18/06/2018, 16:53

Giả thuyết về tiến trình của Thơ ca Việt Nam

Đông Ly 1. Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiệu Bảo năm thứ 4 [năm 1482] mùa thu tháng 8 (…) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏđi. Vua cho việc này giống việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. ...

tho ca viet nam

Đông Ly

1.Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Thiệu Bảo năm thứ 4 [năm 1482] mùa thu tháng 8 (…) có cá sấu đến sông Lô. Vua sai Hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên làm bài văn ném xuống sông, cá sấu bỏđi. Vua cho việc này giống việc của Hàn Dũ, bèn ban gọi là Hàn Thuyên. Thuyên lại giỏi làm thơ phú quốc ngữ. Thơ phú nước ta dùng nhiều quốc ngữ, thực bắt đầu từđây”.

Trong bàiThể thơ thất ngôn xen lục ngôn: Sự sáng tạo thể loại đầu tiên trong lịch sử văn học Việt Nam của tác giảNguyễn Phạm Hùng viết:“những bài thơ tứ tuyệt hay bát cú theo kiểu Đường luật nhưng có những câu sáu chữ và những câu bảy chữ xen nhau, làm thay đổi hẳn tính quy phạm của thi luật thơ Đường mà ngày nay ta gọi là thể thất ngôn xen lục ngôn. Lối thơ này (…) phát triển rất mạnh và trở thành thể thơ tiếng Việt chủ chốt (…) được đánh dấu bởi (…) những nhà thơ (…) như Nguyễn Trãi (1380-1442) với Quốc âm thi tập (186/254 bài); Lê Thánh Tông (1442-1497) (…) với Hồng Đức quốc âm thi tập (135/328 bài); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) với Bạch Vân quốc ngữ thi tập (97/161 bài) (…) Rõ ràng, sự xuất hiện của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn là một sự kiện quan trọng trong đời sống văn học của nước Việt Nam cổ xưa (….)Có ba quan điểm về nguồn gốc của thể thơ thất ngôn xen lục ngôn: Quan điểm thứ nhất cho rằng thể thất ngôn xen lục ngôn là sự tổ hợp giữa câu thơ 6 chữ của thơ cổ phong với câu thơ 7 chữ của thơ Đường luật có sẵn của Trung Quốc. Tiêu biểu cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên (…) Quan điểm thứ hai cho rằng thể thất ngôn xen lục ngôn là sự kết hợp giữa câu thơ 7 chữ thất ngôn luật của Trung Quốc với câu thơ 6 chữ trong thơ ca dân gian của Việt Nam[tiêu biểu cho quan điểm này là nhà nghiên cứu Phan Ngọc] (…) Quan điểm thứ ba cho rằng thể thất ngôn xen lục ngôn được tạo ra trên chính kết cấu và hình thức của bài thơ luật Đường của Trung Quốc. Các nhà thơ cổ của Việt Nam đã tạo ra câu thơ lục ngôn bằng cách cắt giảm một chữ của câu thơ thất ngôn luật, rồi phối hợp các câu thơ lục ngôn với các câu thơ thất ngôn để tạo nên thể thơ này (…) và quan trọng hơn (…) nó là giả thiết duy nhất có thể chứng minh được”.

