14/01/2018, 19:45

Giải bài tập SGK Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới Unit 6: GETTING STARTED, LANGUAGE

Giải bài tập SGK Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới Unit 6: GETTING STARTED, LANGUAGE Để học tốt Tiếng Anh 10 thí điểm Unit 6: GENDER EQUALITY Để học tốt Tiếng Anh 10 thí điểm Unit 6: GENDER EQUALITY - ...

Giải bài tập SGK Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới Unit 6: GETTING STARTED, LANGUAGE

Để học tốt Tiếng Anh 10 thí điểm Unit 6: GENDER EQUALITY

- Để học tốt Tiếng Anh 10 thí điểm Unit 6: GENDER EQUALITY đưa ra lời dịch và trả lới câu hỏi cho các phần: Getting Started Unit 6 Lớp 10 Trang 6 SGK, Language Unit 6 Lớp 10 Trang 7 SGK.

Bài tập tiếng Anh lớp 10 Unit 7: The Mass Media

Từ vựng tiếng Anh lớp 10 Unit 7: The Mass Media

Giải bài tập SGK tiếng Anh lớp 10 Unit 7: The Mass Media

Giải bài tập SGK Tiếng Anh lớp 10 Chương trình mới Unit 7: CULTURAL DIVERSITY

GETTING STARTED (BẮT ĐẦU)

Equal opportunities in education - Cơ hội bình đẳng trong giáo dục

1. Nghe và đọc.

Lan: Chúng ta có thể làm dự án lớp "Cơ hội bình đẳng trong giáo dục" không?

Quang: Được, chúng ta hãy xem những thông tin mà chúng ta tìm được cho chủ đề của chúng ta.

Minh: Hãy nói đi Quang.

Quang: À, theo một báo cáo của Liên Hiệp Quốc, vùng hạ Sahara châu Phi chỉ có 82 nữ trên 100 nam học ở trường cấp 2 vào năm 2010. Tôi cho là đây là ví dụ của việc phân biệt giới tính trong giáo dục.

Lan: Đúng, mình đồng ý. Không phải tất cả nữ đều có thể đến trường. Mình đoán họ có lẽ bị giữ ở nhà để làm việc nhà.

Quang: Chắc vậy. Ở những khu vực nông thôn, những cô gái có thể bị bắt làm việc ở nhà và ở trên đồng ruộng.

Minh: Vài người nói rằng những cô gái học tệ hơn con trai ở trường, vì vậy họ không được phép đến trường.

Quang: Mình e là mình không đồng ý. Mình nghĩ nữ học giỏi hơn nam ở trường và càng có nhiều phụ nữ có bằng cao đẳng hơn nam.

Lan: Chính xác. Ở Việt Nam, nam có nhiều hơn nữ ở trường cấp 1 và cấp 2, nhưng càng có nhiều phụ nữ hơn đàn ông có được bằng cao đẳng.

Minh: Tôi tin rằng phân biệt giới tính trong giáo dục bắt đầu ở nhà bởi vì ba mẹ đối xử với con trai và con gái khác nhau.

Quang: Tôi không thể đồng ý hơn nữa. Phân biệt giới tính nên được xóa bỏ đi để mà mọi người có cùng cơ hội bằng nhau trong giáo dục.

2. Đọc bài đàm thoại lần nữa. Quyết định nếu những câu sau là đúng (T), sai (F) hoặc không cho (NG). Chọn khung đúng.

1. Lan, Quang và Minh đang làm dự án lớp "Những cơ hội bình đẳng trong công việc". (F)

2. Quang đang nói về tỷ lệ đăng ký học cấp 2 ở vùng hạ Sahara châu Phi vào năm 2013. (F)

3. Lan nghĩ rằng những cô gái có lẽ bị giữ ở nhà để làm việc nhà. (T)

4. Nói chung, những cô gái học tốt hơn nhưng chàng trai ở tất cả các bậc giáo dục. (F)

5. Mình tin rằng phân biệt giới tính bắt đầu ở nhà bởi vì ba mẹ đối xử với con trai và con gái khác nhau. (T)

3. Đọc bài đàm thoại lần nữa và trả lời những câu hỏi sau.

1. Tỷ lệ đăng ký học ở vùng hạ Sahara châu Phi năm 2010 là gì?

Only 82 girls enrolled per 100 boys in secondary school.

