Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 có đáp án Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 . ...
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
. Đây là tài liệu hữu ích dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh, nhằm phục vụ việc ôn tập và củng cố kiến thức để chuẩn bị cho kì thi giữa học kì 1. Mời các bạn tham khảo.
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Marie Curie, TP. Hồ Chí Minh năm học 2015 - 2016
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11 trường THPT Thống Nhất A, Đồng Nai năm học 2016 - 2017
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH |
ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút |
I. Đọc hiểu (5.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Tuổi trẻ không là khái niệm chỉ một giai đoạn trong đời người, mà chỉ một trạng thái tâm hồn. Tuổi trẻ không nhất thiết phải gắn liền với sức khỏe và vẻ tráng kiện bên ngoài, mà lại gắn với ý chí mạnh mẽ, trí tưởng tượng phong phú, sự mãnh liệt của tình cảm và cảm nhận phấn khởi với suối nguồn cuộc sống.
Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn[...]. Không ai già đi vì tuổi tác, chúng ta chỉ già đi khi để tâm hồn mình héo hon. Thời gian hình thành tuổi tác, thái độ tạo nên tâm hồn. Năm tháng in hằn những vết nhăn trên da thịt, còn sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn chúng ta.
(Mac Anderson, Điều kì diệu của thái độ sống, Nxb Tổng hợp TP.HCM, 2008, trang 68)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản. (1.0 điểm)
Câu 2. Trong vế câu "Sự thờ ơ với cuộc sống sẽ tạo ra những vết nhăn trong tâm hồn", từ nào được dùng theo nghĩa chuyển? Nêu cách hiểu ngắn gọn của anh chị về nghĩa của từ đó. (1.0 điểm)
Câu 3. Văn bản gửi đến anh/chị thông điệp gì (trả lời ngắn gọn)? (1.0 điểm)
Câu 4. Viết đoạn văn (từ 15 đến 20 dòng) làm rõ ý: "Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát, ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn". (2.0 điểm)
II. Làm văn (5.0 điểm)
Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ.
----- HẾT -----
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 11
SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH |
ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2016 - 2017 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 |
I. Đọc hiểu. 5.0
1. Xác định phương thức biểu đạt và phong cách chức năng ngôn ngữ của văn bản.
- Phương thức biểu đạt: Nghị luận. 0.5
- Phong cách ngôn ngữ chính luận. 0.5
2. Từ chuyển nghĩa
- Từ "vết nhăn" được dùng theo nghĩa chuyển. 0.5
- Ý nghĩa: Biểu thị sự già nua, chai sạn trong tâm hồn. 0.5
3. Văn bản gửi đến thông điệp: 1.0
- Đừng để tâm hồn trở nên già nua.
- Hãy giữ cho tâm hồn luôn tươi trẻ bằng cách sống mạnh mẽ, lạc quan, can đảm, yêu thương.
4. Viết đoạn văn
a. Yêu cầu về kĩ năng: 0.5
- Biết cách viết đoạn văn; đoạn văn hoàn chỉnh theo lối diễn dịch, chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
- Đảm bảo dung lượng như yêu cầu đề.
b. Yêu cầu về kiến thức: 1.5
- Giải thích: Câu nói bàn về những biểu hiện của tuổi trẻ.
- Bàn luận:
- Tuổi trẻ thể hiện ở lòng can đảm chứ không phải tính nhút nhát: Sống dũng cảm, dám nói, dám làm, thể hiện bản lĩnh cá nhân.
- Tuổi trẻ thể hiện ở sở thích phiêu lưu trải nghiệm hơn là ở sự tìm kiếm an nhàn: Sống tích cực, nhiệt huyết, luôn muốn thử thách bản thân, tìm kiếm điều mới mẻ.
- Bài học: Hãy sống dũng cảm và nhiệt huyết để không phí hoài tuổi trẻ và đời người.
- Lưu ý: Thí sinh có thể trình bày bài làm theo những cách khác, nhưng phải nhưng phải hợp lí, thuyết phục; Giáo viên linh hoạt trong đánh giá.
II. làm văn: Cảm nhận tâm sự của Tú Xương gửi gắm trong bài thơ Thương vợ 5.0
1. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. 0.5
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm sự của Trần Tế Xương gửi gắm trong bài thơ "Thương vợ" 0.5
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. 3.0
- Giới thiệu tác giả Trần Tế Xương, tác phẩm "Thương vợ", vấn đề nghị luận: Tâm sự của nhà thơ, dẫn thơ. 0.5
- Cảm nhận tâm sự của Tú Xương: 2.0
- Thấu hiểu, yêu thương, quý trọng, tri ân vợ
- Tự trách mình, nhận ra sự bất lực của bản thân trong hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ.
- Chửi đời, lên án xã hội bạc bẽo, bất công.
- Đánh giá: 0.5
- Lời thơ giản dị, sâu sắc, kết hợp giữa trữ tình và trào phúng, sử dụng sáng tạo thi liệu dân gian.
- Tấm lòng sâu nặng với vợ, nhân cách cao đẹp và thái độ bất mãn trước thời đại của Tú Xương.
4. Sáng tạo: 0.5
- Liên hệ tác phẩm khác
- Ý mới mẻ, sâu sắc
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu 0.5