07/08/2017, 23:12

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 15

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 15, chủ điểm: Vì hạnh phúc con người Tập đọc BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO 1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ? Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học. 2. Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ? ...

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 15, chủ điểm: Vì hạnh phúc con người

Tập đọc
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
1. Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh làm gì ?
Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để mở trường dạy học.
 
2. Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào ?
Mọi người đến rất đông, mặc quần áo như đi hội. Buôn làng trải những tấm thảm lông thú mịn như nhung để đón cô giáo – bằng nghi thức trang trọng nhất dành cho khách quý. Trưởng buôn đứng đón khách ở giữa nhà sàn, trao cho Y Hoa con dao để cô chém một nhát vào cây cột, sau nhát chém Y Hoa đã trở thành người trong buôn.
 
3. Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu quý “cái chữ” ?
Dân làng ùa theo lời trưởng buôn đề nghị cô giáo Y Hoa cho xem cái chữ. Mọi người im phăng phắc khi xem Y Hoa viết. Y Hoa viết xong “bao nhiêu tiếng cùng hò reo” mừng cái chữ.
 
4. Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo, với cái chữ nói lên điều gì ?
Tình cảm đó của người Tây Nguyên đối với cô giáo nói lên tấm lòng yêu quý, ham học của người dân, mọi người muốn “cái chữ” soi sáng cho mình, muốn học hỏi điều hay, điều lạ.
 
Chính tả
1. Nghe - viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo (từ Y Hoa lấy trong gùi ra... đến hết)
2. Tìm và viết lại những tiếng có nghĩa :
a) Chỉ khác nhau ở âm đầu tr hay ch :
M :    trao (trao đổi) - chao (chao liệng)
          Trung (trung thành) – chung (chung chạ)
          Trà (uống trà) – chà (chà lúa)
          Trào (nước sôi trào ra) – chào (chào hỏi)
          Tráo (đánh tráo) – cháo (bát cháo)
          Tro (tro bếp) – cho (cho quà)
 
b) Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã :
M :    bảo (bảo ban) - bão (cơn bão)
          Bỏ (bỏ đi) – bõ (cho bõ công)
          Bẻ (bẻ cành) – bẽ (bẽ bàng)
          Dải (dải băng) – dãi (nước dãi)
          Cổ (cái cổ) – cỗ (cỗ máy)
 
3. Điền tiếng thích hợp vào mỗi ô trống :
a) Những tiếng có âm đầu là tr hay ch :
Nhà phê bình và truyện của vua
Một ông vua tự (cho) là mình có văn tài nên rất hay viết truyện. (Truyện) của vua rất nhạt nhẽo nhưng vì sợ vua nên (chẳng) ai dám (chê) bai. Chỉ có một nhà phê bình dám nói sự thật. Vua tức giận tống ông vào ngục. 
Thời gian sau vua (trả) lại tự do cho nhà phê bình, mời ông đến dự tiệc, thưởng thức sáng tác mới. Khi vua yêu cầu nhà phê bình nêu nhận xét, ông bước nhanh về phía mấy người lính canh và nói :
- Xin hãy đưa tôi (trở) lại nhà giam !

 
b) Những tiếng có thanh hỏi hay thanh ngã :
Lịch sử bấy giờ ngắn hơn
Thấy điểm (tổng) kết môn Lịch (sử) của cháu thấp quá, ông (bảo) :
- Ngày ông đi học, ông toàn được (điểm) 9, điểm 10 môn Lịch sử. Thế mà bây giờ điểm (tổng) kết môn Lịch sử của cháu (chỉ) được có 5,5. Cháu suy (nghĩ) sao đây?
- Nhưng thời ông đi học thì lịch sử ngắn hơn bây giờ ạ.
 
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ: HẠNH PHÚC
1. Chọn ý thích hợp nhất để giải nghĩa từ hạnh phúc:
b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
 
2. Tìm những từ đồng nghĩa và trái nghĩa với từ hạnh phúc.
Đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn
Trái nghĩa với hạnh phúc: đau khổ, bất hạnh, khốn khổ, cơ cực
 
3. Trong từ hạnh phúc, tiếng phúc có nghĩa là “điều may mắn, tốt lành”. Em hãy tìm và viết thêm những từ ngữ chứa tiếng phúc.
M : phúc đức.
- phúc phận : điều may mắn được hưởng do số phận.
- phúc đức : điều tốt lành để lại cho con cháu.
- phúc hậu : có lòng thương người hay làm điều tốt.
- phúc bất trùng lai : điều may mắn không đến liền nhau.
- phúc lộc : gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
- phúc thần : vị thần chuyên làm những việc tốt.
- phúc tinh : cứu tinh.