Chỉ 82 nữ trên 100 nam học ở trường cấp 2.

2. Tại sao nữ lại không thể đi học, theo ý kiến của Quang?

Because they might be forced to work at home and in the fields.

Bởi vì họ bị bắt làm việc ở nhà và trên đồng.

3. Tỷ lệ đăng ký học ở trường Việt Nam là gì?

There are slightly more boys than girls in both primary and secondary school.

Nhiều nam hơn nữ một chút đăng ký học ở trường cấp 1 và cấp 2.

4. Ai có được bằng cao đẳng ở Việt Nam?

Women do. Nữ.

5. Tại sao phân biệt giới tính phải được xóa bỏ?

Gender discrimination should be eliminated so that everyone has equal opportunities in education.

Phân biệt giới tính phải được xóa bỏ đi để mà mọi người có những cơ hội bình đẳng trong giáo dục.

LANGUAGE (NGÔN NGỮ)

Vocabulary (Từ vựng)

1. Nối mỗi từ với định nghĩa của nó. Sau đó thực hành đọc lớn từ đó lên.

1 - d: equal - having the same quantity or values as other people

công bằng, bình đẳng - có số lượng và giá trị giống như người khác

2 - f: gender - the fact of being male or female

giới tính - việc là nam hoặc nữ

3 - e: eliminate - get rid of

xóa bỏ - xóa bỏ

4 - a: enrol — arrange to join a school officially

đăng ký học - sắp xếp tham gia một trường chính thức

5 - c: force - make somebody do the things they don't want

bắt buộc, ép buộc - bắt ai đó làm điều họ không muốn

6 - b: discrimination - unfair treatment based on gender, age or race

phân biệt đối xử - đối xử không công bằng dựa trên giới tính, tuổi, sắc tộc

2. Hoàn thành những câu sau sử dụng những từ được cho trong phần 1.

1. enrol             2. force            3. eliminate

2. discrimination                5. equal         6. gender

1. Năm nay, càng nhiều nữ dự đoán sẽ đăng ký học lớp 1.

2. Nhiều thanh thiếu niên không quan tâm đến thể thao. Tôi phải bắt con trai tôi chơi tennis hoặc đi bơi.

3. Chính phủ Việt Nam đã làm rất nhiều để xóa bỏ nạn nghèo đói.

4. Chúng ta không cho phép bất kỳ loại phân biệt nào chống lại phụ nữ và trẻ em.

5. Những thành viên gia đình tôi có quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau.

6. Hầu hết phụ huynh không muốn tìm ra giới tính của em bé trước khi sinh.

Pronunciation (Phát âm)

Quy tắc thông dụng về trọng âm trong tiếng Anh

Trọng âm được đặt trên từ gốc (Root Word), không được đặt trên tiền tố (prefix) hai hậu tố (suffix).

    Root word    

    Root word with suffix     

 Root word with prefix    

 'nation

 'national

 international

 e'conomy

 economic

 uneco'nomic

 

 economical

 uneconomical

Quy tắc cho từ có hai âm tiết

1. Đối với đa số danh từ và tính từ, trọng âm được đặt ở âm tiết đầu tiên.

Ex: 'happy, 'ready, 'table, 'ruler

Một số danh từ, tính từ có trọng âm ở từ gốc.

Ex: de'sign, be'lief, excuse, ex'treme, distinct, complete

Danh từ tận cùng bằng -oo hay -oon, trọng âm được đặt trên âm tiết này.

Ex: ba'lloon, bam boo

Danh từ vay mượn từ nước ngoài có trọng âm ở âm tiết thứ hai.

Ex: event, ho'tel, garage, machine

2. Đối với đa số động từ, trọng âm được đặt ở âm tiết thứ hai.

Ex: appear, begin, ex'plain

động từ tận cùng bằng -ate, trọng âm được đặt ở âm tiết thứ hai

Ex: translate, dictate, narrate

động từ tận cùng bằng -ow, -en, -y, -el, -er, -le, -ish, trọng âm được đặt ở âm tiết thứ nhất.

Ex: 'follow, 'suffer, 'finish

3. Từ có hai âm tiết vừa là danh từ, vừa là động từ.

Trọng âm được đặt ở âm tiết thứ nhất khi chúng là danh từ.

Ex: 'record, 'object

Trọng âm được đặt ở âm tiết thứ hai khi chúng là động từ.

