Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Thanh An, Điện Biên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Thanh An, Điện Biên năm học 2015 - 2016 Đề kiểm tra học kì I môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 được VnDoc sưu ...
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 trường tiểu học Thanh An, Điện Biên năm học 2015 - 2016
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
được VnDoc sưu tầm, chọn lọc những bài ôn luyện hữu ích cho các em học sinh lớp 5 tham khảo, giúp các em củng cố kiến thức, ôn tập tốt chuẩn bị cho bài thi cuối kì. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Đề kiểm tra học kì I tỉnh Đăk Lăk môn Toán lớp 5
Đề kiểm tra định kì cuối kì 1 lớp 5 trường tiểu học Toàn Thắng năm 2013 - 2014
Đề kiểm tra cuối học kì 1 môn Toán lớp 5 trường tiểu học Lam Sơn năm 2014 - 2015
PHÒNG GĐ & ĐT HUYỆN ĐIỆN BIÊN Trường Tiểu học Thanh An
|
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2015 - 2016 Môn: Tiếng Việt (viết) - Lớp 5 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
A. Phần đọc hiểu
I. Đọc thầm bài văn sau:
Tôi yêu buổi trưa
Buổi sáng, rất nhiều người yêu nó, yêu màn sương lãng mạn, yêu sự sống đang hồi sinh, yêu bầu không khí trong lành mát mẻ...
Buổi chiều, ngọn gió mát thổi nhẹ, hoàng hôn với những vệt sáng đỏ kì quái, khói bếp cùng với làn sương lam buổi chiều. Những điều này tạo nên một buổi chiều mà không ít người yêu thích.
Tôi thích buổi sáng, và cũng thích buổi chiều, nhưng tôi còn thích cái mà mọi người ghét: buổi trưa. Có những buổi trưa mùa đông ấm áp, buổi trưa mùa thu nắng vàng rót mật rất nên thơ, buổi trưa mùa xuân nhẹ, êm và dễ chịu. Còn buổi trưa mùa hè, nắng như đổ lửa, nhưng chính cái buổi trưa đổ lửa này làm tôi yêu nó nhất.
Trưa hè, khi bước chân lên đám rơm, tôi thấy mùi rơm khô ngai ngái, những sợi rơm vàng óng khoe sắc, tôi thấy thóc đã khô theo bước chân đi thóc của bố mẹ tôi. Rồi bố mẹ tôi cứ thức trông thóc mà chẳng dám nghỉ trưa. Nhờ buổi trưa này mà mọi người có rơm, củi khô đun bếp, nhờ buổi trưa này mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm, và hơn tất cả, nhờ buổi trưa này mà tôi hiểu ra những nhọc nhằn của cha mẹ tôi và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!
II. Trả lời câu hỏi:
Khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất:
Câu 1. (0,5 đ) Bạn nhỏ trong bài cho rằng nhiều người yêu buổi sáng vì lí do gì?
a. Có màn sương lãng mạn, sự sống đang hồi sinh.
b. Có bầu không khí trong lành, mát mẻ..
c. Cả hai ý trên.
Câu 2. (0,5 đ) Theo bạn nhỏ, nhiều người yêu buổi chiều vì lí do gì?
a. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn.
b. Có ngọn gió mát thổi nhẹ, có ánh sáng hoàng hôn. Có khói bếp cùng với làn sương lam.
c. Có khói bếp cùng với làn sương lam.
Câu 3. (0,5 đ) Dòng nào nêu đúng thời gian bạn nhỏ yêu thích nhất?
a. Buổi trưa. b. Buổi trưa mùa hè. c. Buổi trưa mùa đông.
Câu 4. (0,5 đ) "Nhẹ, êm và dễ chịu" là đặc điểm của buổi trưa mùa nào?
a. Mùa xuân. b. Mùa đông. c. Mùa thu.
Câu 5. (0,5 đ) Lí do quan trọng nhất để bạn nhỏ yêu thích buổi trưa mùa hè là gì?
a. Nhờ buổi trưa hè mà mọi người có rơm, củi khô để đun bếp.
b. Nhờ buổi trưa hè mà thóc được hong khô, mọi người được no ấm.
c. Nhờ buổi trưa hè mà bạn nhỏ hiểu được nỗi nhọc nhằn của cha mẹ và của những người nông dân suốt đời một nắng hai sương.
Câu 6. (0,5 đ) Thành ngữ nào không đồng nghĩa với "Một nắng hai sương"?
a.Thức khuya dậy sớm. b. Cày sâu cuốc bẫm.
c. Đầu tắt mặt tối d. Chân lấm tay bùn.
