Giải bài C1,C2,C3, C4,C5,C6 ,C7,C8 trang 84 SGK Lý 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài tập C1,C2,C3 ,C4,C5,C6, C7,C8 trang 84 SGK Vật Lý 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Tiếp theo) A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo) – Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. – Tốc độ bay hơi của một chất lỏng ...
Tóm tắt lý thuyết và Giải bài tập C1,C2,C3 ,C4,C5,C6, C7,C8 trang 84 SGK Vật Lý 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Tiếp theo)
A: Tóm Tắt Lý Thuyết: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
– Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
– Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
– Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Giải bài C1,C2,C3, C4,C5,C6 ,C7,C8,C9 ,C10 trang 80,81,82 SGK Lý 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
B: Hướng dẫn giải bài tập trang 84 SKG Vật Lý 6: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
Bài C1: (trang 84 SGK Lý 6)
Có gì khác nhau giữa nhiệt độ của nước trong cốc thí nghiệm và trong cốc đối chứng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C1:
Nhiệt độ ở cốc thí nghiệm thấp hơn nhiệt độ ở cốc đối chứng.
Bài C2: (trang 84 SGK Lý 6)
Có hiện tượng gì xảy ra ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm? Hiện tượng này có xảy ra ở cốc đối chứng không?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C2:
Có nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm, không có nước đọng ở ngoài mặt cốc đối chứng.
Bài C3: (trang 84 SGK Lý 6)
Các giọt nước đọng ở mặt ngoài của cốc thí nghiệm có thể là do nước ở trong cốc thấm ra không? Tại sao?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C3:
Không, vì nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm không có màu còn nước ở trong cốc có pha màu. Nước trong cốc không thể thấm qua thuỷ tinh ra ngoài được.
Bài C4: (trang 84 SGK Lý 6)
Các giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do đâu mà có?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C4:
Giọt nước đọng ở mặt ngoài cốc thí nghiệm là do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ lại.
Bài C5: (trang 84 SGK Lý 6)
Vậy dự đoán của chúng ta có đúng không?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C5:
Dự đoán của chúng ta là đúng.
Bài C6: (trang 84 SGK Lý 6)
Hãy nêu hai thí dụ về hiện tượng ngưng tụ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C6:
VD1: Hơi nước trong các đám mây ngưng tụ tạo thành mưa.
VD2: Khi hà hơi vào mặt kính cửa sổ, hơi nước có trong hơi thở gặp mặt kính lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ làm mờ kính.
Bài C7: (trang 84 SGK Lý 6)
Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C7:
Vào sáng sớm nhiệt độ cao hơi nước bốc lên khi vào ban đêm không khí lạnh hơi nước ngưng tụ thành các giọt nước đọng trên lá. ( Hơi nước trong không khí ban đêm gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt sương đọng trên lá) .
Bài C8: (trang 84 SGK Lý 6)
Tại sao rượu đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu nút kín thì không cạn?
Đáp án và hướng dẫn giải bài C8:
Trong chai đựng rượu đồng thời xảy ra hai quá trình bay hơi và ngưng tụ, là vì chai được đậy kín, nên có bao nhiêu rượu bay hơi thì cũng có bấy nhiêu rượu ngưng tụ, do đó mà lượng rượu không giảm. Với chai để hở miệng, quá trình bay hơi mạnh hơn ngưng tụ, nên rượu cạn dần.
Tiếp theo: Giải bài C1,C2,C3, C4,C5,C6 ,C7,C8,C9 trang 87, 88 SGK Lý 6: Sự sôi