15/01/2018, 10:30

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 1 Địa lý lớp 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất . Đây là tài liệu ...

Giải bài tập SGK Địa lý lớp 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Địa lý lớp 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

. Đây là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Địa lý của các bạn học sinh lớp 6 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

I. Kiến thức

1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời

– Hệ Mặt trời bao gồm: Mặt trời và 8 hành tinh: Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương.

– Trái Đất ở vị trí thứ 3 theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

=>Ý nghĩa: Vị trí thứ ba của Trái Đất là một trong những điều kiện rất quan trọng góp phần để Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống trong hệ Mặt Trời.

Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất và hệ thống kinh, vĩ tuyến

– Hình dạng: Trái Đất có hình cầu.

– Kích thước, rất lớn:

+ Bán kính: 6370km

+ Xích đạo: 40076 km

+ Diện tích: 510 triệu km2

– Hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến:

+ Kinh tuyến: Là những đường nối liền 2 điểm cực Bắc và cực Nam có độ dài bằng nhau.

+ Vĩ tuyến: Là những đường vuông góc với kinh tuyến có đặc điểm song song với nhau và độ dài nhỏ dần từ xích đạo về cực.

+ Kinh tuyến gốc: Là kinh tuyến 0o qua đài thiên văn Grin-uyt nước Anh

+ Vĩ tuyến gốc: Là đường Xích đạo, đánh số 0o.

+ Kinh tuyến Đông: Những kinh tuyến nằm bên phải đường kinh tuyến gốc.

+ Kinh tuyến Tây: Những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.

+ Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo lên cực bắc.

+ Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ Xích Đạo xuống cực Nam.

+ Nửa cầu Đông: Nửa cầu nằm bên phải vòng kinh tuyến 0o đến 180oĐ

+ Nửa cầu Tây: Nửa cầu nằm bên trái vòng kinh tuyến 0o và 180oT

+ Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo lên cực Bắc.

+ Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam.

– Công dụng của các đường kinh tuyến, vĩ tuyến: Dùng để xác định mọi địa điểm trên bề mặt Trái Đất.

Câu hỏi

Hãy chỉ nửa cầu Bắc nửa cầu Nam các vĩ tuyến Bắc và vĩ tuyến Nam trên quả Địa Cầu hoặc trên hình 3.

Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Trả lời:

- Nửa cầu Bắc: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Nửa cầu Nam: Nửa bề mặt địa cầu tính từ Xích đạo đến cực Nam

- Vĩ tuyến Bắc: Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Bắc.

- Vĩ tuyến Nam: Những vĩ tuyến nằm từ Xích đạo đến cực Nam.

II. Trả lời các câu hỏi

Câu 1: Trên quả Địa Cầu, nếu cứ cách 10o, ta vẽ một kinh tuyến thì có tất cả bao nhiêu kinh tuyến? Nếu cứ cách 10o, ta vẽ một vĩ tuyến, thì sẽ có bao nhiêu vĩ tuyến Bắc và bao nhiêu vĩ tuyến Nam?

Trả lời:

Trên quả Địa cầu. nếu cử cách 10°. ta vẽ một kinh tuyến, thì có tất cả 36 kinh tuyến. Nếu cứ 10° ta vẽ một vĩ tuyến thì ta có 9 vĩ tuyến Bắc ở nửa cầu Bắc và 9 vĩ tuyến Nam ở nửa cầu Nam. Đường Xích đạo là vĩ tuyến 0° chung cho cả hai nửa cầu. Vĩ tuyến 90°B ở cực Bắc và vĩ tuyến 90°N ở cực Nam là hai điểm cực Bẳc và cực Nam.

Bài 2. Hãy vẽ một hình tròn tượng trưng cho Trái Đất và ghi trên đó: Cực Bắc, cực Nam, đường Xích đạo nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam.

Trả lời:Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

0