Câu 7. (0,5 đ) Câu "Tôi yêu lắm những buổi trưa mùa hè!" thuộc kiểu câu gì?
a. Câu kể b. Câu cảm c. Câu khiến
Câu 8. (0,5 đ) Bài viết nhằm mục đích gì?
B. Phần kiểm tra viết
1. Chính tả: (Nghe - viết) Mùa thảo quả. Viết đầu bài và đoạn từ: "Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa đến nếp khăn" Trang 23 - SGK. Tiếng Việt lớp 5 tập 1.
2. Tập làm văn: Em hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
C. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng (1điểm)
* Hình thức kiểm tra: Giáo viên làm phiếu cho học sinh bốc thăm đọc một trong các bài tập đọc sau:
(Mỗi học sinh đọc khoảng 90 - 100 tiếng/1 phút)
Cho học sinh bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài sau:
1
|
Bài: Chuyện một khu vườn nhỏ Đọc đoạn 2 hoặc đoạn 3 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 4 |
2
|
Bài: Mùa thảo quả Đọc đoạn 1 hoặc đoạn 2 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 23 |
3
|
Bài: Người gác rừng tí hon Đọc đoạn 1 và 2 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 42 |
4
|
Bài: Buôn chư lênh đón cô giáo Đọc đoạn 1, hoặc 2 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 81 |
5
|
Bài: Thầy thuốc như mẹ hiền Đọc đoạn 2 hoặc đoạn 3 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 99 |
6
|
Bài: Ngu công xã Trịnh Tường Đọc đoạn 2 và 3 |
Tiếng Việt lớp 5 tập 1B –trang 118 |
Đáp án và hướng dẫn chấm điểm
A. Phần đọc hiểu
Trả lời câu hỏi: Mỗi câu đúng ghi 0,5 điểm
Câu 1 (0,5 điểm) |
Câu 2 (0,5 điểm) |
Câu 3 (0,5 điểm) |
Câu 4 (0,5 điểm) |
Câu 5 (0,5 điểm) |
Câu 6 (0,5 điểm) |
Câu 7 (0,5 điểm)
|
c |
b |
b |
a |
c |
b |
b |
Câu 8 (0,5 điểm)
Bài viết ca ngợi những người nông dân suốt đời một nắng hai sương và thấm thía một nỗi biết ơn họ.
B. Phần kiểm tra viết
I. Chính tả (2 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đều, đẹp, đúng mẫu chữ quy định, trình bày đúng đoạn văn: 2 điểm
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 điểm. Nếu lỗi chính tả lặp lại nhiều lần trong bài viết, chỉ tính một lỗi; thiếu, thừa chữ: (1 chữ trừ 0,25 điểm).
- Chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, mẫu chữ hoặc trình bày bẩn, trừ 0,5 điểm toàn bài.
II. Tập làm văn (3 điểm)
1. Yêu cầu cần đạt:
- Viết được bài văn tả về ngôi trường.
- Độ dài bài viết khoảng 20 câu.
- Bố cục rõ ràng, cân đối, chặt chẽ.
- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
- Bài viết thể hiện cảm xúc.
- Nội dung bài văn thể hiện được các ý cơ bản sau:
a) Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường thân quen đã gắn bó.
b) Thân bài:
- Tả bao quát (Ngôi trường nhìn từ xa).
- Tả chi tiết:
+ Cổng trường, biển trường, sân trường, các dãy nhà,...
+ Từng khu vực trong trường.
c) Kết bài:
Nêu tình cảm của em về ngôi trường đã gắn bó với em trong nhiều năm qua.
2. Đánh giá cho điểm:
- Điểm 3: Bài làm đạt được các yêu cầu trên (Lưu ý: Học sinh biết sử dụng các từ gợi tả, gợi cảm, từ ghép, từ láy...; biết sử dụng phép so sánh, ẩn dụ ... trong khi miêu tả).
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt, về chữ viết, dấu câu ... có thể cho các mức điểm giảm dần từ 2,5 điểm đến 0,5 điểm.
C. Kiểm tra kĩ năng đọc thành tiếng
I. Hình thức kiểm tra:
- Giáo viên gọi lần lượt từng học sinh lên bốc thăm rồi cầm sách giáo khoa đọc thành tiếng trước lớp.
- Phiếu bốc thăm do giáo viên chuẩn bị trước có ghi tên bài và giới hạn đoạn đọc.
II. Cách đánh giá cho điểm:
Bài kiểm tra cho theo thang điểm 1.
Đọc đúng phụ âm không sai, đủ số tiếng trong thời gian 1 phút cho 1điểm.
Nếu HS còn đọc sai phát âm chưa chuẩn yêu cầu HS đọc lại.
Đọc đúng tốc độ phát âm còn sai từ 5 tiếng đến 7 tiếng trừ 0,5 điểm.