Trong bài Giải mã những câu thơ sáu chữ trong quốcâm thi tập từ ngả đường ngữâm học lịch sử của tác giả Trần Trọng Dương viết: “Nôm cổ ở đây trỏ chữ Nôm dùng hai chữ Hán nén trong một khối vuông để ghi ngữ âm tiếng Việt cổ (…) tổ hợp phụ âm đầu là hiện tượng phổ biến của tiếng Việt từ thế kỷ XVII trở về trước (…) những từ có tổ hợp phụ âm đầu sẽ có cấu trúc ngữ âm là CCVC (…) trong số 29 ngữ tố xuất hiện với tần số 101 lần trong văn bản Quốc âm thi tập, có 89 vị trí xuất hiện trong câu thơ sáu chữ, chỉ có 14 vị trí đồng thời xuất hiện trong câu thơ bảy chữ, không có vị trí nào chỉ xuất hiện trong câu thơ bảy chữ(…) Nguyễn Trãi đã tiến hành điều phối âm thanh (…) bằng cách âm tiết hóa yếu tố đằng trước của tổ hợp phụ âm đầu CC- [theo cách gọi của H. Maspéro] để các từ có cấu trúc CCVC trở thành cấu trúc CV-CVC (…) trên quan điểm của tâm lý học ngôn ngữ, được gọi là các đại lượng âm tiết cảm thức(intuitive). Theo sự giới thiệu của GS. Nguyễn Quang Hồng, các âm tiết cảm thức có thể được phân xuất ra ngay cả trongnhững trường hợp đặc biệt của ngôn từ thi ca, có những từ được các nhà thơ sử dụng vừa như là từ đơn âm tiết lại vừa như là từ song âm tiết, lại có những từ khác được sử dụng khi thì như từ song tiết khi thì như là ba âm tiết (…) tiếng Việt cổ thế kỷ XV là một thứ ngôn ngữ đang trong quá trình đơn tiết hóa, cho nên các biến thể ngữ âm (dạng cận song tiết CvCVC, dạng đơn tiết CCVC, dạng đơn tiết CVC và dạng Cv – CVC) của một ngữ tố cùng một lúc tồn tại trong quá trình hành ngôn sống động (…) bởi chưa phát hiện ra đặc điểm này, nhiều nhà nghiên cứu trước đây đều băn khoăn rằng: nếu đã tái lập ở trường hợp này thì đủ bảy âm tiết nhưng ở chỗ khác lại thừa thành tám chín âm tiết. Tức là cách tiếp cận và tái lập ấy tưởng là có tính hệ thống và tính nhất quán nhưng lại quên đi tính sống động của ngôn ngữ. Tuy nhiên, hầu hết vẫn không mấy khi nghi ngờ về những cặp song tiết- đơn tiết như đá – la đá; ngựa – bà ngựa; ngàn – la ngàn vốn đã có sẵn trong văn bản rồi”.

Trong bài Vài nét xung quanh hiện tượng ghi âm bằng hai mã chữ trong bản giảiâm phật thuyếtđại báo phụ mẫuân trọng kinh của tác giả Hoàng Thị Ngọ viết: “Qua việc khảo sát sơ bộ chữ Nôm trong văn bản giải âm Phật thuyết có thể thấy rằng trong lịch sử phát triển chữ Nôm, có hiện tượng dùng 2 mã chữ tách rời để ghi một từ Việt, nhất là trong chữNôm ở thời kỳ đâu. Đây là những lưu tích về ngôn ngữ của một giai đoạn lịch sử được phản ánh trong hệ thống văn tự tương ứng”.

“Cầm khua hết ngựa, cờ khua tượng

Chim bắt trong rừng, cá bắt ao” [Tự thán 19]

“Con đòi trốn, dễ ai quyến

Bà ngựa già, thiếu kẻ chăn” [Thủ vĩ ngâm]

* Nhận xét

Câu hỏi thứ nhất:Các biến thể ngữâm dạngđơn tiết và song tiết cùng tồn tại vậy thì tại sao những thể hiện của nó dưới dạng chữ viết lại khác nhau ? Cùng 1 ký hiệuở câu 6 chữ thìđọc song tiết cònở câu 7 chữ thìđọcđơn tiết vậy vì sao trong những câu 6 chữ lại không dùng 2 ký tự tách biệt để ghi âm đọc song tiết như trường hợp của câu thơ “Bà ngựa già, thiếu kẻ chăn” ? Trường hợp câu lục có 2 vị trí có thể tái lập thành song tiết như ví dụ “Sang cùng khó bởi chưng lời” thành“Cơ – sang cùng khó bởi chưng lời” hoặc “Sang cùng khó bởi chưng bờ – lời” vậyđâu là cách mà Nguyễn Trãiđã dùng ? Có khi nào thơ ca là cuộc chơi của riêng tác giả mà những người khác không thể tham gia vào cùng ? Hay khi thu thập, sao chépđã có sai sót ?

Câu hỏi thứ hai: Có phải hiện tượng xuất hiện các câu thơ lục chỉ diễn ra trong thơ Nôm hay không ?