4. Mỗi người có thể có cách hiểu khác nhau về hạnh phúc. Theo em, trong các yếu tố dưới đây, yếu tố nào là quan trọng nhất để tạo nên một gia đinh hạnh phúc ?
c) Mọi người sống hòa thuận
 
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ DỌC
Đề bài : Hãy kể một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân.
Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng,
 
Ông bà nội em sinh được bốn người con, ba người đi làm ăn xa, chỉ còn chú Út ở nhà với ông bà. Trước kia, nhà chỉ có ít ruộng nên thóc lúa không đủ ăn, mọi người phải làm thuê để kiếm sống. Chú út sau khi học hết lớp 12 đã quyết định ở lại quê hương để tự khẳng định mình, ở xã bên có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, chú đến xin làm ở đó. Chú chăm chỉ chịu khó nên được ông chủ tin yêu và truyền nghề. Sau mấy năm học tập và làm việc vất vả, chú đã thành thạo, được ông chủ cho phép về quê để tạo dựng cơ nghiệp. Chú cùng với mấy người bạn trong ấp lập một xưởng nhỏ chuyên sản xuất đồ gỗ thủ công mĩ nghệ.
 
Hôm về thăm ông bà nội, bước vào sân, em đã thấy những khúc gỗ đủ mọi kích cỡ đặt la liệt khắp nơi. Dưới mái che bằng bạt, chú út đang say mê tạc bức tượng em bé cưỡi trâu thổi sáo. Lúc ấy, em thực sự bị cuốn hút vào công việc tỉ mỉ, khó khăn nhưng đầy thú vị. Chú út một tay cầm đục, một tay cầm chiếc dùi bằng gỗ, thận trọng gõ từng nhát một. Những miếng dăm gỗ nhỏ xíu rơi lả tả xuống đất. Chỉ một lát sau, hình thù cậu bé và con trâu đã hiện ra nhưng còn xù xì, đơn giản. Chú út lấy một con dao nhỏ thật sắc, gọt tỉa từng đường cong mềm mại. Mỗi động tác của chú đều toát lên sự cần mẫn, tài hoa lạ lùng.
 
Đến chiểu, bức tượng nhỏ đã hoàn thành. Chú út lấy giấy nhám đánh cho nhẵn rồi thoa vẹc ni màu nâu bóng. Từng đường vân gỗ hiện lên thật đẹp. Chú Út nâng bức tượng ngang tầm mắt, ngắm nghía kĩ lưỡng và đôi môi chú nở nụ cười mãn nguyện. Chú bảo em muốn thành công trong mọi việc, phải có sự say mê và tính cần cù, chịu khó.
 
Nhìn bức tượng cậu bé đội chiếc nón lá đang thổi sáo, ngồi vắt vẻo trên lưng con trâu mộng có cặp sừng cong vút, đầu cúi xuống như đang thong dong gặm cỏ, em càng mến phục tài nghệ của chú em và những người thợ có bàn tay vàng như chú đang góp phần làm đẹp cuộc đời.
 
Hàng của chú phần lớn bán ở các cửa hàng mĩ nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đời sống gia đình ông bà em nhờ có chú mà ngày càng khá lên. Chú đang có ý định mở rộng sản xuất, dạy nghề cho thanh thiếu niên trong xóm. Nay mai lớn lên, em sẽ nhờ chú truyền nghề. Trước mắt, em phải chăm chỉ và cố học cho giỏi.
 
Tập đọc
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
1. Những chi tiết nào vẽ lên hình ảnh một ngôi nhà đang xây?
Giàn giáo tựa cái lồng che chở. Trụ bê tông nhú lèn. Bác thợ nề cầm bay làm việc. Ngôi nhà thở ra mùi vôi vữa nồng hăng. Ngôi nhà còn nguyên màu vôi, gạch, những rãnh tường chưa trát vữa.
 
2. Tìm những hình ảnh so sánh nói lên vẻ đẹp của ngôi nhà ?
Trụ bê tông nhú lên như mầm cây. Ngôi nhà giống như bài thơ sắp làm xong, là bức tranh. Ngôi nhà như trẻ nhỏ.
 
