
Ta đã biết được rằng thể loại tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, được đúc kết từ trí tuệ tinh túy của người xưa. Ngoài những câu tục ngữ ẩn chứa những kinh nghiệm những bài học thâm thúy thì lại có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Một trong số đó, chính là câu “Thương người như thể thương thân”.
Câu tục ngữ trên thật là ngắn gọn, đồng thời cũng như một lời nói hết sức bình dị hàng ngày. Nó dường như chính là một câu so sánh với hai vế trong cùng một câu “Thương người như thể thương thân”. Và để có thể hiểu thương người phải hiểu thương thân là gì trước đã? “Thân’ ta phải hiểu tức là thân thể hay thân xác, đồng thời nó cũng chính là phần vật chất sống của mỗi người đã được công sinh thành – những bậc cha mẹ ban cho mà có. “’Thương thân” chúng ta cũng cần phải hiểu là từ hết sức hàm súc, dường như nó cũng như đã diễn tả tâm trạng của người tự lập, đó có thể là sự cô đơn phải biết thương lấy mình, tự mình chăm sóc, giữ gìn và chia sẻ vui buồn với chính mình. Có lẽ cũng chính vì thế thương thân thể hiện một tình thương dồi dào nhất, đó là một sự chăm sóc tích cực nhất. Ta cũng cần phải biết rằng chính vì “vị kỉ” và “ích kỉ” đó là bản tính của con người. Đặc biệt là khi con người ta cô đơn. Tóm lại, sống trong cuộc sống hiện nay thì ta có thể thấy được chính lòng thương thân lại là tình thương đậm đà nhất, sự giữ gìn, chăm sóc tích cực và cảm thông sâu xa nhất trong tâm khản của mỗi người với chính mình. Câu tự ngữ đặc sắc “Thương người như thể thương thân” dường như cũng đã chứa đựng một lời khuyên đến với con người đó chính là mỗi chúng ta hãy thương yêu, chăm sóc thông cảm và chia sẻ vui buồn, chia sẻ cả những hoạn nạn với người khác như chính mình vậy. Làm được như vậy thì cuộc sống sẽ thực sự vui tươi hơn, con người mới đúng theo ý nghĩa của một nhà thơ đã nói “Còn gì đẹp trên đời hơn thế? Người với người sống để yêu nhau”.
Chúng ta cũng cần biết rằng sở dĩ ông bà ta có lời khuyên này vì nhiều người trong xã hội có thói ích kỉ, ích kỉ đến độ tàn nhẫn và thậm chí đó chính là sự ngu ngốc. Có những câu nói của người xưa để lại làm chúng ta không khỏi xót xa, đó là những câu nói về sự vô tâm đó là “Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, “Sống chết mặc bay” hay đó là câu “Tiền thầy bỏ túi” được xem là những câu thành ngữ, tục ngữ miêu tả loại người ấy. Do đó, có thể nhận thấy được rằng mỗi câu tục ngữ thương người như thể thương thân như một hồi chuông đánh thức lương tri, lay động tâm hồn của con người ngay trong xã họi bây giờ.
Ta như thấy được nếu như trong cuộc sống con người cứ tách mình ra khỏi xã hội thì chắc chắn rằng người đó cũng sẽ cảm thấy cô đơn và lẻ loi biết bao nhiêu. Họ sẽ không biết đến ai, sông biệt lập không ai giúp đỡ, họ cứ như một cái bóng vậy. Còn trong một gia đình, những người cùng huyết thống, cùng có những kỷ niệm vui buồn bên nhau. Họ dường như sẽ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Có lẽ chính vì thế khi gặp khó khăn, hoạn nạn ta làm sao có thể quay lưng làm ngơ cho được, bởi máu chảy ruột mềm.
Anh em như thể chân tay.
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Rộng hơn đó ta như thấy được rằng chính tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau. Mặc dù không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Đặc biệt hơn là trong những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ lại như đã đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Ta có thể thấy được rằng chính tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào khác gì anh em một nhà cơ chứ. Những người đó khi không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, và chẳng có lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, ta như thấy được chính thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Hơn nữa ta như thấy được ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, trong đó có những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Qủa thực ta như nhận thấy được chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Thứ tình cảm ấy dường những cũng đã được bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước chung sức một lòng đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Lịch sử cũng đã chứng minh và chứng kiến biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Và nhất là trong những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đói, quên lạnh, và đã không quản ngại cứu sống bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau.
Câu tục ngữ thật đặc sắc, “Thương người như thể thương thân” được xem chính là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Câu nói như khuyên chúng ta rằng hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó dường như cứ mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để có thể phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha ta ngày trước.
Minh Nguyệt