14/01/2018, 19:45

Soạn bài lớp 11: Nghĩa của câu

Soạn bài lớp 11: Nghĩa của câu Soạn bài môn Ngữ văn lớp 11 học kì II Soạn bài: Nghĩa của câu dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn ...

Soạn bài lớp 11: Nghĩa của câu

Soạn bài: Nghĩa của câu dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 11 chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây trong học kì II của mình.

Giáo án Ngữ văn 11 bài Nghĩa của câu

Soạn bài lớp 11: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân

Soạn bài lớp 11: Luyện tập phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

I. Hai thành phần nghĩa của câu

Nghĩa sự việc:

Khái niệm (Xem ở phần ghi nhớ)

Một số câu biểu hiện nghĩa sự việc

  • Câu biểu hiện hành động
  • Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm
  • Câu biểu hiện quá trình
  • Câu biểu hiện tư thế
  • Câu biểu hiện quan hệ

Nghĩa tình thái

    • Khái niệm (xem ở phần nghi nhớ)
    • Nghĩa này là một lĩnh vực phức tạp, các em lưu ý hai trường hợp:
  • Sự nhìn nhận, đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu (phỏng đoán, khẳng định, đánh giá...).
  • Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe (kính cẩn, thân mật, hách dịch...)

II. Luyện tập

Tiết 1.

1. Phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Gợi ý: Các em dựa vào các thành phần chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ.... có ở trong câu tìm nghĩa tương ứng với sự việc được đề cập trong các thành phần câu đó.

Ví dụ: Câu thơ

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Nghĩa sự việc: về mùa thu nước ao rất trong và lạnh.

2. Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong những câu sau:

Có một ông rể quý như Xuân kể cũng danh giá thực nhưng cũng đáng sợ lắm. Nghĩa sự việc: có một ông rể quý như Xuân dang giá nhưng cũng đáng sợ.

Tình thái: "Kể.... thực" khẳng định tính chân thực của sự việc.

b. Có lẽ hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi. Nghĩa sự việc: hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề mất rồi.

Nghĩa tình thái: "Có lẽ" phỏng đoán.

c. Để họ cùng phân vân như mình, vì đến chính ngay mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không! Nghĩa sự việc: họ cũng phân vân như mình vì cũng không biết rõ con gái mình có hư hay không!

Nghĩa tình thái: "Dễ"- > Phỏng đoán "Chính" - > Khẳng định

3. Chọn từ ngữ hợp nhất có thể thêm vào chỗ trống trong câu sau để câu thể hiện đúng hai thành phần: nghĩa sự việc và nghĩa tình thái. Chọn từ: Hẳn.

0