3. Tìm những hình ảnh nhân hóa làm cho ngôi nhà được miêu tả sông động gần gũi.
Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc, thở ra mùi vôi vữa. Nắng ngủ quên trên những bức tường. Làn gió mang hương ủ đầy những rãnh tương chưa trát. Ngôi nhà lớn lên với trời xanh.
 
4. Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên điều gì về cuộc sống trên đất nước ta?
Hình ảnh những ngôi nhà đang xây nói lên cuộc sống trên đất nước ta đang thay đổi từng ngày. Những ngôi nhà mới mọc lén. Gợi ra một cảnh no ấm, cuộc sống người dân ổn định. Đất nước lớn mạnh từng ngày.
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẲ NGƯỜI
(Tả hoạt động)
1. Đọc bài văn và thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới :
Công nhân sửa đường
1. a) Xác định các đoạn của bài văn.
Bài văn chia làm 3 đoạn
- Đoạn 1 : Từ đầu cho đến ... “Loang ra mãi.”
- Đoạn 2 : Mảng đường hình chữ nhật... khéo như vá áo ấy !
- Đoạn 3 : Bác Tâm đứng lên ... rạng rỡ khuôn mặt bác.
 
b) Nêu nội dung chính của từng đoạn
- Tả bác Tâm đang vá đường.
- Tả thành quả lao động của bác Tâm.
- Tả bác Tâm đứng trước đoạn đường đã vá xong.
 
c) Những chi tiết tả hoạt động của bác Tâm trong bài văn :
- Tay phải cầm búa, tay trái xếp rất khéo những viển đá bọc nhựa đường đen nhánh.
- Bác đập búa đều đều xuống những viên đá, hai tay đưa lèn hạ xuống nhịp nhàng.
- Bác Tâm đứng lên, vươn vai mấy cái liền.
 
2. Viết một đoạn văn tả hoạt động của một người mà em yêu mến.
Mẹ bảo em tự dọn dẹp phòng của mình, cất dọn đồ chơi cho gọn để mẹ chuẩn bị lau nhà. Vừa nói vừa làm, tay mẹ thoăn thoắt dọn dẹp phòng khách, phòng ngủ và nhà bếp. Để gọn lại chồng sách vở của ba, quét sạch bụi ở bàn ghế và sàn nhà, sau đó mẹ mới lau. Mẹ đưa từng sải tay dài, khom lưng đưa cây chùi nhà vào từng gầm bàn, chân ghế, vai mẹ cử động nhịp nhàng theo từng sải tay. Trán mẹ hơi nhíu lại, lấm tấm mồ hôi ... cây lau nhà cứ đưa đi đưa về đều đặn - chỉ một lát sau, căn nhà đã sạch bóng. Mẹ luôn dạy em : “Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm con ạ”.
 
Luyện từ và câu
TỔNG KẾT VỐN TỪ
1. Liệt kê các từ ngữ :
a) Chỉ những người thân trong gia đình.
M : cha, mẹ, chú, dì, anh, chị, em, bác, thím, mợ, cô, cậu, ông, bà, cố, cụ, anh rễ, chị dâu, chắt ...
b) Chỉ những người gần gũi em trong trường học.
M : cô giáo (thầy giáo), bạn bè, lớp trưởng, bác bảo vệ, thầy hiệu trưởng, thầy phụ trách đội, cô lao công,...
c) Chỉ các nghề nghiệp khác nhau.
M : công nhân, nông dân, họa sĩ, y sĩ, bác sĩ, kĩ sư, thợ dệt, thợ điện, bộ đội, phi công...
d) Chỉ các dân tộc anh em trên đất nước ta.
M : Ba-na, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Thái, Khơ-me, Mường, Ê-đè, Xơ-đăng, Gia-rai...
 
2. Ghi lại các câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao nói về quan hệ gia đình, thầy trò, bè bạn.
- Về quan hệ gia đình :
+ Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc dở hay đỡ dần.
+ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
 
- Về quan hệ thầy trò :
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Tôn sư trọng đạo.
+ Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
 
- Về quan hệ bạn bè :
+ Học thầy không tầy học bạn.
+ Buôn có bạn, bán có phường.
+ Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
+ Bốn biển một nhà.
 
