Rùa hộp ba vạch (rùa đỏ – rùa vàng)
Cuora trifasciata (Bell, 1825) Đây là loại đang đắt giá nhất, theo thứ tự hiện nay là: rùa hộp, ba ba trơn, ba ba gai rồi mới đến ba ba Nam Bộ. Rùa đỏ cỡ trung bình, mai hơi hẹp, trên mai có 3 gờ rõ: 1 gờ sông lưng, 2 gờ ở bên. Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được, có thể khép kín vào mai. Lưng nâu ...
Cuora trifasciata (Bell, 1825)
Đây là loại đang đắt giá nhất, theo thứ tự hiện nay là: rùa hộp, ba ba trơn, ba ba gai rồi mới đến ba ba Nam Bộ.
Rùa đỏ cỡ trung bình, mai hơi hẹp, trên mai có 3 gờ rõ: 1 gờ sông lưng, 2 gờ ở bên. Yếm rùa gồm 2 mảnh cử động được, có thể khép kín vào mai. Lưng nâu có 3 vạch xám đen chạy dọc theo 3 gờ kể trên. Yếm rùa màu xám đen, viền yếm đỏ nâu, chiều dài của mai gấp đôi chiều rộng.
Phân bố
Ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phú (Tam Đảo), Hà Tĩnh.
Thế giới: Nam Trung Quốc (kể cả đảo Hải Nam), Bắc Mianma.
Rùa sống ở ven các suối, các khe rãnh, trong rừng vùng núi và trung du, tốc độ cao 1.000 m. Ban ngày chúng ẩn dưới đống lá cây mục nát ở ven suối hay ở các khe rãnh, tối mới ra kiếm mồi.
Vài đặc điểm sinh học
Nhiệt độ thích hơp cho sinh trưởng của rùa là 24 – 32°C, trên 36°C rùa hoạt động kém, dưới 10°C nó ngủ đông. Trong thời gian ngủ đông trọng lượng cơ thể giảm 7 – 10%. Rùa đỏ
Tính ăn
Rùa là động vật ăn tạp, thiên về động vật. Phạm vi bắt mồi rộng.
Trong tự nhiên chúng àn côn trùng, ruồi, muỗi, tôm, cá, ốc, trại…, cũng ăn rong, cỏ, thực vật thủy sinh, các loại quả ngũ cốc.
Trong điều kiện nuôi rùa ăn giun, tôm, cá, trai, ốc, hến, thịt bò, thịt lợn, nội tạng động vật…, còn ăn cả cơm, lạc, đỗ, ngô, khoai, bí…, lượng thức ăn bằng 5 – 10% trọng lượng thân, có khi đến 30% trọng lượng thân.
Sinh trưởng
Tháng 5 – 9 rùa hoạt động mạnh, ăn nhiều, lớn nhanh bình quân 50 g/tháng. Con cái cỡ 250 – 400 g/con lớn nhanh nhất. Khi đạt cỡ 750 – 1500 g là thời kỳ tuyến sinh dục phát triển nhất, trọng lượng trứng đẻ ra bằng 4 – 8% trọng lượng thân. Phần lớn chất dinh dưỡng tập trung vào hình thành trứng nên sinh trưởng chậm. Rùa đực cỡ 200 – 250 g bắt đầu thành thục.
Sinh sản
Mùa đẻ trứng tháng 4 – 9, đẻ rộ tháng 6 – 7. Khi nhiệt độ không khí trên 20°C.
Đa số 1 năm rùa đẻ 1 lứa (mỗi lứa khoảng 2 trứng, có một số con 1 năm đẻ 2 – 3 lứa). Thời gian đẻ trứng thứ nhất đến trứng thứ hai là 5 – 10 phút. Trứng to 18,3 g, nhỏ cỡ 12,5 g, trung bình 15,25 g. Tỉ lệ thụ tinh 70 – 90%.
Đặc điểm của rùa là giao phối năm nay sang năm sau tinh trùng vẫn có khả năng thụ tinh. Điều kiện nuôi tỉ lệ đực, cái là 2: 1 hoặc 3: 1. Trứng sau khi thụ tinh có thể ấp nhân tạo ở tủ ấp hay lợi dụng lò gà, trứng vịt cũng ấp được. Ở nhiệt độ không khí 22 – 34°C, độ ẩm 70 – 85%, tỉ lệ nở đạt 94%.
Nhìn chung về kỹ thuật nuôi rùa (nuôi rùa bố mẹ, rùa giống, rùa thịt), về xây dựng ao (bể) nuôi, phương pháp nuôi, cho ăn, chàm sóc quản lý, phòng trị bệnh… tương tự như cách nuôi của ba ba.
Điểm khác biệt là rùa phân bố hẹp hơn ba ba, số lượng trứng đẻ ra ít và kích thước trứng lớn hơn của ba ba. Cỡ phát dục lớn hơn ba ba.
Nguồn lợi rùa đỏ ở nước ta đang bị đe dọa, săn bắt ghê gớm, bắt cả con còn non để bán ra nước ngoài, cứ tình trạng này tiếp diễn chắc chắn chúng có nguy cơ bị tuyệt chủng, cần tổ chức nuôi rùa.