Giai đoạn hội nhập (sau 1960).
Lý thuyết quản trị theo quá trình (Management by process- MBP): Những lý thuyết trước đây thường lấy công nghệ làm trọng tâm phân tích và cơ cấu tổ chức có hình kim tự tháp (hình 2.1) ...
Lý thuyết quản trị theo quá trình (Management by process- MBP):
Những lý thuyết trước đây thường lấy công nghệ làm trọng tâm phân tích và cơ cấu tổ chức có hình kim tự tháp (hình 2.1)
Lý thuyết quản trị theo quá trình MBP (Tác giả tiêu biểu là Harold Koontz) thì lấy khách hàng làm trọng tâm phân tích và cơ cấu tổ chức theo kiểu dàn ngang (mô hình “cái chặn giấy” – paper weight organization- hình 2.2), các cấp quản trị trung gian giảm tối đa, nhân viên trang bị kiến thức tổng hợp để có khả năng đưa ra những quyết định độc lập.
Lý thuyết hệ thống:
Trường phái quản trị hệ thống xem tổ chức là một hệ thống mở, gồm nhiều phần tử tập hợp thành, được sắp xép một cách có hệ thống, tác động qua lại với nhau, tạo ra năng lực mới, tính chất mới cho cả hệ thống. Thông qua các phần tử của hệ thống có thể giảm bớt các bất trắc hoặc tận dụng các cơ hội để từ đó hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức với hiệu quả cao nhất. Hình 2.3 cho thấy tổng quan về hệ thống của một tổ chức.
Dựa trên sự phân biệt giữa thuyết X và thuyết Y, Ouchi đã đưa ra một thuyết mới – Thuyết Z. Ong cho xuất bản “Thuyết Z” vào 1981, cuốn sách được xếp vào loại bán chạy nhất nước Mỹ. So sánh giữa doanh nghiệp Nhật bản và doanh nghiệp phương Tây, ông tìm ra sự tương phản giữa chúng qua bảng 2.2 sau:
Giá trị của thuyết Z nổi lên nhờ sự trình bày về vai trò của “một nền văn hóa kiểu Z” đối với sự phát triển nhanh và vững chắc của một doanh nghiệp, ông cho rằng văn hoá của doanh nghiệp bao gồm một tập hợp biểu tượng, nghi lễ,huyền thoại, triết lý … cho phép truyền đạt đến người làm việc các giá trị và niềm tin nội thân của doanh nghiệp, hạt nhân cuả văn hoá một doanh nghiệp là triết lý kinh doanh của nó. Ông đặc biệt chú trọng đến tinh thần và giá trị tập thể của phương pháp quản lý Nhật bản. Trọng tâm và mục tiêu cơ bản của thuyết Z là quá trình công nghệ chuyển từ doanh nghiệp kiểu A đến kiểu Z. Một số công ty lớn của Mỹ như Kodak, General Motors đã thành công khi áp dụng thuyết Z của ông.
Trường phái quản trị ngẫu nhiên:
Trường phái quản trị ngẫu nhiên chủ trương quản trị theo tình huống ngẫu nhiên không rập khuôn máy móc các nguyên tắc, trái lại phải hết sức linh hoạt, sáng tạo, vận dụng phối hợp các lý thuyết quản trị vào từng tình huống cụ thể.