Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 Câu 1 (trang 220 sgk Sử 12): Nêu những thắng lợi lịch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi cách mạng là gì? ...
Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 27: Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000
Câu 1 (trang 220 sgk Sử 12): Nêu những thắng lợi lịch sử tiêu biểu của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng từ năm 1930 đến năm 2000. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi cách mạng là gì?
Lời giải:
* Những thắng lợi lịch sử:
– Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã mở ra một bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm, phát xít Nhật gần 5 năm và phong kiến gần chục thế kỷ. Mở ra kỷ nguyên mới: kỷ nguyên độc lập, tự do
– Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) đã chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế kỷ. Miền Bắc được giải phóng hoàn toàn, tiến lên xây dựng xã hội mới, miền Nam tiếp tục đấu tranh thống nhất đất nước.
– Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975) kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ, 30 năm giải phóng dân tộc bảo vệ Tổ quốc, chấm dứt ách thống trị của thực dân – đế quốc trên đất nước ta. Mở ra một kỷ nguyên mới: độc lập, thống nhất, đi lê chủ nghĩa xã hội.
– Thắng lợi trong công cuộc đổi mới năm (1986) đã từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là phù hợp.
* Nguyên nhân:
– Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, đoàn kết, cần cù trong lao động, chiến đấu kiên cường, dũng cảm.
– Có Đảng lãnh đạo, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối đúng đắn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước.
Câu 2 (trang 220 sgk Sử 12): Thực tế cách mạng nước ta năm 1930 đến năm 2000 đã để lại cho Đảng và nhân dân ta những bài học kinh nghiệm gì?
Lời giải:
– Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, một bài học xuyên suốt quá trình cách mạng nước ta.
– Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân là người làm nên lịch sử.
– Không củng cố, tăng cường đoàn kết: đoàn kết toàn Đảng, đoàn kết toàn dân, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế.
– Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế.
– Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu đảm bảo thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 3 (trang 220 sgk Sử 12): Lập niên biểu những sự kiện tiêu biểu gắn với từng thời kỳ trong tiến trình lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000.
Lời giải:
Thời kỳ | Thời gian | Sự kiện tiêu biểu |
Từ 1919 đến 1930 |
6 – 1925 Năm 1929 Đầu năm 1930 |
Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên thành lập Xuất hiện 3 tổ chức Cộng sản: Đông Dương Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn, An Nam Cộng sản đảng Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời |
Từ 1930 đến 1945 |
1930 – 1931 10 – 1930 3 – 1935 7 – 1936 11 – 1939 5 – 1941 8 – 1945 |
Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ – Tĩnh Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương Thắng lợi Cách mạng tháng Tám |
Từ 1954 đến 1975 |
1959 – 1960 9 – 1960 1961 – 1965 1965 – 1968 Năm 1968 1969 – 1973 Năm 1972 27 – 1 – 1973 |
Phong trào “Đồng khởi” Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Chiên lược “Chiến lược chiến tranh cục bộ” Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân Đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Đông Dương hóa chiến chiến” Tiến công chiến lược Ký Hiệp định Pari |
Từ 1975 đến 2000 |
Tháng 6 đến tháng 7 – 1976 1976 – 1980 1981 – 1985 1975 – 1979 12 – 1986 6 – 1991 6 – 1996 |
Quốc hội khóa khóa VI nước Việt Nam thống nhất kỳ họp đầu tiên tại Hà Nội. Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ nhất Kế hoạch Nhà nước 5 năm lần thứ hai Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (Đại hội đổi mới) Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII |
Từ khóa tìm kiếm:
- sự kiện lịch sử năm 1919
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 17: Cách mạng Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản ra đời
- Thuyết minh về món canh chua cá lóc – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Vịnh khoa thi Hương – Trần Tế Xương – Văn hay lớp 11
- Giải Hóa lớp 12 bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm
- Giải Hóa lớp 12 bài 42: Luyện tập: Nhận biết một số chất vô cơ
- Giải bài tập Lịch sử 9 Bài 13: Tổng kết lịch sử thế giới từ năm 1945 đến nay
- Phân tích tác phẩm Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Cao Bá Quát) – Văn hay lớp 11
- Phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính) – Văn hay lớp 11