15/01/2018, 15:00

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư Giải bài tập môn GDCD lớp 9 Bài tập môn GDCD lớp 9 được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách ...

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 1: Chí công vô tư

Bài tập môn GDCD lớp 9

được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn GDCD lớp 9. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.

Giải bài tập SBT GDCD lớp 9 bài 2: Tự chủ

Bài 1: Em hiểu thế nào là chí công vô tư?

Trả lời

Chí công vô tư là phẩm chất đạo đức của con người, thể hiện ở sự công bằng, không thiên vò, giải quyết công việc theo lẽ phải, xuất phát từ lợi ích chung và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân.

Bài 2: Hãy nêu một số biểu hiện của chí công vô tư?

Trả lời

Một số biểu hiện của chí công vô tư: Tôn trọng sự thực, dũng cảm bảo vệ lẽ phải, sử sự công bằng

Bài 3: Theo em, chí công vô tư có ý nghĩa gì? Vì sao người có phẩm chất chí công vô tư lại được mọi người yêu quý, tin cậy?

Trả lời

Chí công vô tư có ý nghĩa:

  • Chí công vô tư đem lại lợi ích cho tập thể và XH.
  • Góp phần làm cho đất nước thêm giàu mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.
  • Người có phầm chất chí công vô tư sẽ được mọi người tin cậy và quý mến.

Bài 4: Học sinh cần rèn luyện phẩm chất chí công vô tư như thế nào?

Trả lời

Để rèn luyện đức tính chí công vô tư, mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng để phân biệt hành vi thể hiện sự chí công vô tư. Cần có thái độ ủng hộ, quý trọng người chí công vô tư. Phê phán những hành động cá nhân, tham lam vụ lợi, thiên vị trong cuộc sống. Những hành vi này làm ảnh đến sự nghiệp xây dựng đất nước của chúng ta.

Bài 5: Em đồng ý với ý kiến nào dưới đây?

  1. Trong gia đình, người em phải luôn được phần nhiều hơn anh (chị).
  2. Cha mẹ luôn đối xử với con trai và con gái như nhau.
  3. Đã là bạn thân thì không nêu khuyết điểm của nhau trước lớp.
  4. Nhân viên bình thường trong cơ quan không cần phải có phẩm chất chí công vô tư.

Bài 6: Những hành vi nào dưới đây là biểu hiện của chí công vô tư?

A. Bỏ qua lỗi của nhân viên thân cận hoặc của người đã ủng hộ mình.

B. Phê bình, góp ý khi bạn mắc khuyết điểm.

C. Giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn, kể cả người không quen biết.

D. Bảo vệ ý kiến của người đã giúp đỡ mình.

E. Bảo vệ quyền lợi của nhân viên dưới quyền bằng mọi cách.

G. Nhắc nhở ý thức kỉ luật của tất cả các bạn ở trong lớp.

H. Dành tiêu chuẩn đi học nước ngoài cho con, cháu

Bài 7. Hành vi nào dưới đây là chí công vô tư và hành vi nào là không chí công vô tư?

Hành vi

Chí công vố tư

Không chí công vô tư

A. Không kiểm điểm cấp dưới khi mắc khuyết điểm, vì đó là em ruột mình.

   

B. Đề cử người học giỏi, có uy tín làm lớp trưởng.

   

C. Làm trực nhật thay bạn vì bạn bị ốm, phải nghỉ học.

   

D. Chỉ chuyên tâm vào học tập, không tham gia vào hoạt động khác của lớp.

   

Trả lời

Bài 5: B

Bài 6: B, C, G

Bài 7

Chí công vô tư: B, C

Không chí công vô tư: A, D

Bài 8: Loan và Thảo được cô chủ nhiệm giao nhiệm vụ dẫn chương trình cho Đại hội Chi đội. Theo kế hoạch, trước hôm đại hội, hai bạn phải khớp chương trình với nhau, nhưng vì Thảo đang giận Loan (Loan đã ghi tên Thảo vào sổ theo dõi - Loan là tổ trưởng của Thảo) nên Thảo đã không đến làm việc cùng Loan.

