Giải bài ôn tập học kì 1 hóa 9: Bài 1,2,3,4,5, 6,7,8,9, 10 trang 71, 72 SGK Hóa học 9
Giải bài ôn tập học kì 1 hóa 9: Bài 1,2,3,4,5, 6,7,8,9, 10 trang 71, 72 SGK Hóa học 9 Giải bài ôn tập học kì 1 hóa 9: Bài 1 trang 71 ; Bài 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 72 SGK Hóa học 9. Xem lại các dạng bài, lý thuyết cũng như bài tập chương 1, 2 SGK hóa lớp 9 trong chương trình học kì ...
Giải bài ôn tập học kì 1 hóa 9: Bài 1,2,3,4,5, 6,7,8,9, 10 trang 71, 72 SGK Hóa học 9
Giải bài ôn tập học kì 1 hóa 9: Bài 1 trang 71; Bài 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 trang 72 SGK Hóa học 9.
Xem lại các dạng bài, lý thuyết cũng như bài tập chương 1, 2 SGK hóa lớp 9 trong chương trình học kì 1.
Chương 1: Các loại hợp chất vô cơ
Chương 2: Kim loại
Giải bài tập ôn tập học kì 1 hóa học lớp 9 – SGK bài 24 trang 71,72
Bài 1: Viết các phương trình hóa học biểu diễn các chuyển đổi sau:
Đáp án bài 1:
a)
(1) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
(2) 3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2+ 2Fe(OH)3↓
(3) 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O
(4) Fe2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2FeCl3+ 3BaSO4↓
b)
(1) 3NaOH+Fe(NO3)3→3NaNO3+Fe(OH)3↓
(2)2Fe(OH)3 t0 → Fe2O3+3H2O
(3)2Al + Fe2O3 → Al2O3+2Fe
(4)Fe + 2HCl→FeCl2+H2↑
(5) FeCl2 + 2NaOH → 2NaCl + Fe(OH)2
Bài 2 trang 72: Cho 4 chất sau: Al, AlCl3, Al(OH)3, Al2O3. Hãy sắp xếp 4 chất này thành hai dãy biến hóa (mỗi dãy đều gồm 4 chất) và viết các PTHH tương ứng để thực hiện dãy biến hóa đó
Đáp án: Dãy biến hóa 1: Al → AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3
Dãy biến hóa 2: AlCl3 → Al(OH)3 → Al2O3 → Al
PTHH dãy biến hóa 1:
1): 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
(2): AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
(3): 2Al(OH)3 t0 → Al2O3 + 3H2O
PTHH dãy biến hóa 2:
(1): AlCl3 +3NaOH → Al(OH)3+ 3NaCl
(2): 2Al(OH)3 t0 → Al2O3 + 3H2O
(3): 2Al2O3 dpnc → 4Al + 3O2
Bài 3 trang 72 hóa 9 – Ôn tập học kì I
Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết.
Đáp án:Các bước tiến hành
Lấy mỗi kim loại một ít làm mẫu thử
Cho các mẫu thử tác dụng với dung dịch NaOH
Mẫu thử nào có bọt khí bay ra là nhôm
2Al +2NaOH +2H2O →2NaAlO2 +3H2 ↑
Hai mẫu thử còn lại cho tác dụng dd HCl
Mẫu nào có khí thoát ra là Fe, chất còn lại là Ag không phản ứng.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
Bài 4 trang 72 – Ôn tập học kì I: Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất nào dưới đây?
A. Fecl3, MgO, Cu, Ca(OH)2; B. NaOH, CuO, Ag, Zn;
C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, Nacl D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, Bacl2.
D. Al, Al2O3, Fe(OH)2, Bacl2
Bài 5: Dung dịch NaOH có phản ứng với tất cả các chất trong dãy chất nào sau đây?
A. FeCl3, MgCl2, CuO, HNO3 B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
C. HNO3, HCl, CuSO4, KNO3 D. Al, MgO, H3PO4, BaCl2
Đáp án: B. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
Bài 6 trang 72: Sau khi làm thí nghiệm có những khí thải độc hại sau: HCl, H2S, CO2, SO2. Có thể dùng chất nào sau dây để loại bỏ chúng là tốt nhất? Giải thích và viết các phương trình hóa học (nếu có)
A. Nước vôi trong B. Dung dịch HCl;
C Dung dịch NaCl; D. nước
Giải bài 6:
Dùng phương án A. Nước vôi trong là tốt nhất vì nước vôi trong có phản ứng với tất cả các khí thải tạo thành chất kết tủa hoặc dung dịch.
