22/02/2018, 15:12

Giải bài 1,2,3, 4,5,6 ,7 trang 101 SGK Hóa 9: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố…

Lý thuyết và giải bài 1, 2, 3, 4 ,5,6,7 trang 101 SGK Hóa 9: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học A. Lý thuyết: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học – Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và ...

Lý thuyết và giải bài 1, 2, 3, 4 ,5,6,7 trang 101 SGK Hóa 9: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. Lý thuyết: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN

1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. 

Thí dụ: Nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, chu kì 3, nhóm VIIA. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất nguyên tc A và so sánh với các nguyên tố bên cạnh.

Giải: Số hiệu nguyên tử là 17, suy ra diện tích hạt nhân của nguyên tử A là 17+, nguyên tử A có 17 electron.

–  Ở chu kì 3, suy ra nguyên tử A có 3 lớp electron; nhóm VIIA suy ra lớp ngoài cùng có 7e.

–  Nguyên tố A (Cl) ở cuối chu kì 3 nên là một phi kim mạnh, tính phi kim của A mạnh hơn của nguyên tố trước nó trong cùng chu kì (là s có số hiệu là 16) và nguyên tố đứng dưới nó trong cùng nhóm (là Br có số hiệu nguyên tử là 35) nhưng kém nguyên tố phía trên nó trong cùng nhóm (là F có số hiệu nguyên tử là 9).

2.  Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó.

Thí dụ: Nguyên tố X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron.

Hãy cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.

Giải:

–  Vì nguyên tử X có điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron và có Ie ở lớp ngoài cùng, suy ra nguyên tố X ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.

– Nguyên tố A ở đầu chu kì nên tính chất hóa học cơ bản là tính kim loại.

Ngoài ra, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là cơ sở khoa học quan trọng giúp ta có phương pháp học tập, nghiên cứu hóa học một cách có hệ thống.

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa 9 trang 101: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Bài 1 (SGK Hóa 9 trang 101)

Dựa vào bảng tuần hoàn, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất kim loại, phi kim của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử 7, 12, 16.

Giải bài 1:

%image_alt%


Bài 2 (SGK Hóa 9 trang 101)

Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau : điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Hãy suy ra vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.

Giải bài 2:

– Số thứ tự của nguyên tố là 11 ( ô số 11) thuộc chu kì 3, nhóm I trong bảng tuần hoàn
– Tên nguyên tố là: Natri; Kí hiệu hóa học: Na ; Nguyên tử khối: 23.


Bài 3 (SGK Hóa 9 trang 101)

Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri : tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm và giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối … Viết các phương trình hoá học minh hoạ với kali.

Giải bài 3:

Các nguyên tố nhóm IA, chỉ có hóa trị là I trong các hợp chất và có tính chất hóa học tương tự natri.

2K + 2H20 -> 2KOH + H2

4K + O2  –tº→ 2K2O

2K + Cl2  –tº→  2KCl


Bài 4 (SGK Hóa 9 trang 101)

Các nguyên tố nhóm VII đều là những phi kim mạnh tương tự clo (trừ At): tác dụng với hầu hết kim loại tạo muối, tác dụng với hiđro tạo hợp chất khí. Viết phương trình hoá học minh hoạ với brom.

Giải bài 4:

Các nguyên tố nhóm VIIA có tính chất hóa học tương tự clo.

Br2 + 2K  –tº→  2KBr

3Br2 + 2Fe  –tº→ 2FeBr3

Br2 + H2  –tº→ 2HBr (k)


Bài 5 (SGK Hóa 9 trang 101)

Hãy cho biết cách sắp xếp nào sau đây đúng theo chiều tính kim loại giảm dần :

a)  Na, Mg, Al, K ;

b) K, Na, Mg, Al;

c) Al, K, Na, Mg ;

d) Mg, K, Al, Na.

Giải thích sự lựa chọn.

Giải bài 5:

Cách sắp xếp đúng là b): K, Na, Mg, Al.

Vì: – Các nguyên tố Na, Mg, AI ở cùng chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm. ‘

– Nguyên tố Na, K ở cùng một nhóm, theo chiều tăng điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng.


Bài 6 (SGK Hóa 9 trang 101)

Hãy sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính phi kim tăng dần : F, O, N, P, As.

Giải thích.

Giải bài 6:

Vị trí các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn:

%image_alt%

Theo chu kì 2, tính phi kim tăng dần từ N, O, F.Theo nhóm VA, tính phi kim tăng dần từ As, P, N.

Vậy: Tính phi kim tăng dần từ trái sang phải là As, P, N, O, F.


Bài 7* (SGK Hóa 9 trang 101)

a) Hãy xác định công thức của hợp chất khí A, biết rằng :

–  A là oxit của lưu huỳnh chứa 50% oxi.

– 1 gam khí A chiếm thề tích là 0,35 lít ở đktc.

b) Hoà tan 12,8 gam hợp chất khí A vào 300 ml dung dịch NaOH 1,2M. Hãy cho biết muối nào thu được sau phản ứng. Tính nồng độ mol của muối (giả thiết thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể)

Giải bài 7:

nA = 0,35 /22,4 = 0,015625 mol.

MA = 1/0,015625 = 64g

– Tìm số nguyên tử S, O trong phân tử A?

mO = 64 x 50/100 = 32g => nO = 32/16 = 2 mol

mS = 64 – 32 = 32g => ns = 32/32 = 1 mol

Suy ra trong 1 phân tử A có 1S và 2O, công thức của A là SO2

b) * Hướng dẫn: Khi dẫn SO2 vào dung dịch NaOH và SO2, có thể tạo thành muối trung hoà, muối axit hoặc cả hai muối:

%image_alt%

M là khối lượng mol phân tử của khí A

2016-05-16_075235
Theo đề ra oxi chiếm 50% nên ta có:

2016-05-16_075412

Vậy công thức phân tử của khí A là SO2

n SO2 = 0,2 mol
nNaOH = 0,3 .1,2 = 0,36 mol
Vì tỷ lệ nNaOH: nNaOH: nSO2 = 0,36 : 0,2 = 1,8
Nên sau phản ứng thu được hỗn hợp 2 muối: NaHSO3 và Na2SO3
SO2 + NaOH –> NaHSO3

2016-05-16_075920

Bài sau: Giải bài 1,2,3, 4,5,6 trang 103 SGK Hóa 9: Phi kim – Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

0