Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2016 - 2017 Đề kiểm tra học kì 1 môn Khoa học lớp 5 có đáp án Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm học 2016 - 2017 là đề thi ...
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm học 2016 - 2017 là đề thi định kì cuối học kì 1 có đáp án kèm theo. Đề thi gồm 2 phần trắc nghiệm và tự luận với các dạng bài tập bám sát chương trình học giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các bạn học sinh cùng tham khảo.
Trắc nghiệm online:
Đề thi học kì 1 lớp 5 môn Khoa học trường tiểu học An Phú Tân A, Trà Vinh năm 2016 - 2017
Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 trường tiểu học Phan Đăng Lưu, Gia Lai năm 2016 - 2017
Bộ đề thi học kì 1 lớp 5 năm 2016 - 2017 theo Thông tư 22
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn Khoa học lớp 5
Thời gian làm bài 40 phút
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng
Câu 1: Khi một em bé mới sinh, dựa vào cơ quan nào của cơ thể để biết đó là bé trai hay bé gái?
a. Cơ quan tuần hoàn. b. Cơ quan tiêu hóa.
c. Cơ quan sinh dục. d. Cơ quan hô hấp
Câu 2: HIV không lây qua đường nào?
a. Đường tình dục.
b. Đường máu.
c. Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
d. Tiếp xúc thông thường.
Câu 3: Vật liệu nào dùng để làm săm lốp ô tô, xe máy?
a. Tơ sợi b. Cao su.
c. Chất dẻo. d. Chất nhựa.
Câu 4: Trong tự nhiên sắt có ở:
a. Trong các quặng sắt và trong các thiên thạch.
b. Trong nước
c. Trong các thiên thạch
d. Trong không khí
Câu 5: Bệnh nào dưới đây có thể bị lây qua cả đường sinh sản và đường máu?
a. Sốt xuất huyết. b. Sốt rét.
c. Viêm não. d. HIV/AIDS.
Câu 6: Xi măng được làm ra từ những vật liệu gì?
a. Đất sét. b. Đá vôi.
c. Đất sét, đá vôi và một số chất khác. d. Đất sét và đá vôi
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp: Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa ...........................của mẹ và .....................................của bố.
Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình...............................
Trứng được thụ tinh gọi là.......................................
Câu 2: Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai
....... – Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.
....... – Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.
....... – Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.
....... – Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.
Câu 3: Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rét? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
.....................................................................................................................................
Câu 4: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
>> Tham khảo: Đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5 năm 2017 - 2018 theo Thông tư 22
Đáp án và hướng dẫn giải đề thi học kì 1 môn Khoa học lớp 5
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
C |
D |
B |
A |
D |
C |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Điền từ cho trước dưới đây vào chỗ chấm thích hợp: Trứng, tinh trùng, hợp tử, thụ tinh
Cơ thể chúng ta được hình thành từ sự hết hợp giữa trứng của mẹ và tinh trùng của bố.
Quá trình tinh trùng kết hợp với trứng được gọi là quá trình thụ tinh.
Trứng được thụ tinh gọi là hợp tử.
Câu 2: Điền chữ Đ trước ý đúng, chữ S trước ý sai.
Đ – Để làm săm, lốp xe, làm các chi tiết của một số đồ điện, máy móc, đồ dùng trong gia đình người ta dùng cao su.
S – Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà người ta sử dụng ngói.
Đ – Để sản xuất xi măng, tạc tượng người ta sử dụng đá vôi.
S – Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn người ta sử dụng chất dẻo.
Câu 3: Tác nhân nào gây ra bệnh sốt rêt? Bệnh sốt rét lây truyền như thế nào?
– Tác nhân gây ra bệnh sốt rét: do kí sinh trùng sốt rét
– Con đường lây truyền: Muỗi A-nô-phen hút máu có kí sinh trùng sốt rét của người bệnh rồi truyền sang người lành.
Câu 4: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
Để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không, ta nhỏ một vài giọt giấm thật chua (hoặc a xít loãng) lên một hòn đá nếu hòn đá sủi bọt thì đó là đá vôi.