Giải Lý lớp 7 Bài 11: Độ cao của âm
Giải Lý lớp 7 Bài 11: Độ cao của âm Bài C1 (trang 31 SGK Vật Lý 7) Lời giải: Bài C2 (trang 31 SGK Vật Lý 7): Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn? Lời giải: Con lắc có dây ngắn (20 cm) có số dao động trong 1 giây ...
Giải Lý lớp 7 Bài 11: Độ cao của âm
Bài C1 (trang 31 SGK Vật Lý 7)
Lời giải:
Bài C2 (trang 31 SGK Vật Lý 7): Từ bảng trên, hãy cho biết con lắc nào có tần số dao động lớn hơn?
Lời giải:
Con lắc có dây ngắn (20 cm) có số dao động trong 1 giây nhiều hơn tần số dao động của nó lớn hơn.
Nhận xét: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.
Bài C3 (trang 32 SGK Vật Lý 7)
Lời giải:
Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp
Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.
Bài C4 (trang 32 SGK Vật Lý 7): Hãy lắng nghe âm phát ra và điền từ thích hợp trong khung vào chỗ trống:
Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động… âm phát ra…
Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động… âm phát ra…
Lời giải:
– Miếng bìa dao động chậm —> âm phát ra thấp (âm trầm)
– Miếng bìa dao động nhanh —> âm phát ra cao (âm bổng)
Kết luận: Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn âm phát ra càng bổng.
Bài C5 (trang 33 SGK Vật Lý 7): Một vật dao động phát ra âm có tần số 50Hz và một vật khác dao động phát ra âm có tần số 70Hz. Vật nào dao động nhanh hơn? Vật nào phát ra âm thấp hơn?
Lời giải:
Theo kết luận trên ta thấy:
– Vật dao động có tần số 70Hz sẽ dao động nhanh hơn vật dao động có tần số 50Hz
– Âm phát ra có tần số 70Hz bổng hơn âm phát ra có tần số 50 Hz.
Bài C6 (trang 33 SGK Vật Lý 7): Hãy tìm hiểu xem khi vặn cho dây đàn căng nhiều, căng ít thì âm phát ra sẽ cao, thấp thế hào? Và tần số lớn, nhỏ ra sao?
Lời giải:
Theo kết luận trên ta thấy:
– Dây đàn căng nhiều thì âm phát ra cao (bổng) và tần số âm lớn.
– Dây đàn căng ít thì âm phát ra thẩp (trầm) và tần số âm nhỏ.
Bài C7 (trang 33 SGK Vật Lý 7): Cho đĩa trong thí nghiệm ở hình 11.3 quay, em hãy lần lượt chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ ở gần vành đĩa và vào một hàng lỗ ở gần tâm đĩa. Trong trường hợp: nào âm phát ra cao hơn?
Lời giải:
Khi đĩa quay đều nếu chạm miếng bìa 1 vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa => âm (phạch phạch) phát cao hơn khi chạm bìa vào hàng lỗ ở gần vành đĩa. Kết quả này có được là do tần số âm của miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần tâm đĩa lớn hơn tần số âm của miếng bìa chạm vào hàng lỗ ở gần vành đĩa.
Ghi chú: Tai người bình thường nghe được âm có tần số từ 20Hz đến 20.000Hz. Âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm.
Âm có tần số lớn hơn 20.000Hz gọi là siêu âm. Tai người không nghe được hạ âm và siêu âm.
Từ khóa tìm kiếm:
- giai c5 C6 C7 chuong 2 vat li 7 do cao cua am
- trả lời c1 trang 31 vật lý 7 độ to của nguồn âm
- giải bài tập lý 7 độ cao của âm
- giai bai tap vat ly 7 bai do to cua am bai 12
- giải bài tập địa lý độ cao của âm
Bài viết liên quan
- Giải Lý 12 Bài 11: Đặc trưng sinh lí của âm
- Giải Lý lớp 12 Bài 4: Dao động tắt dần. Dao động cưỡng bức
- Giải Lý lớp 7 Bài 25: Hiệu điện thế
- Giải Lý lớp 8 Bài 12: Sự nổi
- Giải Lý lớp 6 Bài 15: Đòn bẩy
- Giải Lý lớp 7 Bài 7: Gương cầu lồi
- Giải Lý lớp 11 Bài 20: Lực từ. Cảm ứng từ
- Giải Lý lớp 7 Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện