14/01/2018, 18:11

Giải bài tập trang 64 SGK Hóa học lớp 10: Liên kết cộng hóa trị

Giải bài tập trang 64 SGK Hóa học lớp 10: Liên kết cộng hóa trị Giải bài tập môn Hóa học lớp 10 Giải bài tập Hóa học lớp 10: Liên kết cộng hóa trị tóm tắt lại các kiến thức cơ bản, giúp các em nhanh ...

Giải bài tập trang 64 SGK Hóa học lớp 10: Liên kết cộng hóa trị

Giải bài tập Hóa học lớp 10: Liên kết cộng hóa trị

tóm tắt lại các kiến thức cơ bản, giúp các em nhanh chóng nắm bắt kiến thức bài học. Đồng thời, lời giải hay bài tập hóa học 10 này còn hướng dẫn giải chi tiết các bài tập trong sách giáo khoa, hi vọng sẽ giúp các em học tốt môn Hóa học 10. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Hóa học lớp 10: Luyện tập bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học

Giải bài tập trang 59, 60 SGK Hóa học lớp 10: Liên kết ion - Tinh thể ion

Giải bài tập trang 70, 71 SGK Hóa học lớp 10: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử

Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 64 SGK Hóa 10: Liên kết cộng hóa trị

A. Lý thuyết về liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị

a) Tuy nhiên, sự hình thành liên kết trong phân tử giữa những nguyên tử của các nguyên tố có bản chất hóa học giống nhau hoặc tương tự nhau thì không thể giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử bằng lí thuyết nhường và thu electron ở lớp ngoài cùng như kiểu hình thành liên kết ion. Để giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử các loại này người ta phải giải thích bằng liên kết cộng hóa trị.

Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

Liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng cách góp electron để đạt cấu hình 8 electron giống khí hiếm gần nhất.

Thí dụ:

Trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử Clo đạt được cấu hình 8 electron giống khí hiếm Ar bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành electron chung

Công thức cấu tạo: Cl - Cl

Các phân tử H2, O2, N2, Cl2... tạo nên từ hai nguyên tử của cùng một nguyên tố (có độ âm điện như nhau) nên cặp electron chung không bị lệch về phía nguyên tử nào. Đó là liên kết cộng hóa trị không cực.

b) Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

Thí dụ: Phân tử hiđro clorua HCl.

- Trong phân tử hiđro, mỗi nguyển tử (H và Cl) góp 1 electron tạo thành một cặp electron chung để tạo liên kết cộng hóa trị. Cặp electron liên kết bị lệch về phía Clo, (độ âm điện của Cl là 3,5 lớn hơn độ âm điện của H là 2,1) liên kết cộng hóa trị này bị phân cực.

Công thức cấu tạo: H – Cl

c) Định nghĩa liên kết cộng hóa trị

Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bằng một hay nhiều cặp electron chung.

d) Hóa trị trong hợp chất cộng hóa trị

Hóa trị của một nguyên tố trtong hợp chất cộng hóa trị gọi là cộng hóa trị và bằng số liên kết mà nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác trong phân tử.

2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học

Hiệu số độ âm điện

0,0 → < 0,4

0,4 → < 1,7

≥ 1,7

Loại liên kết

Cộng hóa trị không cực

Cộng hóa trị có cực

Ion

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 10 trang 64.

Bài 1. (SGK Hóa 10 trang 64)

Chọn câu đúng nhất về liên kết cộng hóa trị.

Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau.

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử.

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau.

D. Được tạo nên giữa 2 nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

Giải bài 1:

Đáp án: D

Bài 2. (SGK Hóa 10 trang 64)

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A. Trong liên kết cộng hóa trị, cặp electron lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

B. Liên kết cộng hóa trị có cực được tạo thành giữa 2 nguyên tử có hiệu độ âm điện từ 0,4 đến nhỏ hơn 1,7.

C. Liên kết cộng hóa trị không có cực được tạo nên từ các nguyên tử khác hẳn nhau về tính chất hóa học.

D. Hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tử lớn thì phân tử phân cực yếu.

Giải bài 2:

Đáp án: B

Bài 3. (SGK Hóa 10 trang 64)

Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho:

A. Khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học.

B. Khả năng nhường electron của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

C. Khả năng tham gia phản ứng mạnh hay yếu của nguyên tử đó.

D. Khả năng nhường proton của nguyên tử đó cho nguyên tử khác.

Giải bài 3:

Đáp án: A

Bài 4. (SGK Hóa 10 trang 64)

Thế nào là liên kết ion, liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực? Cho thí dụ minh họa.

Giải bài 4:

Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

Thí dụ: K+ + Cl-  → KCl

Liên kết cộng hóa trị không cực là liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng những cặp electron chung.

Thí dụ: 

Liên kết cộng hóa trị trong đó những cặp electron chung bị lệch về phía một nguyên tử được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực.

Thí dụ: 

Bài 5. (SGK Hóa 10 trang 64)

Dựa vào hiệu độ âm điện các nguyên tố, hãy cho biết có loại liên kết nào trong các chất sau đây: AlCl3, CaCl2, CaS, Al2S3?

Lấy giá trị độ âm điện của các nguyên tố ở bảng 6 trang 45

Giải bài 5:

Hiệu dộ âm điện CaCl2: 2,16 -> Liên kết ion.

Hiệu độ âm điện AlCl3, CaS, Al2S3 lần lượt là: 1,55; 1,58; 0,97 -> Liên kết cộng hóa trị có cực.

Bài 6. (SGK Hóa 10 trang 64)

Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử sau: Cl2, CH4, C2H4, C2H2, NH3.

Giải bài 6:

Công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử sau:

Bài 7. (SGK Hóa 10 trang 64)

X, A, Z là những nguyên tố có số điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

b) Dự đoán liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và A, A và Z, Z và X.

Giải bài 7:

a) 9X: 1s2 2s2 2p5:  Đây là F có độ âm điện là 3,98.

19A: 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s1: Đây là K có độ âm điện là 0,82.

8Z: 1s2 2s2 2p4:  Đây là O có độ âm điện là 3,44.

b) Cặp X và A, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 0,82 = 3,16, có liên kết ion.

Cặp A và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,44 – 0,82 = 2,62, có liên kết ion.

Cặp X và Z, hiệu số độ âm điện là: 3,98 – 3,44 = 0,54, có liên kết cộng hóa trị có cực.

0