Nhà thơ đời Trần Nguyễn Trung Ngạn có 2 bài thơ chữ Hán như sau:

“Nghệ An dĩ bắc tam thiên lý

Đồn trấn nhi kim nhất bách niên

Vãng sự dĩ tuỳ lưu thuỷ khứ

Tích nhân thặng giả bi truyền”[Cầu dinh hoài cổ]

“Quyết sơn nguyệt thượng phóng chu hành

Vạn khoảnh thương mang nhất vọng bình

Thương xuy cao phàm thượng hạ

Lạo sơ lạc thuỷ tung hoành 

Ba quang sơn sắc miêu vô tận 

Khách tứ hương tâm mộng bất thành

Vụ tán giang không thiên hướng thự

Cúc tôn chước bãi mính xanh phanh”[Vĩnh Giang nguyệt phiếm]

Nhà thơ đời Trần Phạm Tông Mại có bài thơ chữ Hán như sau:

“Hồng thụ nhất khê lưu thuỷ

Thanh sơn thiên lý tà dương

Dục hoán biển chu quy khứ

Thử sinh vị bốc hành tàng” [Nhàn cư đề thuỷ mặc trướng tử tiêu cảnh]

Nhà thơ đời Trần Mạc Ký có bài thơ chữ Hán như sau:

“Giang ngạn mai hoa chính bạch

Thuyền đầu tế vũ tà phi

Hành khách tam danh bắc khứ

Tướng quân nhất trạo nam quy” [Tống sứ ngâm]

Nhà thơ đời Lý Trí Bảo thiền sư có bài thơ chữ Hán như sau:

“Bất nhân phong quyển phù vân tận 

Tranh kiến thanh thiên vạn lý thu ? 

Tương thức mãn thiên hạ 

Tri âm năng kỷ nhân” [Tạ Đạo Huệ thiền sư]

Rõ ràng những bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong QuốcÂm thi tập không phải là những bài thơ đầu tiên xuất hiện những câu lục, Vĩnh Giang nguyệt phiếm và Cầu dinh hoài cổ của Nguyễn Trung Ngạn cho chúng ta bằng chứng thuyết phục. Những bài thơ kiểu này được chúng ta gọi là thể Cổ Phong [thể thơ không có luật]Việt Nam thời Lý Trần có thể tìm thấy nhiều bài thơ thuộc thể Cổ Phong viết bằng chữ Hán và chữ Nôm. Thời nhà Đường xuất hiện thể thơ có niên luật rất chặt chẽ gọi là thơ Đường Luật, người Việt cũng sáng tác thơ theo thể này. Tuy nhiên có 2 lưu ý sau đây:

Sách Về thi pháp thơ Đường của tác giả Nguyễn Khắc Phi và TrầnĐình Sử viết: “Ít nhất cho đến ranh giới Minh – Thanh, quan niệm về sự xắp xếp ý tứ trong một bài luật thi vẫn còn khá uyển chuyển; mặc dù đã xuất hiện các khái niệm khởi, thừa, chuyển, hợp, nhưng họ không hề gắn một cách cứng nhắc các phần cần có ấy của một bài luật thi với những câu cụ thể”.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: “Quang Thuận năm thứ 4 [1463] Tháng 3 ngày mồng 3 Hoàng Thanh chết thọ 53 tuổi. Bấy giờ Lương Như Hộc người Hồng Châu có bài tán đề vào bức chân dung của Thanh rằng:

“Thiếu kết tri ư Thái Tổ

Trưởng tín nhiệmư Thánh Tông

Thể cụ nhi dụng chu

Tử hiếu nhi trần trung

Tứ triều lịch sự

Nhất tiết thuỷ chung”

Tháng 12 sắc dụ Lễ bộ tả thị lang Lương Như Hộc rằng: Mới rồi, Nguyễn Vĩnh Trinh không học thể thơ quốc ngữ, làm thơ không đúng phép. Ta tưởng là người biết, nên mới hỏi thử ngươi, nhưng ngươi cũng không biết nốt. Vả ta xem Hồng Châu quốc ngữ thi tập của ngươi còn nhiều chỗ thất luật, ta chắc là ngươi chưa biết nên mới nói ra. Vũ Lãm thường không muốn ta nói cho người biếtđâu”.

