22/02/2018, 11:41

Giải bài 101,102, 103, 104,105, 106 trang 97 SGK Toán 6 tập 1: Bội và ước của một số…

Tóm tắt lý thuyết và Giải các bài tập bài 101, 102, 103, 104, 105, 106 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 : Bội và ước của một số nguyên – chương 2 Số nguyên. A. Tóm tắt lý thuyết bài bội và ước của một số nguyên 1. Bội và ước của một số nguyên Cho a, b là những số nguyên, b ≠ ...

Tóm tắt lý thuyết và Giải các bài tập bài 101, 102, 103, 104, 105, 106 trang 97 SGK Toán 6 tập 1: Bội và ước của một số nguyên – chương 2 Số nguyên.

A. Tóm tắt lý thuyết bài bội và ước của một số nguyên

1. Bội và ước của một số nguyên

Cho a, b là những số nguyên, b ≠ 0. Nếu có số nguyên q sao cho a = bq thì ta nói a chia hết cho b và kí hiệu là a ⋮b.

Ta còn nói a là một bội của b và b là một ước của a.

Lưu ý:

a) Nếu a = bq thì ta còn nói a chia cho b được thương là q và viết q = a : b.

b) Số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0.

c) Số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào.

d) Số 1 và -1 là ước của mọi số nguyên.

e) Nếu c là ước của cả a và b thì c được gọi là một ước chung của a và b.

2. Tính chất:

a) Nếu a chia hết cho b và b chia hết cho c thì a chia hết cho a.

a ⋮ b và b ⋮c ⇒ a ⋮ c.

b) Nếu a chia hết cho b thì mọi bội của a cũng chia hết cho b.

a ⋮ b ⇒ am⋮ b.

c) Nếu a và b đều chia hết cho c thì tổng, hiệu của a và b cũng chia hết cho c.

a ⋮ c và b ⋮ c ⇒ (a + b) ⋮c và (a – b) ⋮ c.

Giải bài 90,91,92, 93,94,95, 96,97,98, 99,100 trang 95,96 SGK Toán 6 tập 1: Tính chất của phép nhân

B. Đáp án và hướng dẫn giải bài bội và ước của một số nguyên – Sách giáo khoa trang 97 Toán 6 tập 1.

Bài 101 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tìm năm bội của: 3; -3.

Đáp án bài 101:

Có thể chọn năm bội của 3, -3 là -6; -3; 0; 3; 6.


Bài 102 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tìm tất cả các ước của: -3; 6; 11; -1.

Đáp án bài 102:

Các ước của -3 là -3; -1; 1; 3.

Các ước của 6 là: -6; -3; -2; -1; 1; 2; 3; 6.

Các ước của 11 là: -11; -1; 1; 11.

Các ước của -1 là: -1; 1.


Bài 103 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Cho hai tập hợp số A = {2; 3; 4; 5; 6}, B = {21; 22; 23}.

a) Có thể lập được bao nhiêu tổng dạng (a + b) với a ∈ A và b ∈ B ?

b) Trong các tổng trên có bao nhiêu tổng chia hết cho 2 ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 103:

HD: a) Mỗi phần tử a ∈ A cộng với một phần tử b ∈ B ta được một tổng a + b.

b) Mỗi số chẵn thuộc A cộng với một số chẵn thuộc B ta được một tổng chia hết cho 2 và mỗi số lẻ thuộc A cộng với một số lẻ thuộc B cũng được một số chia hết cho 2.

Đáp số: a) Có 5.3 = 15 tổng a + b.

b) Có 3.1 + 2.2 = 7 tổng chia hết cho 2.


Bài 104 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Tìm số nguyên x, biết: a) 15x = -75;            b) 3|x|= 18.

Đáp án bài 104:

ĐS: a) 15x = -75 ⇔ x = -75:15 ⇒ x = -5 ;

b) 3|x|= 18 ⇔ |x|= 6. Do đó x = 6 hoặc x = -6.


Bài 105 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Điền số vào ô trống cho đúng:

a

42

2

-26

0

9

b

-3

-5

|-13|

7

-1

a : b

5

-1

Đáp án bài 105:

a

42

-25

2

-26

0

9

b

-3

-5

-2

 |-13|

7

-1

a : b

-14

5

-1

-2

0

-9


Bài 106 trang 97 SGK Toán 6 tập 1 – Số học

Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a ⋮ b và b ⋮ a không ?

Đáp án bài 106:

Có Có hai số nguyên a, b khác nhau nào mà a ⋮ b và b ⋮ a. Đó là  các số nguyên đối nhau Ví dụ 1 và -1; 2 và -2…

0