Thuyết minh về cái kéo – Văn hay lớp 8
Thuyết minh về cái kéo – Văn hay lớp 8 Thuyết minh về cái kéo – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Hưng Yên Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất ...
Thuyết minh về cái kéo – Văn hay lớp 8
Thuyết minh về cái kéo – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Hưng Yên
Những di vật thuộc thế kỷ 2 – 3 sau Công nguyên (CN) tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh cho điều đó. Nhưng có thể kéo đã xuất hiện trước đó rất lâu.
Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…
Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
Kéo kẹp: So với kéo khớp, kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.
Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả
Thuyết minh về cái kéo – Bài làm số 2
Các vật dụng hàng ngày của con người rất nhiều. Chúng dùng để giúp đỡ con người thực hiện những sinh hoạt hàng ngày một cách có hiệu quả hơn. Chúng không chỉ rất cần thiết đối với cuộc sống mà còn thể hiện sự sáng tạo cũng như trí thông minh của con người. Sau đây, là phần giới thiệu về một trong số những vật dụng thiết yếu của con người đó là cái kéo.
Cái kéo là một vật dụng quen thuộc của con người nhưng hầu như không ai biết nó được làm từ đâu, có mặt trên thế giới này từ bao giờ, chỉ biết rằng nó được chế tạo ra để phục vụ cho con người. Bàn về nguồn gốc, sự hình thành và ra đời của cái keo vẫn là một mối tranh cãi lớn. Theo nhưng di vật khảo cổ mà người ta đã tìm thấy khoảng thế kỷ 2 thế kỷ 3 trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh, cho thấy người xưa dùng hai lưỡi dao rời nhau để sử dụng và thực hiện động tác cắt. Nhưng nhiều quan điểm cho rằng chiếc kéo đã ra đời từ rất lâu trước đó rồi. Khép lại vấn đề sự ra đời. Dù kéo có được ra đời cách đây bao lâu thì hiện nay nó vẫn là một thành tựu, một vật dụng không thể thiếu của con người.
Kéo có rất nhiều loại từ kéo sử dụng trong gian bếp, làm thủ công như thêu. may đến cắt tóc… Mỗi công dụng của kéo thì ứng với những cấu tạo riêng biệt, có hình dáng, kích thước khác nhau. Nhưng dù với kích thước như thế nào đi nữa thì kéo cũng có những đặc điểm chính chung cơ bản, nếu thiếu những đặc điểm này thì sẽ không được gọi là một cây kéo. Trước hết có thể thấy, bộ phận quan trọng đầu tiên để nhận dạng kéo với các đồ dùng khác đó là có hai lưỡi đối với nhau. Hai lưỡi này được dùng để thực hiện nhiệm vụ chính của kéo đó là cắt các vật. Với hai lưỡi sắc bén đối mặt nhau cho phép người sử dụng có thể cắt vật trên tiết diện hai mặt của nó. Thường người dùng sử dụng kéo để cắt rời một phần của một khối, một vật. Kéo là trợ thủ rất đắc lực để thực hiện những động tác ấy. Để sử dụng dễ dàng hơn và cố định hai lưỡi kéo cần có khớp nối và tay cầm.
Tay cầm là bộ phận giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh hướng đi của lưỡi kéo, giúp việc sử dụng hiệu quả nhất. Lưỡi kéo thường được làm bằng nhôm hoặc kim loại tổng hợp, có độ sáng bóng và sắc bén nhất định. Chất liệu làm lưỡi kéo thường được sử dụng là các chất liệu có khả năng chống gỉ, khó bị bào mòn và oxi hóa theo thời gian. Hai mặt sắc của lưỡi kéo được thiết kế để khớp vào nhau khi không sử dụng để tránh gây thương tích cho người dùng và trẻ em. Mặt ngoài của lưỡi kéo được mài mòn để không gây xây sát cho người khác mỗi khi chạm vào. Lưỡi kéo thường có bề mặt tiết diện dẹt, mỏng nhỏ gọn. Tay cầm của kéo thường được làm từ các chất liệu nhẹ, không dẫn điện, không dẫn nhiệt. Thường sẽ được làm bằng nhựa tổng hợp hoặc nhựa dẻo. Tay cầm là nơi tiếp xúc với đa của người sử dụng, nên cần có độ an toàn nhất định. Tay con người là bộ phận nhạy cảm, dễ bị nhiễm điện khi tiếp xúc, cảm nhiệt tốt nên khi sử dụng không may chạm vào nơi có nhiệt độ cao, nhiễm điện thì có thể đảm bảo tỷ lệ rủi ro nhỏ so với sử dụng tay cầm bằng những chất liệu khác. Đó là những bộ phận không thể thiếu của một cây kéo. Tuy nhiên, với mỗi loại kéo lại có cấu tạo khá khác nhau.