Thậtđáng tiếc là Hồng Châu quốc ngữ thi tập không còn để chúng ta biết “chỗ thất luật” mà nhà vua nói đến là thất luật như thế nào ? Và quan trọng hơn là để so sánh với QuốcÂm thi tập của Nguyễn Trãi. Nhưng rõ ràng là làm thơ thể Đường luật là rất khó, không phải ai cũng làm được và cũng không phải ai cũng làmđúng. Thể Đường luật khó vậy không lẽ các thi sĩ thời Lê Nguyễn không làm nữa sao ? Không phải, họ vẫn tiếp tục làm thơ nhưng không phải hoàn toàn theo thể Đường luật, mà ngoài Đường luật ra họ còn làm theo thể Cổ Phong [đúng hơn là thể tự do, thể thơ không có niên luật chặt chẽ] Không loại trừ Nguyễn Trãi cũng nằm trong trường hợp này. Nghĩa là câu lục trong QuốcÂm thi tập thực sựđúng là câu lục, là 6 chữ viết cũng là 6 tiếngđọc. Có 2 kịch bản diễn ra như sau: Kịch bản thứ nhất là các nhà thơ thời Lý Trầnđang làm thơ thể Cổ Phong, đột ngột thể Đường luật xuất hiện và từ thời Lê tất cả các nhà thơ đều phải làm theo thể Đường luật, mọi bài thơ đều thuộc thể Đường luật cả, khi đó chúng ta lúng túng trong việc giải thích những bài thơ Thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong QuốcÂm thi tập mà 2 cách nhưđã trình bày trong đầu bài viết: một là chấp nhậnđó như là 1 sáng tạo của Nguyễn Trãi từ thể thơ Đường luật và hai là sử dụng phương pháp ngữâm để buộc những bài thơ Thất ngôn xen lục ngôn đảm bảo tuân theo thể Đường luật. Kịch bản thứ hai là các nhà thơ thờ Lý Trần làm thơ theo thể Cổ Phong [thể tự do] sau đó các nhà thơ tiếp nhận từ từ thể Đường luật, cho đến thời Lê tồn tại 2 thể thơ là Cổ Phong và Đường luật. Điểm thú vị nhất trong giai đoạn tiếp xúc này là hình thành sự pha trộn giữa 2 thể thơ kết quả là thể thất ngôn xen lục ngôn ra đời. Nguyễn Trãi vừa làm thơ chữ Hán lại vừa làm thơ chữ Nôm, vừa làm thơ theo thể Đường luật nhưng cũng làm theo thể Cổ Phong và tất nhiên là cả thể thất ngôn xen lục ngôn.Trong sự tiếp biến về thơ của việc tiếp xúc giữa thể Cổ Phong và Đường luật thể thất ngôn xen lục ngôn xuất hiện, được xem như là di biệt của thể Đường luật và làthể kéo dài của Cổ Phong [Cổ Phong chưa chết khi Đường luật xuất hiện]

Câu hỏi thứ ba:Điều gìđã làm xuất hiện thất ngôn xen lục ngôn ? Có lẽđây là 1 giả tưởng hơn là 1 giả thuyết.

Đại Việt sử ký toàn thư chép: Thiệu Bình năm thứ 4 [năm 1437] mùa xuân tháng giêng sai Hành khiển Nguyễn Trãi và Lỗ bộ ty giám Lương Đăng đốc suất làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc múa (…) Hành kiển Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánhđá và tâu rằng: Kể ra đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không thể lưu hành. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc (…) tháng 5 Hành khiển Nguyễn Trãi tâu rằng: Mới rồi bọn thần cùng với Lương Đăng hiệuđịnh nhã nhạc, nhưng kiến giải của thần không giống với Lương Đăng, thần xin trả lại công việc được sai (…) tháng 11 ban bố các nghi thức mớiđịnh lại”[theo Viện sử học sau khi âm nhạc cung đình của Lương Đăng chínhthức đượcáp dụng thì vua Lê Thái Tông ra lệnh bãi bỏ trò hát chèo và thôi không tấu các loại nhạc thông tục dân gian]

Trong bài Tư duy chèo của tác giả Trần Bảng viết: “Người ta thấyở chèo hầu như tất cả các thể loại thơ phú Việt Nam. Dùng phổ biến là thể ngũ ngôn, thất ngôn, thể lục bát, các thể biến của nó và thơ văn biền ngẫu”.