3. Ghi lại các từ ngữ miêu tả ngoại hình của người :
a) Miêu tả mái tóc :
M : đen nhánh, óng ả, thướt tha, mượt mà, hoa râm, muối tiểu, bạc trắng, lơ thơ, dày, cứng như rễ tre, xơ xác, sâu
 
b) Miêu tả đôi mắt :
M : một mí, đen láy, hai mí, bồ cảu, hạt nhãn nhung huyền, mơ màng, tinh anh, tinh ranh, soi mói, láu lỉnh, lim dim, mờ đục, ti hí...
 
c) Miêu tả khuôn mặt :
M : trái xoan, vuông vức, bầu bĩnh, thanh tú, vuông chữ điền, phúc hậu, bánh đúc, mặt lưỡi cày, mặt choắt, đầy đặn, mặt ngựa
 
d) Miêu tả làn da :
M : trắng trẻo, nhăn nheo, mịn màng, đen xì, ngựa đen, ngăm ngăm, bánh mật, sần sùi, xù xì thô ráp, nõn nà, trắng hồng, trắng như trứng gà bóc
 
e) Miêu tả vóc người :
M : vạm vỡ, dong dỏng, lực lưỡng, cân đối, thanh mảnh, nho nhã, thanh tú, còm nhòm, gầy đét, cao lớn, thấp bé, lùn tịt
 
4. Viết một đoạn văn khoảng 5 câu miêu tả ngoại hình của một người thân hoặc một người em quen biết (chú ý sử dụng một số từ ngữ vừa tìm được ở bài tập 3). 
Diễm là bạn gái thân nhất của em. Ngoài việc yếu quý bạn ấy vì tính tình bạn ấy thật tốt, rất hay giúp đỡ mọi người, em còn yêu quý bạn ấy vì nhìn bạn ấy rất xinh! Da của Diễm mịn màng và trắng hồng, bạn ấy có đôi mắt tròn và đen, cặp lông mày thanh tú. Ai nhìn bạn ấy cũng bảo đó là cặp mắt thông minh. Hàm răng trắng đều và nhất là mái tóc, mái tóc bạn ấy không thẳng mà lại xoăn xoăn! Em hay trêu bạn ấy là “Diễm xù” nhưng bạn ấy không hề giận !
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ NGƯỜI
1. Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
1. Mở bài : Giới thiệu chung
- Em bé tên là gỉ ? Mấy tuổi (Cu Khánh, gần một tuổi)
- Con của ai ? (Anh Dũng, hàng xóm gần nhà).
2. Thân bài :
- Tả bề ngoài em bé : Thân hình, mái tóc, gương mặt, đôi mắt
- Tả tính nết : Tinh nghịch, hiếu động, ngoan ngoãn
- Hành động : Đang tập đi, tập nói.
3. Kết bài :
- Em rất yêu quý em bé.
 
2. Dựa theo dàn ý đã lập, hãy viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé.
“Kêu chị Linh đi con”, anh Dũng hàng xóm nhà em tay bế cu Khánh âu yếm bảo con. Cu Khánh đưa tay ra phía trước vẫy vẫy, miệng bi bô : “inh inh”. Tiếng “Linh” bé phát ra chưa rõ, nghe thật ngộ. Bé mới gần một tuổi, đang tập đi, tập nói nên gặp ai cũng giơ tay vẫy, và gọi rối lên như thế...
 
Cu Khánh là con đầu lòng của anh Dũng và chị Loan. Bé được hơn mười một tháng. Gương mặt bầu bĩnh, đôi má hồng hồng, ai thấy củng muốn nựng. Cặp mắt đen láy, tròn như hòn bi ve. Bé mới lên được năm cái răng, bé xíu xiu, trắng muốt. Bé lại hay cười nên mỗi lẫn cười để lộ mấy răng xinh, mỗi bận lên răng, nước dãi như muốn tứa ra, mắt tròn xoe.
 
Cu Khánh đang lẫm chẫm tập đi nên thích đi lắm. Bé đi chưa vững, mỗi lần bước được vài ba bước rồi lại ngã nhào về phía trước. Ngã như thế nhưng rồi lại đứng dậy, rồi lại đi ! Anh Dũng bảo : “Con trai của bố, phải tự biết đứng lên chứ !”. Chẳng biết bé có hiểu anh Dũng nói gì không nhưng khi nghe tiếng ba mình bên cạnh, tay như chờ đón là bé lại cười toe ! Đáng yêu vô cùng ! 
0