Có thể kể đến đầu tiên, chiếc kéo thông thường là chiếc kéo có cấu tạo bao gồm những bộ phận như trên: lưỡi kéo, tay cầm. Chiếc kéo thông thường có lưỡi kéo thẳng, có chốt khớp nối nhỏ ở đầu lưỡi kéo nối với tay cầm, góc mở của chiếc kéo thông thường dao động từ 0 đến 160 độ và hoạt động tốt nhất ở góc mở 45 độ. Đối với chiếc kéo thông thường thì tùy đối tượng và mục đích sử dụng thì có kích cỡ khác nhau. Nhỏ nhất có thể kể đến là chiếc kéo có chiều dài khoảng 12 cm tình từ điểm nhọn nhất của kéo đến tay cầm khi kéo đóng lưỡi. Loại này thường được dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, và được sử dụng trong trường học. Tay cầm của loại kéo thông thường được thiết kế tròn để bao trọn lấy ngón tay của người sử dụng. Ngoài kích cỡ nhỏ như trên còn có cách cây kéo có kích thước lớn hơn. Loại kéo thông thường được sử dụng phổ biến vì nó không mặc định chỉ được dùng trong một trường hợp nhất định mà có thể thay thế nhiều loại kéo khác để thực hiện những công dụng đặc thù của những cây kéo này: cắt chỉ khâu chỉ thêu trong may mặc, hay thay thế chiếc kéo dùng trong gian bếp, cắt tóc…. Kéo cắt chỉ trong may mặc có kích thước nhỏ hơn hẳn so với chiếc kéo thông thường. Độ mở của kéo cũng nhỏ hơn rất nhiều, thường chỉ đến 20 – 30 độ. Kéo cắt chỉ cũng có nhiều loại, một loại có thiết kế khá giống kéo thường và một loại có thiết kế khác hẳn, lưỡi kéo không khớp nối với nhau, dẹt hơn, đầu nhọn hơn, sắc bén hơn, mỏng hơn và ngắn hơn… Một loại kéo nữa cũng khá phổ biến là kéo dùng bếp. Có phần tay cầm to hơn hẳn so với kéo thường nhưng phần lưỡi lại ngắn và nhỏ hơn. Thiết kế đa dạng và đặc biệt nhất có lẽ là kéo dùng trong các tiêm tóc, "salon". Đa phần kéo dùng trong lĩnh vực này đều nhỏ, nhưng với mỗi kĩ thuật cắt tỉa khác nhau thì chúng lại có cấu tạo khác nhau. Từ kéo có lưỡi thẳng, cong, rồi đến răng cưa… Tựu chung lại, đối với mỗi mục đích sử dụng khác nhau thì sẽ có những cấu tạo khác nhau và thường khác nhau ở phần lưỡi kéo.
Ngày nay, kéo được sản xuất rất bài bản, giá thành của chúng cũng không quá đắt so với túi tiền của người tiêu dùng. Hơn nữa, với sự tiện lợi của nó, chiếc kéo vẫn giữ vững là vật dụng cần thiết của người tiêu dùng.
Thuyết minh về cái kéo – Bài làm số 3
Hằng ngày chúng ta sử dụng nhiều vật dụng khác nhau trong đó cái "kéo" là một trong những đồ vật hữu ích nhất. Nhưng ngoài việc sử dụng ra ta ít ai có thể biết được nguồn gốc của cái kéo? Kéo có bao nhiêu loại?… Cái kéo được phát minh và xuất hiện vào thời gian nào luôn là một vấn đề gây tranh cãi.
