09/05/2018, 13:46

Giải bài 10 trang 46 sgk Giải tích 12

Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số Bài ôn tập chương I Bài 10 (trang 46 SGK Giải tích 12): Cho hàm số y = -x 4 + 2mx 2 - 2m + 1 (m tham số) có đồ thị là (C m ). a) Biện luận theo m số cực trị của hàm số. d) Với giá trị nào của m ...

Chương I: Ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số

Bài ôn tập chương I

Bài 10 (trang 46 SGK Giải tích 12): Cho hàm số

y = -x4 + 2mx2 - 2m + 1 (m tham số)

có đồ thị là (Cm).

a) Biện luận theo m số cực trị của hàm số.

d) Với giá trị nào của m thì (Cm) cắt trục hoành?

c) Xác định để (Cm) có cực đại, cực tiểu.

Lời giải:

a) y' = -4x3 + 4mx = 4x(m - x2)

y' = 0 (1) ⇔ 4x(m - x2) = 0 => x = 0; x2 = m

- Nếu m ≤ 0 thì phương trình (1) có 1 nghiệm => hàm số không có cực trị.

- Nếu m > 0 thì phương trình (2) có 3 nghiệm => hàm số có 3 cực trị.

b) Phương trình hoành độ giao điểm của (Cm) với trục hoành:

-x4 + 2mx2 - 2m + 1 = 0 (2)

Đặt x2 = t (t ≥ 0) khi đó phương trình (2) tương đương với:

-t2 + 2mt - 2m + 1 = 0 (3)

(Cm) cắt trục hoành khi phương trình (2) có nghiệm. Điều này tương đương với phương trình (3) có nghiệm không âm. Có hai trường hợp:

- TH1: Phương trình (3) có 2 nghiệm trái dấu:

Giải bài tập Giải tích 12 | Để học tốt Toán 12

- TH2: Phương trình (3) có 2 nghiệm đều không âm:

Giải bài tập Giải tích 12 | Để học tốt Toán 12

Kết hợp TH1 và TH2 ta có với mọi m thì đồ thị (Cm) luôn cắt trục hoành.

c) (Cm) có cực đại, cực tiểu khi phương trình (1) có ba nghiệm phân biệt.

⇔ x2 = m có 2 nghiệm phân biệt

m > 0

Tham khảo lời giải các bài tập Toán 12 bài ôn tập

0