[Biền ngẫu là hình thức cấu trúc của một loại văn chương cổ xưa có cội nguồn từ Trung Quốc, trong đó lấy đối làm nguyên tắc cơ bản, tạo cho lời văn sự nhịp nhàng cân đối. Kiểu câu chỉnh tề, câu 4 chữ đối với câu 4 chữ, câu 6 chữ đối với câu 6 chữ hoặc câu 4/4 và câu 6/6 đối nhau]

“Duy ngãĐại Việt chi quốc

Thực vi văn hiến chi bang”

“Hân thương sinh ư ngược diệm

Hãm xích tửư hoạ khanh”

“Phẫn hung đồ chi vị diệt

Niệm quốc bộ chi tao truân”[Cáo Bình Ngô]

Giả tưởng: Rất có thể sự xuất hiện của thể thất ngôn xen lục ngôn trong QuốcÂm thi tập là kết quả của sự tác động mạnh mẽ củaâm nhạc dân gian [chèo] đối với thể Đường luật trong không khí thơ ca thể Cổ Phong vẫn còn tồn tại.

Trong bài Xácđịnh một số bài thơ của Nguyễn Trãi hay của Nguyễn Bỉnh Khiêm của tác giả Lã Nhâm Thìn viết: “Nguyễn Trãi sử dụng hầu hết cách ngắt nhịp có thể có đối với câu thơ 6 chữ.Đó là những cách ngắt nhịp 2/2/2; 1/5; 2/4; 3/3; 4/2; 5/3; 6/0”.

Rõ ràng là trong thơ ca của Nguyễn Trãi nhịpđiệu  có vai trò rất quan trọng.

  1. SáchLục bát và song thất lục bát của tác giả Phan Diễm Phương viết: “Sự kết hợp kỳ diệu giữa thất ngôn và lục bát để tạo thành thể song thất lục bát thì phải chăng đã có thể có nhiều phần chắc, rằng đó là sáng tạo của riêng người Việt, bởi vì cho đến nay, chưa tìm thấy ở đâu một sự kết hợp như vậy, ngoại trừ trong thơ ca người Việt”. Cũng theo tácgiả Phan Diễm Phương và Ngô Văn Đức thì bài thơ theo thể Song thất lục bát đầu tiên là tác phẩmĐại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn của Lê Đức Mao.

“Xuân nhật tảo, khai gia cát hội

Hạđình thông xướng thái bìnhâm

Tàng câu mở tiệc năm năm

Miếu Chu đối việc chăm chăm tấc thành”

“Tiệc mở hát thờ thần kỳ phúc

Vạn vạn niên tề chúc thánh cung

Hoan thanh ba tiếng hô Tung

Hương nghi ngút khói, rượu nồng nã hoa

Đình tấu nhạc, miếu dâng ca

Vẻ thanh múa phượng, khúc hoà bay loan” [Đại nghĩ bát giáp thưởngđào giải văn]

Trong bài Những phát hiện mới về Lê Đức Mao và bàiĐại nghĩ bát giáp thưởngđào giải văn của tác giả Nguyễn Xuân Diện viết: “Trên tạp chí Văn học, GS. Phan Ngọc cho biết: “Bài thơ song thất lục bát đầu tiên mà tôi biết được là bài Bồ Đề thắng cảnh thi trong tập Lê triều ngự chế quốcâm thi tập có thể làm vào khoảng thế kỷ XV”. Lê triều ngự chế quốcâm thi hiện có một bản mang ký hiệu AB.8, thư viện Hán Nôm, nhưng hiện các nhà nghiên cứu Ngữ văn học Hán Nôm vẫn chưa minh chứng văn bản tập sách này (…) Lê Đức Mao tức Lê Tín (1462 – 1529) đậu tiến sĩ khoa Ất Sửu (1505) Đoan Khánh 1, đời Lê (…) BàiĐại nghĩ bát giáp thưởngđào giải văn là một bài thơ Nôm mang nhiều giá trị thông tin về nhiều khía cạnh giúp cho việc nghiên cứu về Ca trù, Hát cửađình”.

