13/01/2018, 11:30

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy Bài 1: Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? a) Fe 3 O 4 . b) KClO 3 . c) KMnO 4 . ...

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Giải Hóa 8 bài 27: Điều chế khí oxi – Phản ứng phân hủy

Bài 1:

Những chất nào trong số các chất sau được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

a) Fe3O4.

b) KClO3.

c) KMnO4.

d) CaCO3.

e) Không khí.

g) H2O.

Lời giải:

Những chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là:

b) KClO3.

c) KMnO4.

Bài 2:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp về nguyên liệu, sản lượng và giá thành?

Lời giải:

Sự khác nhau về cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm (PTN) và trong công nghiệp (CN).

-Nguyên liệu:

PTN: KClO3 hoặc KMnO4

CN: Không khí và nước.

-Sản lượng:

PTN: Thể tích nhỏ dùng cho thí nghiệm.

CN: Sản lượng lớn dùng cho công nghiệp và y tế.

-Giá thành:

PTN: Gía thành cao.

CN: Giá thành hạ vì nguyên liệu là không khí và nước.

Cách điều chế trong CN và PTN cũng khác nhau, trong PTN nhiệt phân KClO3 (hoặc KMnO4) còn trong CN từ hóa lỏng không khí hay điện phân nước.

Bài 3:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp? Dẫn ra 2 thí dụ để minh họa.

Lời giải:

Sự khác nhau giữa phản ứng phân hủy và phản ứng hóa hợp.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Thí dụ:

CaO + CO2 → CaCO3.

2Cu + O2 → 2CuO.

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Thí dụ:

2HgO → 2Hg + O2

2KClO3 → 2KCl + 3O2

Bài 4:

Tính số mol và số gam kali clorat cần thiết để điều chế được:

a) 48g khí oxi.

b) 44,8 lít khí oxi (ở đktc).

Lời giải:

nO2 = 48/32 = 1,5 mol.

Phương trình phản ứng:

2KClO3 → 2KCl + 3O2.

x = 2.1,5/3 =1 mol.

mKCLO3 = 122,5.1 = 122,5g.

nO2 = 44,8/22,4 =2 mol

Phương trình phản ứng:

2KClO3 → 2KCl + 3O2

x = 2.2/3 =1,33 mol.

mKCLO3 = 122,5.1,33 = 162,92g.

Bài 5:

Nung đá vôi CaCO3 được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng hóa học nào? Vì sao?

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

CaCO3 → CaO + CO2.

b) Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng phân hủy vì một chất sinh ra hai chất mới.

Bài 6:

Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao.

a) Tính số gam sắt và oxi cần dùng để điều chế được 2,32g oxi sắt từ?

b) Tính số gam kali pemanganat KMnO4 cần dùng để có được lượng oxi dùng cho phản ứng trên, biết rằng khi nung nóng 2 mol KMnO4 thì thu được 1 mol O2.

Lời giải:

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

3Fe + 2O2 → Fe3O4.

nFe3O4 = 2,32/232 = 0,01 mol.

nFe= 0,01.3 = 0,03 mol.

nO2= 0,01.2 = 0,02 mol.

mFe = 0,03.56 = 1,68g.

mO2 = 0,02.32 = 0,64g.

b) Phương trình phản ứng nhiệt phân KMnO4:

2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

nKMnO4 = 0,02.2 = 0,04 mol.

mKMnO4 = 0,04.158 = 6,32g.

Bài viết liên quan

  • Giải Hóa lớp 8 bài 33: Điều chế khí hiđro – Phản ứng thế
  • Giải Hóa lớp 8 bài 31: Tính chất – Ứng dụng của hiđro
  • Giải Hóa lớp 8 bài 44: Bài luyện tập 8
  • Giải Hóa lớp 8 bài 10: Hóa trị
  • Giải Hóa lớp 9 bài 45: Axit axetic
  • Giải Hóa lớp 8 bài 20: Tỉ khối của chất khí
  • Giải Hóa lớp 8 bài 25: Sự oxi hóa – Phản ứng hóa hợp – Ứng dụng của oxi
  • Giải Hóa lớp 8 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
0