Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Văn mẫu lớp 7
Đánh giá bài viết Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Nhân dân Việt Nam vốn từ xưa đã có tinh thần đoàn kết gắn bó vững mạnh, cùng với đó là những giá trị tinh thần được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Những ...
Đánh giá bài viết Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Nhân dân Việt Nam vốn từ xưa đã có tinh thần đoàn kết gắn bó vững mạnh, cùng với đó là những giá trị tinh thần được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Những truyền thuyết về nòi giống “con Rồng cháu Tiên” hay những câu chuyện được đưa vào trong giáo ...
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên
Nhân dân Việt Nam vốn từ xưa đã có tinh thần đoàn kết gắn bó vững mạnh, cùng với đó là những giá trị tinh thần được đúc kết từ hàng ngàn năm lịch sử. Những truyền thuyết về nòi giống “con Rồng cháu Tiên” hay những câu chuyện được đưa vào trong giáo dục cũng trở nên thiết thực và hữu ích cho thế hệ sau này. Câu tục ngữ “ thương người như thể thương thân” quả thân là một câu có sức răn dạy to lớn và là một trong số những câu tục ngữ nhằm dạy dỗ con cháu những bài học làm người quí giá
Không chỉ có một câu nói về tinh thần yêu nước thương nòi,mọi người cùng chung tay, đoàn kết yêu thương lẫn nhau mà còn một số câu ca dao cũng đúc kết tinh thần như vậy:
“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hay những câu đã xuất hiện từ lâu, trở thành một chuẩn mực đạo đức và lối sống cho mọi người như:
“ một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Sống trong xã hội này,cùng là đồng loại không thể dửng dưng khi nhìn đồng loại của mình chịu thiệt thòi khó khăn hay cả ức hiếp được. Câu tục ngữ thương người như thể thương thân cũng có ý nghĩa tương tự như vậy.
Thương thân chính là biết yêu chính bản thân mình, xót xa cho số phận của mình khi rơi vào những hoàn cảnh khó khăn vất vả. Những lúc đó con người ta khốn đốn dễ rơi vào tình trạng nhạy cảm lo nghĩ và buồn tủi. Không một ai trong chúng ta không biết thương yêu bản thân mình, đôi khi sự yêu thương bản thân đó còn khiến chúng ta đi đến sự ích kỉ, chỉ muốn mọi lợi ích cho bản thân mình thôi.
Thương người chính cũng là thể hiện sự tôn trọng va trọng lợi ích của người khác như đối với chính bản thân mình. Họ là những người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu bản thân ta đã từng trải qua đớn đau, bệnh hoạn, ngặt nghèo thì khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đờ, quan tâm đến họ như dôi với chính ta vậy.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta sống với một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài.
Xã hội là một thực thể bao gồm rất nhiều con người ,và rất mối quan hệ phức tạp nhưng thực chất nó lại khăng khít có mối quan hệ gắn bó với nhau.chúng ta không thể sống một cuộc sống lẻ loi,cô độc, vì muốn sống vui vẻ chúng ta vừa phaỉ chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn với người khác. Môt khi trút đưuọc tâm sự mọi người sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều. Đó là môi quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Ngay từ thời xa xưa ông bà đã dạy dỗ bằng những lời ru êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng, một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như thể tay chân, Rách lành đùm bọc, khó khăn đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót…
Với câu tục ngữ này chúng ta phải hiếu thảo với cha mẹ giống như chúng ta vẫn được dạy về đạo lí làm người đó. Công ơn cha mẹ dưỡng dục sẽ không bao giờ báo đáp hết, nhưng hãy nhớ về nguồn cội, sống và ghi nhớ công ơn của những người dưỡng dục ta nên người
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con…
Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sữa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Bên cạnh đó thấm nhuần ý nghĩa của câu tục ngữ chúng ta càng phải biết cảm thông giúp đỡ những nguười khác, có hoàn cảnh khó khăn và vất vả hơn chúng ta. Chính vì “ một nắm khi đói bằng một gói khi no” những nghĩa cử của chúng ta là đang chính góp cho những số phận nghèo khổ, để tất cả mọi người được sống sung túc hơn. Mỗi cá nhân phải hòa nhập cộng đồng, cùng chia sẻ vui buồn, sướng khổ với mọi người. Tục ngữ có câu : Không ai nắm tay suốt ngày tới tối; hay:
Sông có khúc, người có lúc “ là ý nói trong cuộc đời, khó ai có thể thuận lợi, vuông tròn mọi lẽ. Cho nên trước hết mình phải sống tốt với mọi người thì mọi người mới đối xử tốt lại với mình.