Trong bài Nguyễn Trãi sự hội tụ những tinh hoa của văn hoá Thăng Long thời Lý Trần của tác giả Nguyễn Công Lý viết: “Theo thống kê của Nguyễn Huệ Chi và Hoàng Trung Thông thì ở Quốc âm thi tập trong 159 bài bát cú có 391 câu thơ 6 tiếng (dòng 1 có 50 câu; dòng 2 có 43 câu; dòng 3 có 56 câu; dòng 4 có 56 câu; dòng 5 có 54 câu; dòng 6 có 54 câu; dòng 7 có 37 câu; dòng 8 có 41 câu) và trong 25 bài tứ tuyệt có 35 câu 6 tiếng (dòng 1 có 08 câu; dòng 2 có 09 câu; dòng 3 có 08 câu; dòng 4 có 10 câu). Tổng cộng có 184 bài thơ thất ngôn xen lục ngôn với 426 câu lục ngôn. Trong khi đó theo Phạm Thị Phương Thái trong luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi, thì có 186 bài thơ thất ngôn xen lục ngôn, trong đó có 437 câu lục ngôn ở các vị trí không cố định. Chúng tôi đã thử kiểm tra lại và nhận thấy con số thống kê trong công trình của Phạm Thị Phương Thái là chính xác (…) Nguyễn Trãi đã mạnh dạn đưa nhịp 3 vốn là nhịp trong thơ song thất của ta vào thơ cách luật, mà dạng nhịp này duy nhất trước đó Trần Thánh Tông đã có một lần thể nghiệm thành công ở bài thơ chữ Hán Hạnh Thiên Trường hành cung mà Hồ Nguyên Trừng đã hết lời ngợi ca bài thơ này trong Nam Ông mộng lục”

“Cảnh thanh u vật diệc thanh u

Thập nhất tiên châu thử nhất châu

Bách bộ sinh ca, cầm bách thiệt

Thiên hàng nô bộc, quất thiên đầu

Nguyệt vô sự chiếu nhân vô sự

Thuỷ hữu thu hàm thiên hữu thu

Tứ hải dĩ thanh, trần dĩ tịnh

Kim niên du thắng tích niên du” [Hạnh Thiên Trường hành cung]

Giả thuyết rằng: Âm nhạc tiếp tục tác động đến các thi sĩ, đã thúc đẩyhọ sáng tạo nên câu bát từ câu thất liền sau câu lục trong thể thất ngôn xen lục ngôn, sự sáng tạo này chạy theo tính nhịpđiệu hơn là niên luật, kết quả là thể song thất lục bát ra đời.

Trong bài Về nguồn gốc thể thơ hát nói của tác giả PhạmÁi viết: “[Theo Dương Quảng Hàm thì]Hát nói[là một thể văn vần có tính cách văn học cao. Nhiều bài hát nóiđã trở thành bài bản của bộ môn nghệ thuật ca trù. Một bài hát nói chia làm nhiềuđoạn gọi là khổ bài, mỗi khổ có bốn câu trừ khổ cuối chỉ có ba câu. Số chữ trong câu không nhấtđịnh thường đặt những câu 7 – 8 chữ, duy có câu cuối bao giờ cũng đặt 6 chữ] và là biến thể của hai thể song thất và lục bát[tuy nhiên ông] không lý giải mà chỉ đưa ra một nhận xét tiên nghiệm (…) ý kiến của ông Phạm Thế Ngũ cho rằng, thể thơ hát nói là biến thể của lối thơ song thất lục bát và nói lối trong tuồng cũng không không đủ sức thuyết phục (…) GS Bùi Văn Nguyên tỏ ra nhất nguyên, nhất quán. Ông khẳng định hát nói là biến thể của lối nói sử trong chèo, tuồng (…) theo tác giả Vi Phong thì hát nói có thể có nguồn gốc từ thể hát giặm cửa quyền. Xét về vận luật, thì giặm vừa có vần chân vừa có vần lưng. Mô hình vần chân của giặm cũng là vần liền, từng cặp vần cuối dòng luân phiên bằng trắc. Tuy nhiên, âm luật của giặm và hát nói hoàn toàn khác nhau”[Theo nghiên cứu gần đây, hát Nói có thể xuất hiện từ thời vua Lê Thánh Tôn]

“Mưỡu: 
Đàn thông phách suối vang lừng, 

Cá khe lắng kệ, chim rừng nghe Kinh.  

