30/07/2017, 08:45

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 11

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 11, chủ điểm: Giữ lấy màu xanh Chủ điểm : GIỮ LẤY MÀU XANH Tuần 11 Tập đọc CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ 1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ? Bé Thu thích ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây. 2. Mỗi loài cây trên ...

Giải bài tập Tiếng Việt 5 - Tuần 11, chủ điểm: Giữ lấy màu xanh

Chủ điểm : GIỮ LẤY MÀU XANH
Tuần 11
Tập đọc
CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
1. Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?
Bé Thu thích ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây.
 
2. Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ?
Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những nét riêng biệt vô cùng : Cây quỳnh lá dày, giữ được nước, chẳng phải tưới nhiều. Cây hoa ti gôn thích leo trèo, cứ thò những cái râu ra, theo gió mà ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu. Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành. Cây đa Ân Độ liên tục bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xòe ra chiếc lá nâu rõ to ở trong lại hiện ra cái búp đa mới nhọn hoắt, đỏ hồng ....
 
3. Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ?
Khi thấy chim về đậu ở ban công Thu muốn báo ngay cho Hằng biết bởi theo Thu thì : Ban công có chim về đậu tức là vườn.
 
4. Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào ?
Nơi bình yên, tốt lành chim chóc sẽ kéo đến đậu, sinh sống, làm tổ. Con người củng vậy, ở đâu ấm êm, yên bình con người cũng sẽ quần tụ.
 
Chính tả
1. Nghe - viết :
Luật Bảo vệ môi trường Điều 3, khoản 3
“Hoạt động bảo vệ môi trường” là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường ; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác; sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên ; bảo vệ đa dạng sinh học.
 
2. a) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm đầu l hay n. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó.
M : thích lắm / nắm cơm
lắm nhiều lắm, lắm điều
nắm nắm tay, nắm xôi
lương lương thực, kho lương
nương nương rẫy, nương tình
lấm lấm tấm, chân lấm tay bùn, lấm lem
nấm nấm rơm, cây nấm, hái nấm
lửa bếp lửa, người nóng như lửa
nửa một nửa; nửa nạc, nửa mỡ
 
 
b) Mỗi cột trong bảng dưới đây ghi một cặp tiếng chỉ khác nhau ở âm cuối n hay ng. Hãy tìm những từ ngữ chứa các tiếng đó :
M : trăn trở/ ánh trăng
trăn  trăn trở, con trăn
trăng trối trăng, ánh trăng
răn răn đe, răn dạy
răng răng lợi, đánh răng
dân nhân dân, dân tộc
dâng trào dâng, dâng tặng
lượn lượn lờ, tàu lượn
lượng số lượng, trọng lượng
 
3. Tìm và viết lại :
a) Các từ láy âm đầu n.
M : náo nức, nô nức, nài nỉ, năng nổ, nao núng, nỉ non, nắn nót nặng nề, nằng nặc, nâng ni.
 
b) Các từ gợi tả âm thanh có âm cuối ng.
M : oang oang, leng keng, rang rảng, sùng sục, ăng ẳng, loảng xoảng, boong boong.
 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ĐẠI TỪ XƯNG HÔ
I. Nhận xét:
1. Trong số các từ xưng hô được in đậm dưới đây, những từ nào chỉ người nói? Những từ nào chỉ người nghe ? từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới ?
Ngày xưa có cô Hơ Bia đẹp nhưng rất lười, lại không biết yêu quý cơm gạo. Một hôm, Hơ Bia ăn cơm để cơm đổ vãi lung tung. Thấy vậy, cơm hỏi :
- Chị đẹp là nhờ cơm gạo, sao chị khinh rẻ chúng tôi thế ?
Hơ Bia giận dữ :
- Ta đẹp là do công cha công mẹ, chứ đâu nhờ các ngươi.
- Nghe nói vậy, thóc gạo tức lắm. Đêm khuya, chúng rủ nhau bỏ cả vào rừng.
 
+ Những từ chỉ người nói: Chúng tôi, ta
+ Những từ chỉ người nghe: Chị, các ngươi
+ Từ nào chỉ người hay vật được nhắc tới: Chúng
 
2. Theo em cách xưng hô của mỗi nhân vật trên thể hiện thái độ của người nói như thế nào?
- Thóc kêu Hơ Bia là “chị” xưng là “chúng tôi” thể hiện sự tôn trọng, đầy lịch sự với người nghe.
- Hơ Bia xưng mình là “ta”, gọi thóc gạo là “các ngươi” thể hiện thái độ kiêu căng, coi thường người nghe. 
 