PTHH:
Ca(OH)2 +SO2 → CaSO3 ↓+ H2O
Ca(OH)2 +CO2 → CaCO3 ↓ + H2O
Ca(OH)2 +H2S → CaS + 2H2O
Ca(OH)2 + 2HCl → Cacl2 + 2H2O
Chú ý: Trong các trường hợp loại bỏ khí thải độc hại, người ta thường dùng nước vôi trong dư nên với H2S, CO2, SO2 phản ứng tạo muối trung hòa.
Bài 7: Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hóa học, làm thế nào để thu được bạc tinh khiết? Các chất coi như đủ.
Cho hỗn hợp tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư), đồng và nhôm sẽ phản ứng và tan vào dung dịch, kim loại thu được là bạc.
Giải bài 7:
Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag
Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Lọc chất rắn không tan: Ag (bạc tinh khiết)
Bài 8: Trong phòng thí nghiệm, người ta làm khô các khí ẩm bằng cách dẫn khí này qua các bình có đựng chất háo nước nhưng không có phản ứng với khí cần làm khô.
Có các chất khô sau: H2SO4 đặc, CaO. Dùng hóa chất nào nói trên để làm khô mỗi khí ẩm sau đây: Khí SO2, khí O2, Khí CO2? Hãy giải thích sự lựa chọn đó.
Hướng dẫn: Lập bảng để thấy được chất nào có phản ứng với chất làm khô. Nếu có phản ứng thì không thể dùng làm khô được và ngược lại.
Chất làm khô/Khí ẩm | SO2 | O2 | CO2 |
H2SO4 đặc | Không phản ứng | Không phản ứng | Không phản ứng |
CaO khan | Có phản ứng | Không phản ứng | Có phản ứng |
Kết luận: Có thể dùng H2SO4 đặc để làm khô các khí ẩm: Khí SO2, khí O2, Khí CO2 ; Có thể dùng CaO khan để làm khô khí ẩm O2.
Bài 9 trang 72 hóa 9: Cho 10g dung dịch muối sắt clorua 32,5% tác dụng với dung dịch bạc nitơrat dư thì tạo thằn 8,61 gam kết tủa. Hãy tìm công thức hoá học của muối sắt đã dùng.
Đáp án và giải bài 9:
Khối lượng muối sắt Clorua trong 10g dd nồng đọ 32,5%:
(10.32,5)/100 = 3,25g
Đặt x là hóa trị của sắt, vậy công thức tổng quát: FeClx
PTHH: Feclx + xAgNO3 → xAgCl + Fe (NO3)x
Theo PTHH: (56 + x.35,5)g x(108 +35,5)g
Theo đề bài: 3,25g 8,61 g
Ta có phương trình:
(56+35,5x)/3,25 = 143,5x/8,61
Giải phương trình ta được x = 3.
Vậy công thức của muối sắt clorua là FeCl3.
Bài 10 trang 72 : Cho 1,96g bột sắt vào 100ml dung dịch CuSO4 10% có khối lượng riêng là 1,12g/ml
a) Viết PTHH
b) Xác định nồng độ mol của chất trong dung dịch khi phản ứng kết thúc. Giả thiết rằng thể tích của dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Đáp án và giải bài 10:
a) Phương trình phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
b) Số mol của Fe là : 1,96 : 56 = 0,035 (mol)
Khối lượng dd CuSO4 là : m ddCuSO4 = 1,12 . 100 = 112 (g)
Khối lượng CuSO4 có trong dd là : mCuSO4 = 10% . 112 = 11,2 (g)
Số mol của CuSO4 là : 11,2 : 160 = 0,07 mol
Fe + CuSO4 ——> FeSO4 + Cu (1)
Theo (1) ta có : nFe = nCuSO4 = 0,07 mol > 0,035 mol => số mol của CuSO4 dư
Vậy ta tính theo số mol của Fe.
CM CuSO4 = (0,07 – 0,035/100)*1000 = 0,35 (M)
CM FeSO4 = (0,035/100)*1000 = 0,35 (M)