Giải thích câu tục ngữ: Góp gió thành bão
Đề bài: Anh/Chị hãy giải thích câu tục ngữ “Góp gió thành bão” Bài làm Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam đã có rất nhiều câu nói nổi tiếng để nhằm nói lên sức mạnh của việc tích góp có thể mang đến sự thay đổi lớn, ...
Đề bài: Anh/Chị hãy giải thích câu tục ngữ “Góp gió thành bão”
Bài làm
Trong kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam đã có rất nhiều câu nói nổi tiếng để nhằm nói lên sức mạnh của việc tích góp có thể mang đến sự thay đổi lớn, trong đó có câu “góp gió thành bão” có lẽ không ai không biết. Câu tục ngữ đơn giản nhưng đã góp phần hình thành những suy nghĩ sâu sắc, đa dạng của con người chúng ta.
Câu tục ngữ muốn đề cập đến một vấn đề cơ bản của cuộc sống, đó là sự thay đổi về chất và lượng, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua hình ảnh của thiên nhiên, ông cha ta đã đề cập đến việc này một cách nhẹ nhàng để in đậm trong lòng người đọc. Những cơn giông bão, không tự nhiên mà thành, đó đều là sự góp sức của vô cùng nhiều những cơn gió mạnh, đó là hiện tượng thiên tai, mà hằng năm con người phải gánh chịu vì những biến đổi khí hậu,… Và cũng vậy có thể hiểu những cơn mưa kia không tự nhiên mà có mà đó là sự tích góp của biết bao nhiêu đám mây, bao nhiêu lâu, dồn tụ lại nhưng ít hơn. Đó là nghĩa đen, còn nghĩa bóng thì sao?. Ta có thể hiểu đơn giản, tùy theo sự tích góp về cả chất và lượng mà có thể tạo ra những sự thay đổi từ nhỏ đến lớn trong con người, trong mọi công việc, mọi thứ quanh ta.
Đồng nghĩa với câu tục ngữ, có những câu như “kiến tha lâu đầy tổ”, “nước chảy đá mòn”, “tích tiểu thành đại”,…Vậy mới thấy hết được giá trị của sự tích góp, sẽ không có gì là không liên quan đến nhau trong cuộc sống này cả. Ta không mong muốn, nhưng vô hình chung, quy luật vốn vậy, không thể nào chối cãi. Ví dụ, ta trưởng thành lên, đó là nhờ những năm tháng học tập, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm không phải chỉ riêng ở trong trường lớp, mà còn ở trong cuộc sống, và cũng không phải của một người mà từ rất nhiều người. Và cũng không dễ để mà nói những người thành công, là do một hai ngày gần đó họ đã nỗ lực thật nhiều, hay do họ may mắn, hay do họ thông minh không, nếu như không có các phẩm chất như sự kiên định, tính kiên trì, nhẫn nại, tích lũy kiến thức, thực hành thành thạo thì họ đâu có ngày đó, và cũng chỉ có người trọng cuộc mới hiểu được họ đã vất vả, hy sinh như thế nào để có được thành công xứng đáng đó.
Sự gom góp những điều nhỏ nhặt, thành những điều lớn đã không còn xa lạ gì trong cuộc sống, nó thiết thực, vận dụng được vào thực tiễn ngay. Trên mọi lĩnh vực, từ tình yêu đến hôn nhân, từ hy vọng thành hành động thực tế, từ việc lên lớp của ta, từ việc chăm sóc cây cảnh, con vật để nó lớn từng ngày, từ việc chịu khó tập luyện thể dục, thể thao để có một thân hình đẹp, khỏe mạnh,….Cũng dễ hiểu khi có thể nói nó cũng có ý nghĩa với sự kiên trì. Điều đó, tôn vinh giá trị của đức tính này với ta, rèn luyện cho ta đức tính kiên trì, cần mẫn, chăm chỉ, đều là những đức tính tốt ta có thể mang theo đến suốt cuộc đời, làm cuộc đời ta khởi sắc hơn.
Còn ở khía cạnh về sự đoàn kết, cũng có dính dáng với câu nói, vì như ví dụ: Những người thành công, những người tâm đầu ý hợp, sẽ cũng nhau hợp tác kinh doanh, từ một doanh nghiệp nhỏ, nếu làm ăn tốt sẽ đưa nó thành công ty lớn hơn, điều kiện lớn hơn.Dù có khó khăn đến đâu, một khi tất cả đã đồng lòng, nhiều người cùng giúp một người, sự hợp sức ấy sẽ đưa ta lên, vượt qua một cách dễ dàng. Vì vậy, nên phải biết quý trọng những người đó, chớ có “ăn cháo đá bát”.
Và cũng có thể gắn câu nói đó với sự thay đổi có thể tính trong một khoảng thời gian. Đã có những con người vì không được giáo dục, từ bé đến lớn chỉ quen sống dựa dẫm, không biết vâng lời, không chịu học hành, dễ theo những thói hư tật xấu để rồi lớn lên cũng trở thành con người hư hỏng, rồi lại dính vào tệ nạn, vào vòng tay pháp luật, làm xấu mặt gia đình. Và đương nhiên cũng có người ngược lại, họ lại sống tốt bởi vì từ bé họ đã sống có định hướng “tốt”, sống “đúng”. Không có gì là sự tuyệt đối, tất cả đều là sự tương đối, có con người xấu, nhưng họ biết thay đổi, cải thiện từng ngày. Người tốt có thể thành người xấu trong một khoảng thời gian dài sa ngã và ngược lại.
Câu tục ngữ dù trải qua bao nhiêu lâu, vẫn giữ nguyên giá trị với con người. Nó đi từ thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm của cha ông vô cùng đúng đắn, nó cho ta hiểu rằng sự tích góp, sự kiên trì, sự đoàn kết đều là những điều đẹp đẽ ta cần phải vận dụng, học tập để cố gắng để nâng bản thân lên những tầm cao mới.