Từ xưa đến nay, câu tục ngữ này được nhân dân ta thể hiện rất rõ nét.Thực tế cho thấy nhân dân ta đã sống theo quan điểm ấy tự lâu đời. Ở đâu có người gặp hoạn nạn, thiên tai là lập tức có hàng triệu tâm lòng hướng về an ủi, động viên, giúp đỡ cả tinh thần và vật chất. Phong trào người người, nhà nhà làm việc thiện hiện nay đã lan rộng trên khắp đất nước. Từ những vị lãnh đạo, các nhà doanh nghiệp đến bộ đội, cán bộ, công nhân, nông dân, học sinh, sinh viên… đều sẵn sàng đóng góp để xây dựng những ngôi nhà tình nghĩa, nhà tình thương, những mái ấm cho trẻ mồ côi bất hạnh, những trại dưỡng lão cho người già cô đơn…
Tuy nhiên bên cạnh những nghĩa cử cao đẹp như vậy, vẫn có những con người vẫn chỉ chăm chăm chăm sóc bản thân mình không lo tới cuộc sống và hoàn cảnh khó khăn của người khác. Họ sống thờ ơ, vô cảm với những số phận đang cần bàn tay giúp đỡ. Họ đáng bị xã hội lên án, họ nên được bạn bè giúp đỡ khuyên răn để có một lối sống tích cực hơn
Câu tục ngữ Thương người như thể thương thân đã đúc kết lại một trong những phẩm chất đáng quý của dân tộc Việt Nam; đồng thời là lời khuyên chí lí đối với mọi người, nhất là lứa tuổi thanh thiếu niên học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Hãy chung tay vì một xã hội giàu đẹp,đầy tình yêu thương và sự cảm thông chia sẻ.
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 2
Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.
Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.
Tục ngữ Việt Nam là kho kinh nghiệm ngàn đời, đúc kết từ trí tuệ người xưa. Cũng có câu tục ngữ được thốt ra từ trái tim nồng nàn của tiền nhân. Đó là câu : Thương người như thể thương thân.
Lời khuyên này có ý nghĩa gì ? Chúng ta hãy thử tìm hiểu xem.
Rộng hơn tình anh em bè bạn, bà con hàng xóm, những người đã cùng chúng ta tối lửa tắt đèn có nhau, tuy không cùng máu mủ nhưng ho lai là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc trái gió trở trời, những khi cùng đường bí lối, họ đến với ta bằng những tấm lòng chân thành để chia ngọt sẻ bùi. Tình nghĩa ấy thật sâu đậm nào Khác gì anh em một nhà. Vì vậy, khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta ngoảnh mặt thờ ơ cho đành. Lúc này, thái độ nhường cơm sẻ áo, chị ngã em nâng là một việc làm mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù ở nơi rừng núi hay đồng bằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ. Chính mối quan hệ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kệu gọi một miếng khi đói bằng một gói khi no những khi lũ lụt, hoả hoạn. Những lúc ấy, có người đã dũng cảm quên đó ý, quên lạnh, cứu sông bao nhiêu mạng người để lại gương sáng cho đời sau .
Câu tục ngữ thương người như thể thương thân là một bài học sâu sắc về đạo lí làm người. Hãy thương yêu người khác như yêu thương chính bản thân mình. Điều đó mãi mãi nhắc nhở ta về lòng nhân ái, về tình người mà ta cần thực hiện tốt. Để phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của ông cha, em hứa sẽ luôn giúp đỡ những người hoạn nạn trong cuộc đời.
Trong một nhóm người cũng như trong một xã hội, lời nói thật là quan trọng vô cùng: lời nói làm cho được lòng người hay mất lòng người trong nháy mắt. Người khôn bao giờ cũng muôn được lòng người, người tu càng muốn được lòng người hơn nữa ! Nhân tâm thật là quý báu, nhân tâm không thể mua bằng tiền, đúng theo lời ca dao
Nhân tâm ai bán mà mua
Ai cho mà lấy, ai đưa mà mừng ?
Thế mà nhân tâm chỉ mua và mua bằng lời nói. Người khôn dùng lời nói dịu dàng mà mua nhân tâm. Người hiền dùng lời nói nhân hậu mà thu phục nhân tâm. Người tu dùng lời nói từ bi mà qui hợp nhân tâm. Lời nói quả thật có công dụng và hiệu lực thắng thế hơn bạc tiền (…).
Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân – Bài làm 3
Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu phản ánh tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ – một truyền thống quý báu của dân tộc. Một trong những số đó là câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân”.