Ex: record, object

Tuy nhiên, không phải tất cả các từ có hai âm tiết vừa là danh từ, vừa là động từ đều theo quy tắc này.

Một số từ có trọng âm đặt ở âm tiết thứ nhất: 'purchase, promise.

Một số từ có trọng âm đặt ở âm tiết thứ hai: control, surprise.

4. Đại từ phản thân, trọng âm được đặt ở âm tiết thứ hai.

Ex: myself, yourself, our'selves, themselves, himself, herself, it'self.

5. Trạng từ và giứi từ, trọng âm được đặt ở từ gốc.

Ex: a bove, be'fore, per'haps, in'deed, 'quickly

6. Từ ghép (compound words)

Danh từ: trọng âm được đặt ở từ đầu.

Ex: 'rainfall, 'schoolboy, baseball

Tính từ: trọng âm được đặt ở từ thứ hai

Ex: bad-'tempered, old-'fashioned, absent-'minded

1. Nghe và lặp lại.

enrol, woman, gender, perform, housework, agree, treatment, equal, system, college, allow, promote

2. Nghe lại và đặt dấu " ' " vào trước âm nhấn.

en'rol, 'woman, 'gender, per'form, 'housework, a'gree, 'treatment, 'equal, 'system, 'college, a'llow, pro'mote

3. Đặt những từ vào đúng khung theo dấu nhấn của chúng.

Stress on first syllable

(Nhấn âm đầu)

Stress on second syllable

(Nhấn âm thứ hai)

'woman, 'gender, 'treatment, 'housework,

'equal, 'college, 'system

en'rol, per'form, a'gree, a'llow, pro'mote

Grammar (Ngữ pháp)

1. Chọn động từ khiếm khuyết đúng trong ngoặc đơn để hoàn thành câu.

1. shouldn't (advice)            2. must (duty)          3. May (permission)

4. might (possibility)         5. Will (request)              6. mustn't (prohibition)

7. can (ability)

1. Vài người nghĩ rằng phụ nữ đã kết hôn không nên theo đuổi sự nghiệp.

2. Chúng ta phải dừng lại khi đèn giao thông màu đỏ.

3. Nam sinh có thể học công việc may vá và nấu nướng không?

Được, dĩ nhiên rồi.

4. Nhớ mang theo một áo mưa bên bạn. Lát nữa trời có thể mưa.

5. Bạn sẽ nói chuyện với ba mẹ bạn trước khi bạn quyết định tham gia lực lượng cảnh sát chứ Mai?

6. Bạn không được hái hoa. Bạn không thấy bảng à?

7. Em tôi giỏi nấu ăn và nó có thể nấu rất ngon.

2. Đọc những câu sau đây từ phần BĂT ĐẦU. Gạch dưới thể bị động với động từ khiếm khuyết. Kiểm tra với bạn em.

1. may be kept                      2. might be forced

3. shouldn't be allowed                4. should be eliminated

1. Tôi đoán họ có thể bị giữ ở nhà để làm việc nhà.

2. Họ có thể bị bắt làm việc ở nhà và trên đồng.

3. Vài người nói rằng con gái học tệ hơn con trai, vì vậy con gái không nên được phép đến trường.

4. Phân biệt giới tính phải được xóa bỏ để mà mọi người có những cơ hội bình đẳng trong giáo dục.

3. Viết lại những câu sau, sử dụng thể bị động.

1. Lan might be chosen (by our class) to represent US in the School Youth Union.

Lan có thể được chọn để đại diện chúng ta trong Đoàn Thanh niên của trường.

2. Will Korean be taught in our school next year?

Tiếng Hàn sẽ được dạy ở trường ta năm sau phải không?

3. The instructions must be followed strictly.

Hướng dẫn phải được làm theo nghiêm khắc.

4. Sugary food should not be eaten by very young children.

Thức ăn có đường không nên cho trẻ quá nhỏ ăn.

5 Men and women should be given equal rights to education and employment.

Đàn ông và phụ nữ nên được dành cho quyền công bằng về giáo dục và công việc.

6. Hopefully, a planet similar to earth will be discovered by scientists.

Hy vọng là một hành tinh tương tự Trái đất sẽ được khám phá bởi những nhà khoa học.

7. I think discrimination against women and girls can be reduced by US.

Tôi nghĩ phân biệt chống lại phụ nữ và bé gái có thể được xóa bỏ đi bởi chúng ta.

0