3. Tìm  những từ em vẫn dùng để xưng hô
Đối tượng Gọi Xưng
Với thầy, cô  Thầy, cô em, con
Với bố mẹ Ba, mẹ, tía, má, bầm, cha, thầy, mạ, u, bủ con
Với anh chị anh, chị em
Với em em anh (chị)
Với bạn bè bạn, tớ, cậu, ấy, đằng ấy tôi, tớ, mình
 
II. Luyện tập :
1. Tìm các đại từ xưng hô và nhận xét về thái độ, tính cảm của nhân vật khi dùng mỗi đại từ trong đoạn văn sau :
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức tập chạy. Một con thỏ thấy thế liền mỉa mai :
- Đã gọi là chậm như rùa mà cũng đòi tập chạy à !
Rùa đáp :
- Anh đừng giễu tôi ! Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn !
Thỏ ngạc nhiên :
- Rùa mà dám chạy thi với thỏ sao ? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
Theo LA PHÔNG-TEN
 
2. Điền các từ đại từ xưng hô tôi, nó, chúng ta thích hợp với mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau :
Bồ Chao hốt hoảng kể với các bạn :
- (Tôi) và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi : “Kìa, cái trụ chông trời.” (Tôi) ngước nhìn lên. Trước mắt là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh.
(Nó) tựa như một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng trên trời cao.
Thấy vậy, Bồ Các mới à lên một tiếng rồi thong thả nói :
- (Tôi) cũng từng bay qua cái trụ đó. (Nó) cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, cột điện mà (chúng ta) thường gặp. Đó là trụ điện cao thế mới được xây dựng.
Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Ai nấy cười to vì thấy Bồ Chao đã quá sợ sệt.
 
Kể chuyện
NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON NAI
1. Dựa vào lời kể của cô giáo (thầy giáo), kể lại từng đoạn tranh minh họa và lời gợi ý dưới mỗi tranh :
Hình 1: Mùa trám chín, chắc nai đã về nhiều. Người đi săn chuẩn bị súng để đi săn.
Hình 2: Đi vào rừng, người đi săn gặp dòng suối. Biết chuyện người đi săn sẽ đi săn con nai, dòng suối khuyên người đi săn đừng bắn con nai.
Hình 3: Người đi săn lại gặp cây trám, khuyên người đi săn từ bỏ ý định không được, cây trám tức giận.
Hình 4: Người đi săn gặp con nai, chiếu đèn vào mắt nó. Nai lóa mắt, đứng lặng yên, trắng muốt. Người đi săn ngẩn ngơ nhìn, quên cả bắn.
 
2. Hãy đoán xem câu chuyện kết thúc thế nào? kể tiếp câu chuyện theo phỏng đoán của em
Người đi săn ngẩn ngơ nhìn con nai, đánh rơi khẩu súng, con nai nghe tiếng động lạ vội co cẳng chạy vút đi. Người đi săn đành về tay không. Trên đường về, anh gặp lại cây trám và dòng sông. Biết chuyện anh không bắn được con nai, cây trám và dòng sông vui mừng vô cùng. Tối hôm đó, trong giấc mơ của minh người đi săn mơ thấy con nai trắng muốt, đẹp lộng lẫy.
 
