Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm – Văn mẫu lớp 7
Đánh giá bài viết Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất ...
Đánh giá bài viết Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may ...
Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên
Với lối nói ngắn gọn, giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có. Nhân cách, phẩm giá là thước đo giá trị con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn nghèo túng mà ta vẫn giữ được lối sống trong sạch, thanh cao, thì thật là quý giá vô cùng. Từ ngàn đời xưa việc giữ gìn nhân cách phẩm giá con người trong bất kỳ hoàn cảnh nào đã được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
Đói cho sạch, rách cho thơm
Đọc câu tục ngữ ta gặp ngay hai cảnh tượng đói và rách. Nhưng đối lập với hai cảnh tượng ấy lại là tính chất sạch và thơm . Như vậy ta cần hiểu rõ các chi tiết ấy để thấm nhuần lời dạy của ông cha ta. Đói nghĩa là thiếu thốn đủ thứ, không có cuộc sống đầy đủ. Và đã nghèo đói, thiếu thốn thì khó mà lành lặn cho được. Nghĩa là phải rách. Câu tục ngữ đã đặt con người ta vào tình huống thiếu thốn đến cơ cực. Vậy mà khi nghèo đói, thiếu thốn thì ta vẫn phải giữ cho sạch sẽ, tức là quần áo dù không lành lặn, có thế rách, vá víu nhưng phải sạch sẽ không có mùi hôi bẩn thỉu. Đã có biết bao người nghèo được như thế? Trên thực tế xã hội nếu hiểu theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây ông cha ta đã mượn những tính chất sạch, thơm để nhằm giáo dục con người.
Trong cuộc sống nhiều khi người ta vin vào cảnh túng nghèo thiếu thốn để đổ lỗi cho việc ăn mặc rách nát hoặc bẩn thỉu của mình. Đó chỉ là cái hình thức bên ngoài nhưng còn nhân cách và phẩm giá con người thì sao? đó mới chính là cái cốt lõi mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có được, điều này phải do chính con người tạo ra mới có. Nói một cách đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Ta có thể hiểu rằng: dù sống trong bất cứ hoàn cảnh nào ta cũng phải giữ cho được sự trong sạch, thanh cao, đẹp đẽ của tâm hồn, nghĩa là dù trong mọi tình huống no hay đói, rách rưới hay sung túc, con người ta đều phải biết giữ gìn nhân cách, lòng tự trọng của mình, đừng làm những điều xấu xa, bỉ ổi, bậy bạ để tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự gia đình. Bản thân mỗi người phải biết tự kiềm chế, phải sáng suốt và hết sức bình tĩnh trước mọi tình huống, mọi vấn đề, đừng vì nghèo túng hay vì vụ lợi cá nhân hoặc bất cứ một lý do nào khác mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Trong thực tế văn học đã cho chúng ta thấy điều đó. Nhân vật Lão Hạc trong truyện Lão Hạc (Nam Cao) là một hình tượng tuyệt đẹp và rất đáng trân trọng. Trước cái nghèo túng trầm trọng lão thà chết trong sạch chứ không thể để cho chính cái nghèo kia biến lão thành kẻ trộm cắp. Cái chết xót xa, đau đớn của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc bởi Lão Hạc là người nông dân nghèo nhưng có được tấm lòng và nhân cách đáng quý, thanh cao, đẹp đẽ, đáng khâm phục.
Hay nhân vật Chị Dậu trong Tắt đèn (Ngô Tất Tố), vì quá nghèo mà phải bán con, bán chó để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Vậy mà chị thẳng thắn ném thẳng nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân để giữ gìn vào bảo vệ lòng chung thuỷ đối với chồng.
Tất cả những tấm gương ấy đều là những nhân cách cao đẹp. Đặc biệt trong ca dao thì hình tượng con cò trong bài ca dao con cò mà đi ăn đêm là hình ảnh tiêu biểu cho người dân lao động bình thường, nghèo khó cơ cực, túng thiếu đói rách nhưng biết giữ gìn tiếng thơm cho con cháu đời sau.
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con
Lời răn dạy trên của ông cha ta từ ngàn đời xưa cứ vang vọng mãi cho đến đời nay và đến cả mai sau. Lời dạy ấy quả là một bài học sâu sắc, có giá trị giáo dục về nhân cách đạo đức cho con người. Thấm nhuần giá trị câu tục ngữ trên, mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời dạy trên.
Trong thực trạng xã hội ngày nay, đứng trước nguy cơ chạy theo đồng tiền, thì phẩm giá con người, nhân cách con người lại càng là một vấn đề hết sức quan trọng. Mỗi chúng ta quyết tâm giữ được sạch, thơm trong hoàn cảnh xã hội hiện nay quả là điều đáng quý.
