13/01/2018, 16:13

Giải Lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm

Giải Lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm Bài C1 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn? Lời giải: Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không ...

Giải Lý lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm


Bài C1 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm ở thí nghiệm trên là ảnh gì? So với cây nến thì lớn hơn hay nhỏ hơn?

Lời giải:

Ảnh của cây nến quan sát được trong gương cầu lõm là ảnh ảo (không hứng được trên màn chắn). So với cây nến thật thì ảnh lớn hơn.

Bài C2 (trang 22 SGK Vật Lý 7): Hãy bố trí một thí nghiệm để so sánh ảnh ảo của một vật tạo bởi gương cầu lõm với ảnh của cùng vật đó tạo bởi gương phẳng. Mô tả cách bố trí thí nghiệm. Nêu kết quả so sánh.

Lời giải:

Bố trí thí nghiệm: Đặt hai cây nến giống nhau thẳng đứng ở phía trước và cách đều hai gương (gương phẳng và gương cầu lồi) một khoảng bằng nhau.

Kết quả thí nghiệm: Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo của vật đó tạo bởi gương phẳng.

Kết luận: đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật.

Bài C3 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Quan sát chùm tia phản xạ xem nó có đặc điểm gì?

Lời giải:

Quan sát thấy chùm tia phản xạ trên gương cầu lõm giao nhau (hội tụ) tai một điểm ở trước gương

Bài C4 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Hình 8.3 là một thiết bị dùng gương cầu lõm hứng ánh sáng mặt trời để nung nóng vật. Hãy giải thích vì sao vật đó lại nóng lên.

Lời giải:

Có thể hiểu chùm tia sáng song song từ mặt trời mang năng lượng (nhiệt) tới gương cầu lõm phản xạ trên gương và hội tụ tại một điểm (tập trung nhiệt lượng) làm cho điểm ấy nóng lên (vật đặt tại đó nóng lên)

Bài C5 (trang 23 SGK Vật Lý 7): Bằng cách di chuyển đèn pin, hãy tìm vị trí của S để thu được chùm phản xạ là một chùm sáng song song.

Lời giải:

Kết luận: Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm ở một vị trí thích hợp; có thể cho một chùm tia phản xạ song song.

Bài C6 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Xoay pha đèn đến vị trí thích hợp để thu được chùm phản xạ song song từ pha đèn chiếu ra.

Giải thích vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin có thể chiếu ánh sáng đi xa mà vẫn sáng rõ?

Lời giải:

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do đó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm (trong pha đèn) biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chụm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Lời giải:

Trong pha đèn có một gương cầu lõm. Do đó khi xoay pha đèn đến một vị trí thích hợp thì chùm sáng phân kì phát ra từ đèn sẽ bị gương cầu lõm (trong pha đèn) biến đổi thành chùm tia phản xạ song song. Năng lượng của chụm tia sáng song song bị hao hụt ít khi truyền đi xa, nhờ đó ánh sáng truyền đi xa mà vẫn sáng rõ.

Bài C7 (trang 24 SGK Vật Lý 7): Muốn thu được chùm sáng hội tụ từ đèn ra thì phải xoay pha đèn để cho bóng đèn ra xa hay lại gần gương?

Lời giải:

Thực nghiệm cho thấy muốn được chùm tia phản xạ hội tụ, ta phải xoay pha đèn sao cho bóng đèn ra xa gương

 

Từ khóa tìm kiếm:

  • giai bai tap vat li 7 bai 8
  • giải bài tập vật lý 7 bài 8
  • https://baitaphay com/giai-ly-lop-7-bai-8-guong-cau-lom-9868 html
  • vat li 7 bai 8
  • giai bai tap gương cầu lõm vật lý 7

Bài viết liên quan

  • Giải lý lớp 9 Bài 45: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính phân kì
  • Giải Lý lớp 8 Bài 29: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương II: Nhiệt học
  • Giải Lý lớp 8 Bài 18: Câu hỏi và bài tập tổng kết chương I: Cơ học
  • Giải Lý lớp 7 Bài 6: Thực hành: Quan sát và vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
  • Giải Lý lớp 8 Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
  • Giải Lý lớp 8 Bài 19: Các chất được cấu tạo như thế nào?
  • Giải lý lớp 9 Bài 40: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
  • Giải lý lớp 9 Bài 43: Ảnh của một vật tạo bởi thấu kính hội tụ
0