3. Kể lại toàn bộ câu chuyện Người đi săn và con nai.
Học sinh có thể tham khảo theo cách kể dưới đây :
Mùa trám chín, chắc nai đã về nhiều. Từ tối, người đi săn đã chuẩn bị súng kíp, chuẩn bị đèn để vào rừng săn nai.
Người đi săn đi đến dòng suối, suối róc rách hỏi :
- Tối rồi còn đi đâu thế ?
- Đi săn con nai - người đi săn vui vẻ trả lời.
Suối giật mình bảo :
- Con nai hay đến đây soi gương lắm ! Là bạn đấy. Đừng bắn con nai ! Người đi săn vờ như không nghe, lầm lũi bước đi.
Đi đến gốc trám, anh ngồi xuống, hạ đèn rồi đợi. Cây trám hỏi :
- Đến chơi với tôi đấy à ?
- Không phải !
- Thế đi đâu mà tối thế ? Ở đây vắng quá, chẳng có ai đến chơi. Đến mùa quả chín mới được nhìn thấy con nai, sắp đến lúc nai về đây !
- Thì đang đợi để bắn con nai mà !
- Sao !
- Cái đèn này để rọi cho nai chói mắt đấy ! Còn cái súng này để bắn !
- Đừng ác vậy ? !
- Thịt nai ngon lắm mà !
Cây trám rưng rưng, giọng giận dữ :
- Thế thì cút đi !
Người đi săn không để ý đến những tiếng rì rào tức tưởi trên cây trám. Anh đợi.
Thế rồi trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con nai hiện rõ dần ánh đèn. Con nai đẹp quá. Người đi săn quên mất thịt nai ngon, quên mất súng đã giương. Người đi săn nhớ lại giọng năn nỉ của suối, lời trách hờn của cây trám : muông thú và cây cỏ trong rừng là bạn ta, sao ta lại thèm ăn thịt bạn ?
Con nai lặng yên, trắng muốt trong ánh sáng, đẹp lộng lẫy. Người đi săn mải ngắm con nai, mồ hôi đầm trên trán. Cây súng trong tay tụt xuống, chiếc đèn trên trán lệch đi. Con ngũ giật mình, co cẳng chạy mất hút. Người đi săn vội vàng, luống cuống sửa lại đèn, giương lại súng, nhưng con nai mất hút rồi. Anh lững thững xuống đồi.
Cây trám mỉm cười.
- Thế chứ ! Thôi, chúc ngủ ngon !
Con suối róc rách cười :
- Con nai đẹp thế mà... về ngủ ngon nhé !...
Lát sau người đi săn đã ngồi trước bếp lửa. Khẩu súng, bao đạn, chiếc đèn lại treo lên. Đêm ấy, trong giấc ngủ, anh chiêm bao thấy con nai. Chưa bao giờ thấy một con nai đáng yêu đến thế !
 
Tập đọc
TIẾNG VỌNG
1. Con chim sẻ chết trong hoàn cảnh đáng thương như thế nào ?
Con chim sẻ chết trong một cơn bão gần sáng. Nó chết vì quá lạnh lẽo. Nó chết trước cửa nhà, lạnh ngắt. Con mèo hàng xóm tha xác của nó đi. Con chim chết đi để lại trong tổ những quả trứng chưa kịp nở.
 
2. Vì sao tác giả băn khoăn, day dứt về cái chết của chim sẻ ?
Tác giả băn khoăn, day dứt vì trong đêm mưa bão, rõ ràng tác giả nghe tiếng cánh chim độp cửa nhưng vì đang dở dang giấc ngủ nên tác giả không dậy mở cửa cho con chim trú rét, tránh mưa dẫn đến hậu quả là con chim đã chết. Để lại những cái trứng chưa nở, tội nghiệp vô cùng.
 
3. Những hình ảnh nào đã để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí tác giả ?
Hình ảnh những quả trứng không có chim mẹ ấp, mãi mãi không nở ra được ám ảnh tác giả, khiến trong giấc ngủ tác giả như còn nghe thấy.
 
4. Hãy đặt một tên khác cho bài thơ.
- Sự ân hận muộn màng.
- Cánh chim ám ảnh.
- Cái chết của con sẻ nhỏ.
 
Tập làm văn
TRẢ BÀI VĂN TẢ CẢNH
1. Dựa vào hướng dẫn của cô giáo (thầy giáo), em tự nhận xét về bài kiểm tra tập làm văn giữa học kì I của mình :
- Em đã viết đúng thể loại bài văn miêu tả (tả cảnh) chưa ?
- Bố cục của bài (mở bài, thân bài, kết bài) đã rõ ràng chưa ? Trình tự miêu tả có hợp lí không ?
- Cách diễn đạt và trình bày thế nào ? (Dùng từ, đặt câu có rõ ý không ? Câu văn có hình ảnh và cảm xúc không ? Chữ viết có đúng chính tả không ? Bài viết có sạch sẽ không ?)
 
2. Chọn và viết lại một đoạn văn tả cảnh ở phần thân bài (hoặc viết đoạn mở bài, kết bài viết lại theo kiểu khác) cho hay hơn.
 
Luyện từ và câu
QUAN HỆ TỪ
I. Nhận xét :
1. Trong mỗi ví dụ dưới đây, từ in đậm được dùng để làm gì ?
a) Rừng say ngây ấm nóng
MA VĂN KHÁNG
“và” dùng để nối “say ngây” với “ấm nóng”
 
b) Tiếng hót dìu dặt của Họa Mi giục các loài chim dạo lên những khúc nhạc tưng bừng, ca ngợi núi sông đang đổi mới.
VÕ QUẢNG
“của” nối “tiếng hót dìu dặt” với “Họa Mi”.
 
c) Hoa mai trổ từng chùm hoa thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.
Theo MÙA XUÂN VÀ PHONG TỤC VIỆT NAM
 
“như” nối : “không đơm đặc” với “hoa đào”
“nhưng” nối hai câu trong đoạn văn.
 
