Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX Học tốt Ngữ văn lớp 10 Giải bài tập Ngữ văn lớp 10 VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn ...
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX
Giải bài tập Ngữ văn lớp 10
VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Giải bài tập Ngữ văn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX, với nội dung đã được VnDoc cập nhật một cách chi tiết sẽ giúp các bạn học sinh học tốt Ngữ văn lớp 10. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Lời giải hay bài tập Ngữ văn lớp 10: Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX
Sau bài Tổng quan văn học Việt Nam và Khái quát văn học dân gian Việt Nam, các em tiếp tục học bài Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX. Đây là văn học viết tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến Việt Nam, còn được gọi là văn học trung đại. Bài khái quát này cung cấp cho các em một cái nhìn tổng quát và những kiến thức cơ bản về mười thế kỉ văn học để các em có thể học tiếp một loạt bài về văn học trung đại ở lớp 10 (và học kì I lớp 11). Do vậy, các em cần đọc kĩ để nắm chắc bài học quan trọng này.
Cách học như sau:
- Đọc một lần toàn bộ bài học để có một cái nhìn chung về văn học trung đại ở nước ta.
- Sau đó, đọc chậm từng mục lớn, mục nhỏ của bài và chuyển bài viết trong SGK thành một dàn ý chi tiết để nhớ các kiến thức cơ bản của mười thế kỉ văn học này. Dưới đây là những gợi ý giúp các em thực hiện tốt phần Hướng dẫn học bài trong SGK:
1. Nêu những điểm chung và những điểm khác nhau của hai bộ phận văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm.
a) Những điểm chung: Đều là sáng tác văn học của người Việt, đều chịu ảnh hưởng nhiều hay ít của văn học phong kiến Trung Quốc và đều có những thành tựu nghệ thuật to lớn.
b) Những điểm khác nhau
Văn học chữ Hán
- Ra đời sớm (từ thế kỉ X).
- Dùng chữ nước ngoài (chữ Hán).
- Bao gồm cả thơ và văn xuôi.
- Chịu ảnh hưởng nhiều của văn học Trung Quốc, đặc biệt về thể loại văn học.
Văn học chữ Nôm
- Ra đời muộn hơn (từ thế kỉ XIII).
- Dùng chữ dân tộc (chữ Nôm).
- Chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi.
- Chịu ảnh hưởng văn học Trung Quốc ít, một số thể loại đã được Việt hóa, phần lớn là thể loại văn học dân tộc.
c) Đây là hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại Việt Nam
Hai bộ phận văn học này không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của nền văn học dân tộc.
2. Lập bảng tổng hợp về tình hình phát triển của văn học Việt
Giai đoạn văn học | Nội dung | Nghệ thuật | Sự kiện văn học, tác giả, tác phẩm |
Từ thế kỉ X đến thế kỉ XIV | Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng | Bắt đầu từ chữ Hán đến sáng tạ0 chữ Nôm. Thể loại văn học chủ yếu tiếp thu từ Trung Quốc | Quốc tộ (Đỗ Pháp Thuận), Thiên độ chiếu (Lí Thái Tổ), Nam quốc Sơn hà, Hịch tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Bạch Đằng Giang phú (Trương Hán Siêu). |
Từ thế kỉ XV đến nửa đầu thế kỉ XVII |
Đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng gợi ca đến nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. |
Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại phong phú. Với thành tựu của Văn chính luận Và Văn Xuôi tự Sự. Văn học chữ Nôm. Việt hóa thể loại từ Trung Quốc, Sáng tạ0 các thể loại văn học dân tộc. | Bình Wgô đại cá0, Quân trung từ mệnh tập, Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập, Bạch Vân quốc ngữ thi tập (Nguyễn Bỉnh Khiêm), Thiên Wam ngữ lục, Tứ thời khúc Vịnh (Hoàng Sĩ Khải), Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). |
Từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX | Sự xuất hiện của trào lưu nhân đạo chủ nghĩa: đòi quyền Sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân. | Văn học phát triển mạnh cả ở Văn Xuôi và Văn vần, cả chữ Hán Và. Chữ Nôm. Văn học chữ Nôm được khẳng định và đạt tới đỉnh cao. Văn xuôi tự sự chữ Hán đạt thành tựu lớn. | Thinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm (Nguyễn Gia Thiều), thơ Hồ Xuân Hương, thơ Bà Huyện Thanh Quan, thơ chữ Hán và Truyện Kiều của Nguyễn Du, Wam triều công nghiệp diễn chí (Nguyễn Khoa Chiêm), Hoàng Lê nhất thống chí (Ngô gia Văn phái), Thượng kinh kí Sự (Lê Hữu Trác),... |
Nửa cuối thế kỉ XIX | Văn học yêu nước mang âm điệu bi tráng. | Văn học chữ quốc ngữ xuất hiện nhưng văn học chữ hán, chữ nôm là chính với những thể loại thi pháp và truyền thống. |
Lục Vân Tiên, Văn Tế Nghĩa Sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp (Nguyễn Đình Chiểu) thơ văn yêu nước của Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, thơ trữ tình của Nguyễn Khuyến Tú Xương. |
3. Nêu một số tác phẩm đã học trong chương trình trung học cơ sở để làm sáng tỏ những đặc điểm lớn về nội dung của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX:
- Nam quốc sơn hà
- Tụng giá hoàn kinh Sư
- Thiên đô chiếu
- Bình Ngô đại cáo (trích)
- Hịch tướng sĩ
⇒ Nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùn
- Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)
- Chuyện người con gái Nam Xương
- Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh
- Sau phút chia li (Chinh phụ ngâm
- Truyện Kiều
⇒ Phản ánh, phê phán hiện thực, xã hội phong kiến
-> Nội dung nhân đạo chủ nghĩa
4. Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học Việt Nam thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX.
a) Có ba đặc điểm lớn:
- Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm
- Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị
- Tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài
b) Chính vì vậy, cách đọc văn học cổ có những điểm khác biệt với cách đọc văn học hiện đại: Tư duy nghệ thuật thường theo kiểu mẫu có sẵn đã thành công thức; thể loại văn học có những quy định chặt chẽ về kết cấu; cách sử dụng thi liệu thường dẫn nhiều điển tích, điển cố, thi liệu của văn học Trung Hoa; cách diễn đạt thiên về ước lệ, tượng trưng. Tóm lại, đó là một hệ thống thi pháp mang tính quy phạm và khuynh hướng trang nhã của văn học trung đại.
---------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: . Để học tốt môn Ngữ văn lớp 10. Cùng chủ đề này, VnDoc.com mời bạn đọc tham khảo bài soạn văn mẫu bài Khái quát văn học Việt Nam từ X đến hết thế kỉ XIX và đọc lại bài Tỏ lòng mà VnDoc.com đã sưu tầm, tổng hợp.
T