Dường như sự phát triển của cái kéo bắt đầu từ việc dùng đồng thời một cặp dao trong một lúc. Những di vật thuộc thế kỉ hai – ba trước công nguyên tìm thấy ở khu vực La Mã – sông Ranh đã chứng minh rằng cái kéo đã xuất hiện từ rất lâu đời. Và từ đấy một người Romans làm giảm mối nối giữa hai lưỡi kéo vào vào năm 100 sau công nguyên. Rồi một lần nữa ông Robert Hinchliffe sống ở quãng trường Cheney ở London đã cho ra đời nhưng cài kéo với nhiều cải cách mới. Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc mà người ta sáng tạo ra nhiều loại kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp… Sự phát triển tiếp của kéo là kéo chốt đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo này trong thực tế khá rắc rối vì để cắt cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó lại phải dùng tay để tách chúng ra.
Riêng dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước công nguyên. Chỉ còn rất ít di vật còn sót lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện.Từ thết kỉ 17 trở đi nhưng loại kéo chuyên dụng hơn, phát triển và cải cách nhiều hơn: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn khi cần.
So với kéo khớp kéo kẹp có cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn vì có thể sử dụng được một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà lưỡi kéo có thể tự mở ra. Do đồng thau mau chóng giảm sự đàn hồi nên kéo kẹp bằng sắt được bắt đầu sản xuất ở Trung Âu vào khoảng năm 500 trước công nguyên.
Kéo được cấu tạo bởi hai thanh kim loại mài sắc. Phần tay cầm được bọc bằng một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng. Nhìn có vẻ đơn giản nhưng có độ bén khá cao nên có thể dễ dàng cắt những thứ mỏng, nhỏ bé hay cả nhưng thứ lớn hơn nữa miễn sao không quá dày là được. Kéo được áp dụng một nguyên tắc vật lý khá đơn giản đó chính là đòn bẩy giúp ta sử dụng được nhẹ nhàng mà không cần tốn lực nhiều. Có nhiều loại kéo đa dạng: kéo cắt vải, kéo cắt tóc, kéo cắt giấy, kéo hớt tóc, kéo cắt sắt, kéo dùng trong nhà bếp… và 1 phần quan trọng của ngành y tế chính là kéo phẫu thuật đấy! Nếu trong những ca mổ không có kéo phẫu thuật thì sẽ gặp nhiều bất lợi và hậu quả khôn lường.
Không có gì đặc biệt hay phức tạp nhưng kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày, vì vậy chúng ta sẽ rất vất vả khi xử lý một việc nào đó khi sử dụng bằng dao hay lực của tay mà ta không thể làm tốt được. Cái kéo là một vật vô tri vô giác nhưng cũng có thể tạo ra nhiều điều tốt đẹp thì con người cũng có thể! Hãy tạo ra một đất nước với vô vàn điều tốt đẹp như những cái kéo nhỏ bé.
Thuyết minh về cái kéo – Bài làm số 4
Cái kéo gắn liền với cuộc sống của mỗi nhà, bởi những công việc thường ngày trong gia đình thường sử dụng đến kéo. Không những thế, trong một số lĩnh vực như công nghiệp, y tế… cũng sử dụng đến kéo. Điều đó cho thấy việc phát minh ra cái kéo đã giúp ích cho con người rất nhiều trong cuộc sống.
Kéo có nhiều loại tùy theo tính chất công việc từng loại kéo mà người ta sáng tạo ra các mẫu kéo phù hợp với công dụng của nó như: kéo chốt đuôi, kéo kẹp, kéo khớp…
Kéo chốt đuôi: Bước phát triển tiếp của kéo là chiếc kéo có chốt ở đuôi. Đó là hai lưỡi kéo mà phần đuôi của chúng được gắn một cái chốt tạo thành khớp nối. Sử dụng chiếc kéo kiểu này trong thực tế khá rắc rối, vì để cắt được cần phải ấn các lưỡi kéo vào nhau, và sau đó phải dùng tay tách chúng ra khỏi nhau.
