Giải thích câu tục ngữ: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề” Bài làm Những câu ca dao, tục ngữ dạy cho ta biết bao nhiêu bài học trong cuộc sống. Quan trọng nhất là việc chú trọng đào tạo nhân cách, lối suy nghĩ đúng đắn con người thì có ...
Đề bài: Anh/ chị hãy giải thích câu tục ngữ: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”
Bài làm
Những câu ca dao, tục ngữ dạy cho ta biết bao nhiêu bài học trong cuộc sống. Quan trọng nhất là việc chú trọng đào tạo nhân cách, lối suy nghĩ đúng đắn con người thì có lẽ thứ nhì là chọn cái nghề cái nghiệp. Điều đó cũng rất quan trọng, được thể hiện qua câu tục ngữ nổi tiếng: “Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, để rồi từ đây hình thành những hành động tuyệt vời, tạo nên những con người toàn vẹn, những công việc trên mọi lĩnh vực được hoàn thành, đóng góp vào sự phát triển chung bền vững của đất nước.
Trong câu tục ngữ đã khéo léo nhắc đến cho ta những suy nghĩ về nghề nghiệp trong cuộc sống của mỗi người, có lẽ có nghề nghiệp hay là có sự lao động có quy chuẩn, có sự phân chia sẽ giúp con người hiện đại và phát triển bản thân một cách rõ ràng, thoải mái hơn. Dù có ở thời đại nào nghề nghiệp cũng luôn cần thiết với mỗi người, gắn với cuộc sống, thu nhập, vui buồn, khó khăn, có thể định hình một con người.
Câu nói trải qua bao nhiêu lâu, càng khẳng đính tính đúng đắn, mẫu mực của nó với những con người chúng ta. Bởi vì lời khuyên ấy luôn có những lý lẽ hợp lý để giải thích cho nó, ta có thể hiểu được, qua câu “một nghề cho chín” ta thấy từ "chín" được dùng ở đây rất hay, là độ chín chắn,đậm sắc nhất của một đời của cả vạn vật, hay với con người trong lĩnh vực công việc, nghề nghiệp của mỗi người, đó là sự thành thạo, tinh thông nhất. Còn cụm từ “Chín nghề” ở đây cũng được dùng rất hay, hay chính là nổi bật sự chơi chữ phong phú của người xưa, đó là muốn nói sự làm nhiều việc, nhiều nghề khác nhau của một con người. Trong câu tục ngữ kia có liên hệ tới sự so sánh khá khập khiễng “một” và “chín”, vì sao lại có sự so sánh này ở đây, đó không phải là sự ngẫu nhiên, đó dường như là sự nghiên cứu, khảo sát kỹ càng của những người đi trước, đánh dấu tầm quan trọng của việc chọn một nghề mình thực sự muốn gắn bó, yêu, thực sự đam mê nó để cống hiến, để học hỏi còn hơn là nghề nào cũng học một cách hời hợt, hay nói đúng hơn chính là muốn nói phương châm dễ hiểu, áp dụng cho mọi trường hợp, đặc biệt là lúc này đây, đó là “chất lượng hơn số lượng”.
Xã hội càng phát triển, càng phát hiện ra thêm nhiều nghành nghề cần có con người khai thác, hoạt động. Do vậy, mỗi nghành nghề trong cuộc sống đều rất cần thiết nó tạo nguồn thu nhâp, làm phong phú thêm cho chất lượng cuộc sống mỗi người. Trước vô vàn ngã rẽ của nghề nghiệp, cũng qua câu nói này, khuyên ta luôn phải tỉnh táo để chọn cái nghề sao cho bằng cả trái tim nhiệt huyết, niềm yêu thích của mình, giữ lý trí của bản thân giữa ngàn lời khuyên của người thân, người có kinh nghiệm, những trang mạng,….. Và khi chọn được rồi thì cũng hiểu được mình cần những kiến thức nền tảng, kĩ năng trong công việc dần dần để theo đuổi hướng đi của cuộc đời mình, sao cho đạt được thành công ở đỉnh cao của sự “chín muồi” trong nghề nghiệp mình chọn.
Nếu như ta chọn nghề, học nghề theo thời vụ, vì niềm yêu nhất thời, lời khuyên quá ngọt ngào của người khác không suy nghĩ…. thì mọi chuyện sẽ khó khăn hơn, không gì bền vững không có niềm tin, ta không thực sự hiểu được niềm yêu nghề là gì, đương nhiên sẽ khó chạm vào thành công, làm gì cũng dở dang, không có sự sành sỏi đến mức tinh tường, làm lãnh đạo- chỉ đạo được người khác như ta hằng mong ước. Vì cái gì cũng chỉ dừng lại ở mức độ “thử xem ”, điều đó không phải đáng sợ hay sao?. Còn nữa, nếu chọn nghề theo kiểu “tham lam” muốn thử nhiều nghề để nhanh kiếm ra nhiều tiền, chúng ta sẽ không có đủ sự kiên tâm, sức lực và kĩ năng để thực hiên tốt mọi việc, điều đấy là tối kỵ trong công việc. Dễ dẫn đến sự thất nghiệp do vô vàn lý do không đáng kia.
Để việc chọn nghề, theo nghề không còn là điều khó khăn, dằn vặt với mỗi người. Xin hãy tập trung toàn bộ sức lực vào một công việc và làm công việc đó một cách chăm chỉ, tận tâm, lắng nghe lời khuyên, có vấp ngã, có đứng lên để mục tiêu đạt đến độ tinh thông trong công việc, và yên tâm, bằng lòng với nghề nghiệp của mình. Không nên "đứng núi này trông núi nọ", không yên tâm, hay thay đổi công việc, nghề nghiệp. Có thể thế hệ trẻ, là người luôn dám thử thách, chưa có sự kiên định thì có thể xem xét, nhớ là chỉ thay đổi nghề khi mình đã thực sự suy xét kĩ, có niềm tin, có sự đam mê, thấy được sự phù hợp rõ nét với nghề, tốt nhất là nên chọn đúng từ đầu.
Bài học từ câu tục ngữ ấy, đã in đậm vào lòng chúng ta. Đặc biệt trong thời buổi thị trường như hiện nay, con người cần sự tỉnh táo để theo đuổi nghề nghiệp của bản thân, đừng để sự cám dỗ của đồng tiền mà chao đảo. Còn đang được rèn luyện trên ghế nhà trường, rất nhiều thời gian, học sinh chúng ta biết định hướng cho bản thân, chuyên tâm học hành, học hỏi từ thực tế để có thể yên tâm thực hiện công việc, nghề nghiệp yêu thích của mình trong tương lai bạn nhé!.