06/06/2017, 20:15

Giải bài tập đòn bẩy

Bài 15: Đòn bẩy A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Mỗi đòn bẩy đều có: * Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điếm tựa này. * Điểm tác dụng trọng lượng (F1) của vật cần nâng đặt tại O1,. * Điểm tác dụng lực (F2) đế nâng vật đặt tại O2. Khi OO2 > OO1 thì F1 < F2. B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Câu 1: Hãy điền các ...

Bài 15: Đòn bẩy A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG Mỗi đòn bẩy đều có: * Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điếm tựa này. * Điểm tác dụng trọng lượng (F1) của vật cần nâng đặt tại O1,. * Điểm tác dụng lực (F2) đế nâng vật đặt tại O2. Khi OO2 > OO1 thì F1 < F2. B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP Câu 1: Hãy điền các chữ O,O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình dưới (-xem hình SGK) O1 (4), O (5), O (6) ...

Bài 15: Đòn bẩy

 

A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

Mỗi đòn bẩy đều có:

* Điểm tựa O. Đòn bẩy quay quanh điếm tựa này.

* Điểm tác dụng trọng lượng (F1) của vật cần nâng đặt tại O1,.

* Điểm tác dụng lực (F2) đế nâng vật đặt tại O2.

Khi OO2 > OO1 thì F1 < F2.

 

B. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP

Câu 1: Hãy điền các chữ O,O1 và O2 vào vị trí thích hợp trên các hình dưới (-xem hình SGK)

O1 (4),  O (5), O (6)                                                       O1 (1), O (2), O2 (3)

Câu 2:

- Đo trọng lượng của vật và ghi kết quả vào bảng dưới.

- Kéo lực kế để nâng vật lên từ từ. Đọc và ghi số chỉ của lực kế theo ba trường hợp ghi trong bảng. 

Hướng dẫn

So sánh OO2 và OO1

Trọng lượng của vật

 P = F1

Cường độ của lực kéo vật F2

OO2 > OO1

 

F1 = N

F2 = … N

OO2 = OO1

F2 = … N

OO2 < OO1

F2 = … N

Học sinh tự thực hành và rút ra kết luận.

Câu 3: Chọn từ thích hợp: lớn hơn, nhỏ hơn, bằng để điền vào chỗ trống của câu sau:

Muốn lực nâng vật (1) ... trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) ... khoáng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng của vật.

Hướng dẫn

Muốn lực nâng vật (1) nhỏ hơn trọng lượng của vật thì phải làm cho khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng (2) lớn hơn khoảng cách từ diêm tựa tới điểm tác dụng cua trọng lượng của vật.

Câu 4: Tìm ví dụ sử dụng đòn bẩy trong cuộc sống.

Hướng dẫn

Một số dụng cụ sử dụng như đòn bẩy trong cuộc sống: cái kéo, kềm bấm, xe cút kít, mái chèo thuyền.

Câu 5: Hãy chi ra điếm tựa, các điểm tác dụng của lực F1, F2: lên đòn bẩy trong hình (SGK).

Hướng dẫn

- Điểm tựa: chỗ mái chèo tựa vào mạn thuyền; trục bánh xe cút kít; ốc giữ chặt hai nửa kéo; trục quay bập bênh.

- Điếm tác dụng của lực Fị: chỗ nước đáy vào mái chèo; chỗ giữa mặt đáy thùng xe cút kít chạm vào thanh nối ra tay cầm; chỗ giấy chạm vào lười kéo; chỗ một bạn ngồi.

- Điếm tác dụng của lực F:: chỗ tay cầm mái chèo; chỗ tay cầm xe cút kít; chỗ tay cầm kéo; chỗ bạn còn lại ngồi.

Câu 6: Hãy chi ra cách cải tiến việc sử dụng đòn bẩy ở hình (SGK) dế làm giám lực kéo này.

Hướng dẫn

Để làm giảm lực kéo ớ hình trên ta có thể dời giá đờ làm điểm tựa O gần ống bê tông hơn (nếu được) hoặc dùng đòn bẩy dài hơn. 

