Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn huyện Kim Sơn, Ninh Bình Đề kiểm tra đầu năm môn Văn lớp 7 có đáp án Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn là đề kiểm tra đầu năm ...
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn
là đề kiểm tra đầu năm dành cho các em học sinh mới từ lớp 6 lên lớp 7. Đề thi môn Văn có đáp án đi kèm, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức Ngữ văn 6 hiệu quả, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
|
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 7 |
Câu 1 (2 điểm):
Thành phần chính của câu là gì? Xác định thành phần chính các câu sau:
a) Nắng xuân nhuốm hồng bầu trời, truyền hơi ấm và sức xuân cho tạo vật.
b) Đàn én chao đi chao lại, nghiêng cánh đưa thoi, tung tăng dệt nắng.
Câu 2 (3 điểm):
Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt:
Ra thế
Lượm ơi!
và lại có khổ thơ chỉ có 1 câu:
Lượm ơi còn không?
Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả.
Câu 3 (5 điểm):
Hãy kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò.
Đáp án đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 7 môn Ngữ văn
Câu 1: (2 điểm) Các thành phần chính của câu là: Chủ ngữ, Vị ngữ.
- Chủ ngữ: là thành phần chính của câu nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, đặc điểm, trạng thái ... được miêu tả ở vị ngữ. (0.5đ)
- Vị ngữ: là thành phần chính của câu thể hiện hành động, đặc điểm, trạng thái... của chủ ngữ. (0.5đ)
* Nắng xuân/nhuốm hồng bầu trời, truyền hơi ấm và sức xuân cho tạo vật. (0.5đ)
CN VN1 VN2
* Đàn én/chao đi chao lại, nghiêng cánh đưa thoi, tung tăng dệt nắng. (0.5đ)
CN VN1 VN2 VN3
Câu 2: (3 điểm) Học sinh trình bày bằng một đoạn văn ngắn, đảm bảo các ý sau:
- Ấn tượng cuộc gặp gỡ của tác giả vẫn còn nguyên vẹn, đẹp đẽ vui tươi trong lòng tác giả, bỗng nhiên có tin Lượm hy sinh, câu thơ gãy đôi như một tiếng nấc nghẹn, đau đớn không thốt nên lời của tác giả và hơn nữa câu thơ còn tạo ấn tượng cho người đọc về cảm xúc ngạc nhiên bàng hoàng, đau đớn đối với người đọc:
Ra thế
Lượm ơi! (1 điểm)
- Đó là nỗi sửng sốt, xúc động đến nghẹn ngào của tác giả, và vì thế tác giả đã hình dung ra ngay hình ảnh Lượm hy sinh khi làm nhiệm vụ. Chú bé hy sinh để lại bao tiếc thương cho chúng ta, Tố Hữu đã nghẹn ngào đau xót gọi em lần thứ ba bằng câu hỏi tu từ "Lượm ơi, còn không?" như một câu bâng khuâng tự hỏi của tác giả, tác giả vẫn không tin đó là sự thật, ngỡ như Lượm vẫn còn đâu đây trên mảnh đất quê hương này. (1 điểm)
Câu thơ đứng riêng thành một khổ thơ, như một câu hỏi xoáy vào trong lòng người đọc thể hiện rõ tình cảm của nhà thơ đối với Lượm vừa thân thương vừa thống thiết. Câu thơ cũng như đang hỏi người đọc, hỏi thế hệ trẻ ngày nay về tấm gương hy sinh của Lượm, chúng ta phải tự hào, thành kính trước anh linh người liệt sĩ thiếu nhi. (1 điểm)
Câu 3: (5 điểm): Yêu cầu: HS xác định đúng yêu cầu của đề
- Bài viết có bố cục 3 phần rõ ràng.
- Văn viết trong sáng, mạch lạc, đúng ngữ pháp, chính tả.
- Kiểu bài: Kể chuyện đă được chứng kiến tham gia.
- HS xác định ngôi kể: Thứ nhất (người kể xưng em hoặc tôi)
Nội dung: kỉ niệm xúc động về tình thầy trò trong 5 năm học Tiểu học.
Dàn ý:
- Mở bài (0,5đ)
- Giới thiệu về câu chuyện và nhân vật: Câu chuyện diễn ra vào bao giờ? Với thầy cô nào? Đã dạy em năm lớp mấy? (Hs có thể mở bài theo 2 cách: Trực tiếp giới thiệu hoặc xây dựng tình huống gợi lại kỉ niệm cũ)
- Thân bài (4đ)
- Kể diễn biến chi tiết kỉ niệm với thầy (cô) giáo của em.
- Yêu cầu:
- HS có thể xây dựng nhiều cốt truyện với các tình huống khác nhau nhưng cần làm nổi bật tình thầy tṛò cao cả: sự quan tâm, dạy bảo ân cần của thầy (cô) với em và bộc lộ lòng biết ơn của em với thầy (cô) giáo.
- Cần xây dựng lời thoại giữa các nhân vật kết hợp với lời kể của người kể chuyện.
- Trong khi kể có thể miêu tả về nhân vật, xen lẫn bộc lộ cảm xúc.
- Kết bài (0,5đ)
- Nêu kết thúc câu chuyện và tình cảm của em với thầy (cô) giáo.