Giải bài 73,74,75, 76,77 trang 38,39 SGK toán 6 tập 2: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
Giải bài 73,74,75, 76,77 trang 38,39 SGK toán 6 tập 2: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài 73 trang 38 ; Bài 74, 75, 76, 77 trang 39 SGK Toán 6 tập 2 : Tính chất cơ bản của phép nhân phân số – Chương 3 số học lớp 6. a) Tính chất giao hoán a/b. c/d ...
Giải bài 73,74,75, 76,77 trang 38,39 SGK toán 6 tập 2: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số
Tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải bài 73 trang 38; Bài 74, 75, 76, 77 trang 39 SGK Toán 6 tập 2: Tính chất cơ bản của phép nhân phân số – Chương 3 số học lớp 6.
a) Tính chất giao hoán
a/b. c/d = c/d.a/b
b) Tính chất kết hợp:
(a/b . c/d). p/q = a/b(.(c/d.p/q)
c) Nhân với số 1 :
a/b . 1 = 1. a/b = a/b.
d) Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng.
a/b. (c/d + p/q) = a/b.c/d + a/b.p/q
Lời giải bài tập bài Tính chất cơ bản của phép nhân phân số – Toán 6 tập 2 trang 38,39
Bài 73. Trong hai câu sau đây, câu nào đúng ?
Câu thứ nhất : Để nhân hai phân số cùng mẫu, ta nhân hai tử với nhau và giữ nguyên mẫu.
Câu thứ hai : Tích của hai phân số bất kì là một phân số
có tử là tích của hai tử và mẫu là tích của hai mẫu.
Trả lời: Câu thứ hai đúng.
Bài 74.Điền các số thích hợp vào bảng sau:
Bài 75 trang 39. Hoàn thành bảng nhân sau (chú ý rút ngắn gọn nếu có thể) :
x | 2/3 | -5/6 | 7/12 | -1/24 |
2/3 | 4/9 | |||
-5/6 | ||||
7/12 | ||||
-1/24 |
Đáp số:
x | 2/3 | -5/6 | 7/12 | -1/24 |
2/3 | 4/9 | -5/9 | 7/18 | -1/36 |
-5/6 | -5/9 | 25/36 | -35/72 | 5/144 |
7/12 | 7/18 | -35/72 | 49/144 | -7/288 |
-1/24 | -1/36 | 5/144 | -7/288 | 1/576 |
Bài 76 trang 39. Tính giá trị biểu thức sau một cách hợp lí:
Giải bài 76.
Bài 77 trang 39 toán 6 Số học. Tính giá trị các biểu thức sau:
Đáp án: Áp dụng tính chất phân phối, rồi tính giá trị biểu thức.
A = a.1/2 + a.1/3 – a.1/4
= a.(6/12 + 4/12 – 3/12)
= a.7/12
Thay a = -4/5 vào biểu thức ta có: A = -4/5.7/12 = -7/15
Cách giải khác là thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện theo thứ tự thực hiện các phép tính .
Thay a = -4/5 vào biểu thức ta có:
A = -4/5.1/2 + (-4/5.1/3) – (-4/5.1/4)
= -2/5 + (-4/15) – (-1/5) = (-6-4+3)/15 = -7/15
Tương tự:
B = 3/4 . b + 4/3 . b -1/2 . b
= (3/4 + 4/3 -1/2). b = 19/12.b
Thay b = 6/19 vào ta có:
B = 19/12 . 6/19 = 1/2
C = c.3/4 + c.5/6 – c.19/12
= c.(3/4+5/6-19/12)
= c.(9/12 +10/12 -19/12) = c. 0 = 0