Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914) (trang 141 sgk Lịch Sử 11): – Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động. ...
Giải bài tập Lịch sử 11 Bài 23: Phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến chiến tranh thế giới thứ nhất (1914)
(trang 141 sgk Lịch Sử 11): – Nêu những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
Trả lời:
Những sự kiện chứng minh Phan Bội Châu chủ trương giải phóng dân tộc theo khuynh hướng tư sản bằng phương pháp bạo động.
– Chủ trương: Dùng bạo lực để giành độc lập.
– Sự kiện:
+ Năm 1904: thành lập Hội Duy tân, chủ trương đánh đuổi giặc Pháp, giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến.
+ Từ 1905 – 1908: Hội Duy tân tổ chức PT Đông du, đưa thanh niên sang học tập ở Nhật.
+ Từ 9/1908: Nhật trục xuất những người VN yêu nước khỏi đất Nhật. PT Đông Du tan rã.
+ Tháng 6-1912: PBC thành lập Việt Nam Quang phục hội ở Quảng Châu (TQ), nhằm đánh Pháp, khôi phục nước VN, thành lập Cộng hòa Dân quốc VN…
+ 24-12-1913: PBC bị bắt ở Quảng Đông (TQ).
(trang 143 sgk Lịch Sử 11): – Nêu những sự kiện chứng minh Phan Châu Trinh chủ trương cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản bằng phương pháp cải cách.
Trả lời:
Chủ trương: đấu tranh ôn hòa, bằng những biện pháp cải cách như nâng cao dân trí dân quyền, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
* Sự kiện:
– Năm 1906, ông cùng một nhóm sĩ phu đất Quảng như Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Ngô Đúc Kế mở cuộc vận động Duy tân ở Trung kỳ:
+ Kinh tế: chú ý cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh, phát triển nghề thủ công, làm vườn, lập “nông hội”…
+ Giáo dục: mở trường dạy theo kiểu mới để nâng cao dân trí, dạy chữ Quốc ngữ, các môn học mới…
+ Văn hóa: vận động cải cách trang phục và lối sống: cắt tóc ngắn, ăn mặc “Âu hóa”, bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục phong kiến…
– Năm 1908, sau phong trào chống thuế ở Trung kì, Pháp đàn áp dữ dội: Năm 1908, Phan Châu Trinh bị án tù 3 năm ở Côn Đảo.
– Năm 1911 Chính quyền thực dân đưa Ông sang Pháp.
(trang 145 sgk Lịch Sử 11): – Vì sao nói Đông Kinh nghĩa thục có những đóng góp lớn trong cuộc vận động văn hóa đầu thế kỉ XX.
Trả lời:
Dù chỉ hoạt động được 9 tháng, nhưng Đông Kinh nghĩa thục thực sự là một cuộc vận động văn hóa lớn vì đã:
+ Thức tỉnh lòng yêu nước cho nhân dân Việt Nam.
+ Tấn công vào hệ tư tưởng phong kiến, cổ động cách mạng, phát triển văn hóa và ngôn ngữ dân tộc.
+ Mở đường cho sự phát triển của hệ tư tưởng tư sản ở Việt Nam.
(trang 145 sgk Lịch Sử 11): – Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý nghĩa gì?
Trả lời:
Phong trào đấu tranh của binh sĩ người Việt và nông dân có ý nghĩa:
Làm suy kiệt lực lượng quân Pháp.
Chứng tỏ binh sĩ người Việt và nông dân là một lực lượng cần được tập hợp trong cuộc đấu tranh chống đế quốc.
Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh chống đế quốc của binh sĩ người Việt và nông dân.
Câu 1 (trang 145 sgk Sử 11):Khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX nảy sinh trong bối cảnh nào?
Lời giải:
Bối cảnh nảy sinh khuynh hướng mới trong phong trào vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX:
• Cuộc khai thác thuộc địa của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản và tiểu tư sản, đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
• Đúng lúc này, các sách Tân thư, Tân báo do Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu viết được đưa vào Việt Nam đã cổ vũ các sĩ phu tiên tiến hướng theo lý tưởng cuộc vận động Duy tân của Trung Quốc, cuộc Duy tân Minh Trị, vào con đường cách mạng tư sản. Đầu thế kỷ XX, một phong trào yêu nước mới ở nước ta nảy sinh theo khuynh hướng dân chủ tư sản, tiêu biểu là Phan Bội Châu – người lãnh đạo xu hướng bạo động và Phan Châu Trinh – người lãnh đạo xu hướng cải cách.
Câu 2 (trang 145 sgk Sử 11):Phân tích sự giống và khác nhau giữa hai xu hướng bạo động và cải cách đầu thế kỉ XX (về chủ trương và phương pháp).
Lời giải:
* Giống nhau: Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đều là những sĩ phu phong kiến chịu ảnh hưởng các tư tưởng tư sản tiến bộ, đều xuất phát từ tấm lòng yêu nước để tìm con đường giải phóng dân tộc. Con đường đó theo khuynh hướng dân chủ tư sản. * Sự khác nhau của hai ông thuộc về phương pháp: Phan Bội Châu chủ trương bạo động, Phan Châu Trinh chủ trương cải cách.
PHAN BỘI CHÂU | PHAN CHÂU TRINH | |
Chủ trương |
-“Nợ máu chỉ có thể trả bằng máu”, kiên trì chủ trương dùng bạo lực giành độc lập. -“Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục nước Việt Nam, lập nước Cộng hòa dân quốc Việt Nam. |
Đấu tranh ôn hòa, công khai, dựa vào Pháp để đánh đổ vua quan phong kiến hủ bại, xem đó là điều kiện tiên quyết để giành độc lập – Kêu gọi dân quyền, dân sinh, dân khí. |
Biện pháp |
– Tổ chức phong trào Đông Du, đưa học sinh sang Nhật học, chuẩn bị cho công cuộc đánh Pháp cứu nước – Bạo động, ám sát. |
– Cổ động thực nghiệp, lập hội kinh doanh. – Mở trường theo lối mới để nâng cao dân trí. – Vận động đổi mới “phong hóa”, cải cách lối sống, bài trừ mê tín dị đoan. |
Bài viết liên quan
- Giải bài tập Lịch sử 11: Sơ kết lịch sử Việt Nam (1858-1918)
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 30: Phong trào yêu nước chống Pháp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918
- Phân tích tác phẩm Lưu biệt khi xuất dương (Phan Bội Châu) – Văn hay lớp 11
- Phân tích tác phẩm Vội vàng (Xuân Diệu) – Văn hay lớp 11
- Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh – Văn hay lớp 9
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 31: Ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918
- Phân tích tác phẩm Phong cách Hồ Chí Minh – Văn hay lớp 9
- Phân tích tác phẩm Đi bộ ngao du – Văn hay lớp 8