Kéo kẹp: So với kéo khớp, kéo kẹp với cần kéo hình chữ U nằm ngang có tiến bộ hơn hẳn, vì nó có thể sử dụng được bằng một tay do sức đàn hồi của vật liệu mà cánh kéo có thể tự mở ra. Kép kẹp chỉ xuất hiện khi người ta sản xuất được đồng thau hay hợp kim của sắt có thể rèn được vào khoảng năm 1000 trước CN. Đó là điều kiện để cánh kéo có thể đàn hồi được. Vì độ đàn hồi của đồng thau mau chóng giảm đi, nên kéo kẹp bằng đồng thau ngày một hiếm dần. Người ta đã tìm được kéo kẹp bằng sắt ở Trung Âu được sản xuất vào khoảng năm 500 trước CN. Có những mẫu kéo thời đó có lò xo hình chữ U, để tăng độ căng, người ta dần chuyển cần kéo sang dạng gần tròn. Thời Đường ở Trung Quốc đã có dạng kéo kẹp mà cần kéo có dạng cần bắt chéo lên nhau như hai chữ oo liền nhau. Đến tận thế kỷ 17, kéo kẹp là dạng kép phổ biến nhất ở châu Âu.
Kéo khớp: Dạng kéo khớp được sử dụng ngày nay xuất hiện khoảng năm 300 trước CN. Vì chỉ còn rất ít di vật còn lại nên không thể xác định chính xác năm xuất hiện. Vào thế kỷ 17 và từ đó trở đi những loại kéo chuyên dụng được phát triển: kéo cắt giấy dài và lưỡi mỏng, kéo bản lưỡi rộng để cắt vải và kéo đa năng có lưỡi nhọn dần.
Kéo được cấu tạo bằng hai thanh kim loại được mài sắc tạo thành lưỡi kéo, phần đuôi uốn cong tạo thành tay cầm. Lưỡi kéo có thể được làm bằng sắt hay một hợp chất sắt pha gang, phần tay cầm được bọc bởi một lớp nhựa dẻo hoặc nhựa cứng.
Có thể nói, kéo là một dụng cụ chủ yếu dùng để cắt, tuy nhiên, tùy theo mục đích sử dụng mà kéo cũng có nhiều loại khác nhau như: kéo cắt vải để thợ may tạo nên quần áo đẹp, đa dạng và hợp thời trang; các em bé thì dùng kéo cắt giấy để cắt giấy xếp tàu bay, tên lửa…; thợ hớt tóc không thể tỉa ra các mô-đen nếu không có kéo; kéo cắt tôn cắt sắt; kéo phục vụ cho việc bếp núc để cắt cá, cắt bánh tráng, khô bò…; còn có kéo dùng trong y tế khi phẫu thuật…
Kéo là một vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống, tuy nhỏ nhưng kéo thường được sử dụng trong các ngành công nghiệp, nông nghiêp, thủ công nghiệp và sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, kéo có rất có ích cho cuộc sống của con người, không có kéo, chúng ta sẽ rất vất vả.
Hồng Loan tổng hợp
Từ khóa tìm kiếm:
- thuyết minh về cái kéo
- bài làm văn thuyết minh Cây kéo lớp 8
- thuyết minh về kéo
- https://baitaphay com/thuyet-minh-ve-cai-keo-van-hay-lop-8-14455 html
- ngữ văn lớp 8: thuyết minh về đồ dùng trong gia đinh
Bài viết liên quan
- Chứng minh ý kiến “Thiên nhiên là bạn tốt của con người. …” – Văn hay lớp 7
- suy nghĩ về tác dụng của việc đọc sách – Văn hay lớp 10
- Bàn luận ý kiến sau: “Đúng giờ là một cử chỉ đẹp” – Văn hay lớp 9
- Thuyết minh về cái tivi – Văn hay lớp 8
- Thuyết minh về cây bút – Văn hay lớp 8
- Chứng minh rằng “Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta” – Văn hay lớp 7
- Thuyết minh về con trâu – Văn hay lớp 8
- Tả cô tổng phụ trách đội trường em – Văn hay lớp 6