23/04/2018, 21:49

Giải bài 139, 140, 141, 142 trang 56 SGK toán 6 tập 1

Bài 139 trang 56 sgk toán 6 tập 1 Tìm ƯCLN của: a) (56) và (140); b) (24, 84, 180); c) (60) và (180); d) (15) và (19). Bài giải: a) Ta có (56 = 2^3. 7); (140 = 2^2. 5 . 7) Do đó (ƯCLN (56, 140) = 2^2. 7 = 28); b) Ta ...

Bài 139 trang 56 sgk toán 6 tập 1

 Tìm ƯCLN của:

a) (56) và (140);                     b) (24, 84, 180);

c) (60) và (180);                     d) (15) và (19).

Bài giải:

a) Ta có (56 = 2^3. 7);

             (140 = 2^2. 5 . 7)

Do đó (ƯCLN (56, 140) =  2^2. 7 = 28);

b) Ta có  (24 = 2^3. 3);

              (84 = 2^2. 3 . 7);

              (180 = 2^2. 3^2. 5).

Vậy (ƯCLN (24, 84, 180) =  2^2. 3 = 12).

c) Vì (180) (vdots) (60) nên (ƯCLN (60, 180) = 60);

d) (15=3.5)

    (19=19)

(ƯCLN (15, 19) = 1).

 


Bài 140 trang 56 sgk toán 6 tập 1

Tìm (ƯCLN) của:

a) (16, 80, 176);                                     b) (18, 30, 77).

Bài giải:

a) Vì (80) (vdots) (16) và (176) (vdots) (16) nên (ƯCLN (16, 80, 176) = 16);

b) Ta có

(18 = 2 . 3^2);

(30 = 2 . 3 . 5);

(77 = 7 . 11).

Do đó (18 , 30, 77) không có ước chung nào khác (1). Vậy (ƯCLN (18, 30, 77) = 1).

 


Bài 141 trang 56 sgk toán 6 tập 1

Có hai số nguyên tố cùng nhau nào mà cả hai đều là hợp số không ?

Bài giải:

Có hai số nguyên tố cùng nhau mà cả hai đều là hợp số. Ví dụ (4) và (9).

Thật vậy (4 = 2^2; 9 = 3^2), chúng là những hợp số mà không có ước nguyên tố nào chung. Vì thế (ƯCLN (4, 9) = 1); nghĩa là (4) và (9) là hai số nguyên tố cùng nhau.

 


Bài 142 trang 56 sgk toán 6 tập 1

 Tìm (ƯCLN) rồi tìm các ước chung của:
a) (16) và (24);            

b) (180) và (234);              

c) (60, 90, 135).

Bài giải:

a) (16=2^4)

    (24=2^3.3)

(ƯCLN (16, 24) =2^3= 8),

(ƯC (16, 24)=Ư(8) =left{1; 2; 4; 8 ight});

b) (180 = 2^2.  3^2. 5);

     (234 = 2 . 3^2. 13);

(ƯCLN (180, 234) = 2 .  3^2= 18), (ƯC (180, 234)=Ư(18) =left{1; 2; 3; 6; 9; 18 ight});

c) (60 = 2^2.  3 . 5);

    (90 = 2 . 3^2. 5);

    (135 = 3^3. 5).

Do đó

(ƯCLN (60, 90, 135) = 3 . 5 = 15); (ƯC (60, 90, 135)=Ư(15)= left{1; 3; 5; 15 ight}).

Zaidap.com

0