Trước hết ta phải hiểu thế nào là ” Thương người như thể thương thân” ?” thương người” là thương yêu, quan tâm, đùm bọc những người xung quanh, ” thương thân” nghĩa là yêu thương, chăm sóc chính bản thân mình. Hai cụm từ trên liên kết với nhau bởi sự so sánh ngang bằng: như thể. Chúng ta thường yêu thương, động viên, chăm sóc bản thân mình khi bị ốm đau, khi gặp khó khăn hay bất lực trong cuộc sống. Và ta cũng nên yêu thương, quan tâm tới người khác như chính với bản thân mình. Dân gian còn có nhiều câu tục ngữ hay ca dao mang nội dung tương tự để nhấn mạnh và tăng sức thuyết phục với bài học mà họ gửi gắm. Một trong số chúng là:
” Lá lành đùm lá rách”
” Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Vậy tại sao con người phải yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thứ nhất, là người ai cũng mong muốn cuộc sống của mình được hạnh phúc, ấm no, đầy đủ, không cực khổ, nhưng không phải ai cũng đạt được như vậy. Có những người dù đã vô cùng cố găng nhưng họ vẫn gặp phải hết khó khăn này đến khó khăn khác, ít khi được điều mà mình mong muốn. Những lúc khó khăn mệt mỏi như vậy mà nhận được tình yêu thương, sự sẻ chia, giúp đỡ chân tình thì họ sẽ vơi đi bao nỗi ưu tư, phiền muội mà được tiếp thêm niềm tin và nghị lực để tiếp tục tiến về phía trước. Ngoài ra, khi ta giúp đỡ, cho đi tình yêu thương ta sẽ nhận được niềm vui, sự thanh thản, niềm tự hào với bản thân vì mình đã làm được những việc tốt, những điều có ích. Những việc làm nhân đạo như vậy góp phần xây dựng một cuộc sống văn minh, tiến bộ và tươi đẹp, giàu tính nhân ái, thêm nữa sự yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ cũng góp phần xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, nếu chẳng may ta gặp khó khăn, những người trước kia được ta giúp đỡ sẽ quay lại đùm bọc, giúp đỡ ta cùng ta vượt lên số phận. Nói như vậy không có nghĩa là cứ cho đi là phải nhận lại mà tình yêu thương chỉ góp phần xây dựng các mối quan hệ mà thôi. Quan trọng nhất, chúng ta cùng sống trên dải đất hình như S thiêng liêng, nói cùng tiếng mẹ đẻ, chung một tổ tiên, đều là con Lạc cháu Hồng, có cùng trang lịch sử đau thương nhưng rất đỗi hào hùng… Ta đều tự hào bởi 2 tiếng Việt Nam, đều máu đỏ da vàng, mang trong mình dòng máu nồng nàn yêu nước… Tất cả những điểm chung đó đều là những minh chứng xác đáng giải thích cho việc tại sao chúng ta phải yêu thương nhau bởi ta là những người anh em thân thiết tuy không cùng huyết thống hay họ hàng gì. Cuối cùng, một xã hội nến thiếu đi tình yêu thương thì sẽ vô cùng nghèo nàn, nhạt nhẽo, chỉ là một thế giới con người ích kỷ, ngày ngày chỉ đi qua nhau như những người xa lạ, chỉ biết khoanh tay trước sự đau khổ của người khác. Một xã hội không có trái tim, chỉ có sự lạnh lẽo, cô độc, chẳng khác nào một xã hôi chết.
Vậy thì chúng ta cần làm gì để phát huy truyền thống tương thân, tương ái của dân tộc? Trước tiên, trong gia đình ta phải biết yêu thương, quan tâm giúp đỡ ông bà cha mẹ, đặc biệt là anh chị em, ta nên giúp đỡ gia đình từ những việc nhỏ nhất như nấu cơm, quét nhà… đến những việc lớn hơn. Đi học về phải chào mọi người, ăn cơm phải biết mời người lớn dùng bữa trước, khi ăn xong phải rót nước cho cả nhà, lúc ông bà, cha mẹ không khỏe thì hỏi thăm, em nhỏ nghịch dại nên khuyên bảo… Sau nữa ở trường lớp, cùng là bạn bè, học chung dưới một mái trường thì nên giúp đỡ, sẻ chia với những người bạn có hoàn cảnh khó khăn để cùng chung tay xây dựng, vun đắp ước mơ đến trường của các bạn. Hay trong một lớp, bạn học giỏi thì giúp đỡ những bạn học kém hơn mình để cùng nhau vươn lên trong học tập. Chúng ta cũng nên thường xuyên tham gia các quỹ nhân đạo, ủng hộ chữ thập đỏ do nhà trường tổ chức. Ngoài ra, ở ngoài xã hội, tương thần tương thân tương ái cũng có thể rèn luyện dễ dàng. Nhà nước ta có biết bao chính sách xây dựng những mái ấm tình thương, làng trẻ em SOS… để cưu mang những trẻ em mồi côi không nơi nương tựa, ta cũng dễ dàng tìm thấy những chương trình hay quỹ từ thiện trên ti vi, báo đài như vì bạn xứng đáng, lục lặc vàng, điều ước thứ bảy, trái tim cho em…tham gia những hoạt động từ thiện ấy là một cách hữu hiệu để phát huy truyền thống tương thân tương ái của cha ông.
Tóm lại, câu tục ngữ ” thương người như thể thương thân” đã đúc rút một bài học đúng đắn và vẫn còn giá trị to lớn trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Mỗi chúng ta cần giữ gìn và phát huy truyền thống ” lá lành đùm lá rách” của dân tộc để xây dựng một cuộc sống tươi đẹp, văn minh. Câu tục ngữ cũng giúp ta hoàn thiện nhân cách, phát triển tâm hồn.