13/01/2018, 11:24

Giải Sinh lớp 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi

Giải Sinh lớp 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi Bài 1 (trang 122 SGK Sinh học 12): Hãy sưu tập các hình ảnh của đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó. Lời giải: Học sinh tự sưu tầm ...

Giải Sinh lớp 12 Bài 27: Quá trình hình thành quần thể thích nghi


Bài 1 (trang 122 SGK Sinh học 12): Hãy sưu tập các hình ảnh của đặc điểm thích nghi và giải thích đặc điểm đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với sinh vật đó.

Lời giải:

Học sinh tự sưu tầm và giải thích (dựa vào SGK).

Bài 2 (trang 122 SGK Sinh học 12): Hãy đưa ra một giả thuyết giải thích quá trình hình thành một quần thể cây có khả năng kháng lại một loài côn trùng từ một quần thể ban đầu bị sau phá hoại.

Lời giải:

Nếu có một quần thể cây được hình thành từ một quần thể ban đầu do một loài côn trùng phá hoại mà lại có khả năng kháng lại loài côn trùng đó, thì có thể hiểu như sau: Do đột biến gen hoặc biến dị tổ hợp, có một số cây trồng đã sản sinh ra một số chất độc đối với côn trùng. Có thể trong điều kiện bình thường (không có sâu hại), những cây có chứa các chất độc này phát triển chậm hoặc yếu hơn cây khác vì phải tiêu tốn thêm năng lượng ngăn chặn tác hại của chất độc đối với chính mình hoặc bài tiết chất độc ra ngoài nên số lượng cây này không tăng lên được. Tuy nhiên, khi có sâu hại xuất hiện thì hầu hết các cây khác bị sâu tiêu diệt chỉ còn lại một số cây có chất độc trong lá hoặc thân cây có thể tồn tại và phát triển được. Số cây này nhanh chóng phát triển thành quần thể cây trồng kháng sâu nếu áp lực chọn lọc ngày một tăng.

Bài 3 (trang 122 SGK Sinh học 12): Tại sao các loài nấm độc lại thường có màu sắc sặc sỡ?

Lời giải:

Màu sắc sặc sỡ của nấm được gọi là màu sắc "cảnh báo". Đây là một đặc điểm thích nghi vì nó "cảnh báo" cho các động vật ăn nấm là chúng chứa chất độc. Thực tế, khi động vật ăn phải nấm độc có màu sắc sặc sỡ thì sau đó nhìn thấy nấm có màu sắc sặc sỡ sẽ không dám ăn.

Bài 4 (trang 122 SGK Sinh học 12): Một số loài sinh vật có các đặc điểm giống các đặc điểm thích nghi của loài sinh vật khác, người ta còn gọi đó là các đặc điểm "bắt chước". Ví dụ, một số loài côn trùng không có chất độc lại có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của loài côn trùng có chứa chất độc. Đặc điểm bắt chước đó đem lại giá trị thích nghi như thế nào đối với loài côn trùng không có chất độc tự vệ?

Lời giải:

Những loài côn trùng độc (sâu róm, bọ nét…) thường có màu sắc sặc sỡ gọi là màu sắc "cảnh báo" khiến cho các sinh vật khác không dám ăn chúng. Các loài khác sống cùng với loài côn trùng độc này nếu tình cờ có đột biến làm cho cá thể nào đó có màu sắc sặc sỡ giống màu sắc của côn trùng độc thì cá thể đó cũng được lợi vì rằng các loài thiên dịch của chúng tưởng đây là loài độc sẽ không dám ăn mặc dù những sinh vật có đặc điểm "bắt chước: không chứa chất độc.

Bài 5 (trang 122 SGK Sinh học 12): Tại sao lúc đầu ta dùng một loại hoá chất thì diệt được tới 90% sâu tơ hại bắp cải nhưng sau nhiều lần phun thuốc thì hiệu quả diệt sâu của thuốc diệt lại giảm dần?

Lời giải:

Khả năng kháng thuốc do nhiều gen quy định. Dưới tác động của chọn lọc tự nhiên, các gen kháng thuốc được tích luỹ ngày càng nhiều trong cơ thể, cho đến lúc khả năng kháng thuốc ngày càng hoàn thiện. Đó chính là sự hình thành đặc điểm thích nghi của sâu để chống lại sự tiêu diệt của con người.

Bài viết liên quan

  • Giải Sinh lớp 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 28: Loài
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 42: Vệ sinh da
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào
  • Giải Sinh lớp 8 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của da
  • Giải Sinh lớp 9 Bài 49: Quần thể xã sinh vật
  • Giải Sinh lớp 12 Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Giải Sinh lớp 6 Bài 12: Biến dạng của rễ
0