2. Quan hệ giữa các ý ở mỗi câu dưới đây (rừng cây bị chặt phá mặt đất thưa vắng bóng chim; mảnh vườn nhỏ bé-bầy chim vẫn về tụ hội) được biểu hiện bằng những cặp từ nào ?
a) Nếu rừng cây cứ bị chặt phá xơ xác thì mặt đất sẽ ngày càng thưa vắng bóng chim.
“Nếu .... thì...” biểu thị quan hệ điều kiện, giả thiết - kết quả.
 
b) Tuy mảnh vườn ngoài ban công nhà Thu thật nhỏ bé nhưng bầy chim vẫn thường rủ nhau về tụ hội.
“Tuy ... nhưng ...” biểu thị quan hệ tương phản
 
II. Luyện tập :
1. Tìm quan hệ từ trong mỗi câu sau và nêu rõ tác dụng của chúng:
a) Chim, Mây, Nước Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Họa Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
VÕ QUẢNG
Và: nối Chim. Mây, Nước với Hoa
rằng: nối cho với bộ phận đứng sau.
Của: nối “tiếng chim hót kì diệu” với Họa Mi.
 
b) Những hạt mưa to nặng bắt đầu rơi xuống như ai ném đá, nghe rào rào.
NGUYỄN THỊ NGỌC TÚ
và : nối “to” và “nặng”
như: nối “rơi xuống” với ai ném đá.
 
c) Bé Thu rất khoái ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ ri giảng về từng loài cây.
Theo VĂN LONG
với: nối “ngồi” với “ông nội”
về: nối “giảng” với “từng loài cây”
 
2. Tìm cặp quan hệ từ ở mỗi câu sau và cho biết chúng biểu thị quan hệ gì giữa các bộ phận của câu :
a) mọi người tích cực trồng cây nên quê hương em có nhiều cánh rừng xanh mát.
Vì .... nên : biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả.
 
b) Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng bạn Hoàng vẫn luôn học giỏi.
Tuy ... nhưng : biểu thị quan hệ tương phản.
 
3. Đặt câu với mỗi quan hệ từ : và, nhưng, của
- Hùng Tâm là đôi bạn rất thân.
- Nhi thích học nhất là toán làm văn.
- Dù rất cố gắng nhưng Huy vẫn đến trễ.
- Dù nhà rất nghèo, phải phụ mẹ trông em nhưng Huy vẫn đến trường đều đặn.
- Quyển sách này của Lan.
 
Tập làm văn
LUYỆN TẬP LÀM ĐƠN
Đề bài
Chọn một trong các đề sau đây :
1. Phố em có một hàng cây to, nhiều cành vướng vào cành dây điện, một số cành sà xuống thấp, mùa mưa bão đến dễ gây nguy hiểm. Em hãy giúp bác tổ trưởng dân phố làm đơn gửi công ti cây xanh hoặc ủy ban nhân dân địa phương (quận, huyện, thị xã, thị trấn,...) đề nghị cho tỉa cành để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc.
 
2. Nơi em ở có một con suối hoặc một dòng sông chảy qua. Gần đây, có một số người dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều và gây nguy hiểm cho người qua lại. Em hãy giúp bác trưởng thôn (hoặc tổ trưởng dân phố) làm đơn gửi ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương (xã, phường, thị trấn,...) đề nghị ngăn chặn việc làm trên để bảo vệ đàn cá và bảo đảm an toàn cho nhân dân.
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hiệp Hòa, ngày 2 - 7 - 2006

ĐƠN KIẾN NGHỊ

Kính gửi : Công an, xã Hiệp Hòa
Tên tôi là : Nguyễn Ngọc Duy
Sinh ngày : 20 - 9 - 1949
Là thôn trưởng, thôn Hiệp Lực, xã Hiệp Hòa

Tôi viết đơn này xin trình bày với cơ quan công an một việc như sau :
Ngày 29 - 6 - 2006 vừa qua, tôi đi làm về ngang suối Đá Bạc, tôi thấy ba thanh niên đang dùng thuốc nổ đánh bắt cá, làm cá chết nhiều gây sạt lở hai bờ suối, nguy hiểm cho người đi lại. Vì vậy, tôi viết đơn này đề nghị cơ quan công an có ngay biện pháp ngăn chặn việc làm phạm pháp trên để bảo vệ cây cầu bắc ngang suối, bảo vệ người qua lại.

Xin chân thành cảm ơn!
Người làm đơn
    kí tên        
    Duy         
 
Nguyễn Ngọc Duy
0