Câu hỏi:

1 / Em tán thành hay không tán thành cách xử sự của bạn Thảo? Vì sao?

2/ Nếu là Loan, em sẽ làm gì trong tình huống ấy?

Trả lời

1/ Em không tán thành cách cư xử của thảo vì việc Loan ghi tên Thảo cho thấy Loan là người chí công vô tư. Thảo không nên cư xử như vậy.

2/ Em sẽ nói chuyện với Thảo để thảo thấy được việc làm sai trái của mình và cùng nhau làm việc.

Bài 9: Trang ở trong đội Thanh niên xung kích và được giao nhiệm vụ trực ở cổng trường ghi tên các bạn đi học muộn. Một hôm, trong số các bạn đi học muộn có Quân - em họ của Trang học ở lớp dưới. Nhìn thấy Quân, Trang giục em đi thật nhanh vào bên trong sân trường và không ghi tên em vào sổ trực của mình.

Câu hỏi

1/ Em có đồng tình với việc Trang làm không? Vì sao?

2/ Em sẽ xử lí như thế nào trong tình huống ấy? Vì sao em chọn cách xử lí như vậy

Trả lời

1/ Việc làm của Trang là thiên vị, không đúng với yêu cầu rèn luyện của mỗi người và của học sinh.

2/ Em vẫn sẽ ghi tên em Quân vào sổ và nhắc nhở em lần sau đi đúng giờ

Bài 10: Bà Lan biết nhà hàng xóm này nào cũng đổ rác muộn và không đúng chỗ. Nhưng trong cuộc họp tổ dân phố, khi bác tổ trưởng yêu cầu mọi người nêu những hiện tượng vi phạm nội quy khu tập thể, bà Lan lại không nói gì vì cho rằng không nên làm mất lòng hàng xóm, họ ghét mình thì không có lợi.

Câu hỏi:

1/ Em thấy suy nghĩ của bà Lan là đúng hay sai? Vì sao?

2/ Nếu là bà Lan, em sẽ xử sự như thế nào để vừa góp ý được với nhà hàng xóm lại vừa không làm mất lòng họ?

Trả lời

Bà Lan không nói vì ngại va chạm với người hàng xóm. Cách xử sự như vậy cũng không nên, mà nên nói để bảo vệ cho môi trường chung của khu dân cư mình được sạch đẹp.

Bài 11: Năm học này Bình được bầu làm lớp trưởng. Bình rất nghiêm túc và sát sao trong việc theo dõi và quản lí lớp, nên nhiều bạn trong lớp tỏ thái độ khó chịu vì bị ghi tên vào sổ theo dõi khi mắc khuyết điểm, rồi bị cô chủ nhiệm phê bình trong giờ sinh hoạt. Chính vì vậy, các bạn ấy luôn chống đối, gây khó khăn cho Bình.

Câu hỏi.

1/ Em có đồng tình với việc làm của các bạn trong tình huống trên không? Vì sao?

2/ Trong tình huống trên, Bình có thể xử sự theo những cách nào? Em thấy cách xử sự nào là tốt nhất? Vì sao?

Trả lời

Việc Bình làm như vậy là đúng. Các bạn trong lớp cần ủng hộ để Bình hoàn thành nhiệm vụ; cô giáo phê bình nhắc nhở là giúp các bạn có khuyết điểm sửa chữa và cả lớp cùng tiến bộ.

Bài 12: Có ý kiến cho rằng: “Quyền lợi cá nhân sẽ bị ảnh hưởng khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung”.

Em hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về ý kiến đó.

Trả lời

Ý kiến trên là sai lầm. Khi giải quyết công việc xuất phát từ lợi ích chung thì sẽ không để chuyện đời sống cá nhân, riêng tư vào chuyện chung, như thế thì mới là người chí công vô tư, phân minh trong mọi chuyện. Mọi việc sẽ được giải quyết công khai, minh bạch.

0