Phân tích câu tục ngữ Đói cho sạch rách cho thơm – Bài làm 2
Nhân cách, phẩm chất là thước đo giá trị của con người. Nếu không may gặp hoàn cảnh khó khăn, nghèo đói mà ta vẫn giữ đượccuộc sống trong sạch thì quả là đáng quý vô cùng. Từ ngàn xưa, việc giữ gìn nhân cách của con người trong bất kỳ hoàn cảnh sống nào được ông cha ta nhắc nhở qua câu tục ngữ:
“ Đói cho sạch, rách cho thơm”
Ta hiểu như thế nào về lời dạy đó?
Trong câu tục ngữ, cảnh mở ra đầu tiên là “đói” và “ rách”. Nhưng đối lập với cảnh “đói” và “rách” lại là tính chất “sạch” và “thơm”. Thường thì đói là không đầy đủ, phải thiếu thốn và đã nghèo thì khó mà có thể lành lặn được, tức là phải rách. Câu tục ngữ đã nêu lên hoàn cảnh của con người lúc ở vào tình huống thiếu thốn, cơ cực. Ấy vậy mà khi nghèo đói khi thiếu thốn như vậy ta vẫn phải làm sao cho sạch sẽ, quần áo không lành lặn nhưng cũng phải làm sao cho thơm tho, tức là không có mùi hôi. Đã có bao nhiêu người nghèo đã làm được như vậy? Trên thực tế, neus theo nghĩa thực của câu tục ngữ thì quả là hiếm. Nhưng ở đây, ông cha ta mượn những tính chất sạch và thơm để nhằm giáo dục con người.
Thực tế, người ta thường vịn vào cảnh túng nghèo, thiếu thốn để đổ lỗi cho cách ăn mặc rách nát hoặc dơ bẩn của mình. Đó là hình thức bên ngoài nhưng còn giá trị, nhân phẩm của con người thì sao? Đây mới chính là cái lõi của câu tục ngữ muốn đề cập đến. Sạch và thơm không phải tự nhiên mà có, mà do chính ở con người tạo ra. Hay nói đúng hơn là do suy nghĩ, nhận thức của con người. Dù sống trong hoàn cảnh nghèo khổ, khó khăn như thế nào thì chúng ta cũng phải giũ cho được sự trong sạch, cao đẹp của tâm hồn. trong bất cứ hoàn cảnh sống nào ta cũng phải giữ cho được nhân cách, lòng tự trọng của con người, đừng làm điều xấu xa để làm tổn thương đến danh dự cá nhân, danh dự cgia đình. Ta phải biết kiềm chế, sáng suốt và bình tĩnh, đừng vì một khức quanh co trong cuộc đời nghèo túng mà bán rẻ lương tâm, danh dự của mình. Đúng vậy, nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao là một hình tượng cao đẹp thật đáng trân trọng. trước sự nghèo đói khốn cùng, lão thà chịu chết một cách trong sạch chứ không thể vì muốn sống mà gây lụy phiền cho mọi người. Cái chết của Lão Hạc đã gây xúc động trong lòng người đọc, bởi lẽ lão là một lão nông nghèo mà có được nhân cách đáng quý, đáng khâm phục. Hay chúng ta cũng biết chị Dậu trong tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố cũng quá nghèo phải bán con bán chó để nọp sưu cho chồng, vậy mà chị mạnh dạn ném nắm bạc vào mặt tên tri phủ Tư Ân đẻ bảo vệ lòng chung thủy với chồng.
Không chỉ trong một câu tục ngữ trên mà Biểu tượng người dân lao động bình thường, nghèo khổ nhưng biets giữ gìn “tiếng thơm” để lại cho con cháu đời sau, còn đuuọc thể hiện qua hình ảnh con cò trong bài ca dao “con cò mà đi ăn đêm”:
“Có xáo thì xáo nước trong,
Đừng xáo nước đục đau lòng cò con”
Đúng như vậy các bạn ạ, truyến thống, nhân cách, phẩm chất của con người Việt Nam chúng ta từ bao đời nay thật đáng trân trọng và tấm gương để cho con cháu đời sau noi theo. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào thì cái truyền thống ấy vẫn mãi mãi trường tồn vĩnh cửu.
Lời dạy trên thật là một bài học sâu sắc có giá trị giáo dục về nhân cách, đạo đức cho con người. thấm nhuần và hiểu rõ giá trị của câu tục ngữ, mỗi người trong chúng ta cố gắng thực hiện tốt lời giáo huấn trên. Và ngày nay, phẩm chất, nhân cách con người là một vấn đề càng được coi trọng. trong hoàn cảnh xã hội phức tạp nhưng ta luôn giữ được sạch, thơm là điều đáng quý vô ngần.