 

C. HƯỚNG DẪN GIẢI BÀI TẬP TRONG SÁCH BÀI TẬP

1. Chọn từ thích hợp điền vảo chỗ trống:

a) Đòn bẩy luôn có ... và có ... tác dụng vào nó.

b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tầc dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi ...

Hướng dẫn

a) Đòn bấy luôn có điểm tựa các lực tác dụng vào nó.

b) Khi khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của người lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của vật cần nâng thì dùng đòn bẩy này được lợi về lực.

2. Dùng xà beng để bẩy vật nặng lên (hình trong sách bài tập). Phải đặt điểm tựa ở đâu để bẩy vật lên dễ nhất?

A. Ở X                            B. Ở Y

C. Ở Z.                           D. Ở khoảng giữa Y z.

Hướng dẫn

Đặt điểm tựa ở X (câu A) là bẩy vật lên dễ nhất.

3. Hãy điền các kí hiệu O (điểm tựa), O1 (điểm tác dụng của vật) và O2 (điểm tác dụng của người) vào các vị trí thích hợp trến các vật là đòn bẩy ở hình vẽ (sách bài tập)?

Trong các đòn bẩy đó, dùng cái nào được lợi về lực?

Hướng dẫn

Trong các vật là đòn bẩy trên, dùng dao xén giấy và cái cán thìa nậy nắp hộp dược lợi về lực.

4. Dùng thìa và đồng xu đều có thể mở được nắp hộp, dùng vật nào sẽ mở dề hơn? Tại sao?

Hướng dẫn

Dùng thìa sẽ mở dược nắp hộp dễ hơn. Vì khoảng cách từ điếm tựa (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng của vật (chỗ nắp hộp đè lên thìa hoặc đồng xu) khi dùng thìa và đồng xu là như nhau, nhưng khoảng cách từ điếm tựa (cạnh của hộp) đến điểm tác dụng lực cua người (chỗ tay cầm) ở thìa lớn hơn đồng xu.

5*. Tay chân của con người hoạt dộng như các đòn bẩy. Các xương tay, xương chân là đòn bẩy, các khớp xương lù điểm tựa, còn các cơ bắp tạo nên lực.

Để nâng một vật 20N, cơ bắp phủi tác dụng một lực tới 60N. Tuy nhiên cơ bắp chỉ cần co lại 1cm cũng đã nâng vật lên một đoạn 8cm. 

Người ta nói rằng, tuy không dược lợi về lực nhưng dùng đòn bẩy lại dược lợi về đường đi.

Hãy suy nghĩ về các cử động của chân, tay .. và tìm hiểu xem có những đòn bẩy nào trong cờ thể.

Hướng dẫn

- Các xương ngón tay, ngón chân, bàn tay (hoặc bàn chân), cánh tay (hoặc đùi) .. có thể còn rất nhiều đòn bẩy trong cơ thể em.

- Các khớp ngón tay, ngón chân; khớp bàn tay, bàn chân; khớp khuỷu tay, khuỷu chân; khớp vai, khớp háng ... là điểm tựa.

- Các vật nào đó tì vào ngón tay, ngón chân; bàn tay, bàn chân; cáuh tay, đùi ... là lực tác dụng của vật lên đòn bấy.

- Các cơ bắp làm cho ngón tay, ngón chân; bàn tay, bàn chân; cánh tay, đùi ... chuyển động tạo nên lực tác dụng của người.

 

D. BÀI TẬP VẬN DỤNG

Dùng xà beng dể bẩy vật vật nặng lẽn. Phải đặt lực tác dụng F của người ở đậu để bẩy vật lên dễ nhất?

A. Ở A (lực F1 )          B. Ở B (lực F2 )           C. Ở C (lực F3 ).

Hướng dẫn

Đặt lực tác dụng F của người ở C (câu C) để bẩy vật lên dễ nhất.

0