Hát nói: 

Bầu trời, cảnh bụt, 

Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay. 

Kìa non non, nước nước, mây mây, 

Đệ nhất động hỏi là đây có phải? 

Thỏ thẻ rừng Mai chim cúng trái, 

Lững lờ khe Yến cá nghe kinh. 

Thoảng bên tai một tiếng chày kình, 

Khách tang hải giật mình trong giấc mộng. 

Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng, 

Này am Phật Tích, này động Tuyết Quynh. 

Nhác trông lên, ai khéo vẽ hình: 

Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt. 

Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt, 

Chập chờn mấy lối uốn thang mây. 

Chừng giang sơn còn đợi ai đây, 

Hay tạo hoá khéo ra tay sắp đặt? 

Lần tràng hạt niệm “Nam mô Phật”, 

Cửa từ bi công đức biết là bao. 

Càng trông, phong cảnh càng yêu”[Phong cảnh Hương Sơn của Chu Mạnh Trinh]

Hát nói sử dụng nhiều nhiều thể thơ khác nhau tuy nhiên câu cuối luôn là câu lục, đây liệu có phải là dấu vết còn sót lại của thể thất ngôn xen lục ngôn không ?

Trong bàiĐi tìm nguồn gốc thể lục bát Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân Đức viết: “Khi viết bài Thể lục bát từ ca dao đến Truyện Kiều, Nguyễn Văn Hoàn đã ngầm thừa nhận rằng lục bát bắt nguồn từ ca dao. Nguyễn Xuân Kính khi dành 20 trang viết để khảo sát thể thơ này trong ca dao, dù chỉ phác thảo sơ bộ, cũng ngầm định thể lục bát là thể thơ dân gian (…) Phan Diễm Phương đã chỉ ra, trong thực tế mãi đến thế kỷ XVI nhiều tác phẩm văn học viết vẫn còn sử dụng thể lục bát một cách “xô bồ, lỏng lẻo”. Dựa vào ý kiến của nhà ngôn ngữ học và dân tộc học Pháp A.G. Haudricourt, khi nghiên cứu nguồn gốc thanh điệu tiếng Việt, Phan Diễm Phương cho rằng một khi đến thế kỷ thứ VI tiếng Việt mới hội đủ ba thanh (không, huyền và sắc) để có thể tạo dựng luật phối thanh cho thể lục bát, thì thể lục bát không thể ra đời trước đó (…) Phan Diễm Phương đã rất công phu chia sự phát triển của thể thơ lục bát làm ba giai đoạn và khảo sát thể thơ này trong một loạt tác phẩm (…) rồi đi đến kết luận: “ở giai đoạn thứ nhất, thể thơ còn nằm trong tình trạng khá xô bồ, lỏng lẻo, do ý thức về một khuôn mẫu còn mờ nhạt”. Sự “xô bồ, lỏng lẻo” được Phan Diễm Phương chỉ ra cụ thể “trước hết qua sự gieo vần”, “tiếp đến là về phối điệu”. Và giai đoạn một, theo xác định của Phan Diễm Phương, ở vào giữa thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII (…) đường dẫn của sự hình thành các thể thơ dân gian, trong đó đặc biệt là thể lục bát (…) có nguồn gốc sâu xa từ thành ngữ nhưng bắt đầu bộc lộ rõ ở tục ngữ”.

“Vô sự là tiểu thần tiên

Gẫm xem ngoại thú lâm tuyền cực vui

Đất vua ai chẳng là tôi

Non cao hang thẳm cũng đời tôn thân

Đôi vầnác thỏ đổi lần

Muôn hoa giáp tý xoay vần bàn tay

Thú này ai là kẻ hay

Dẫu nghìn vàng đổi trao tay chẳng thà

Non cao xen lấy làm nhà

Sắt là vách cứng ngọc là bình che

Xung quanh nước chảy rò rè

Khoang rồng uốn khúc tốt ghê hữu tình

Đoá mây phù rợp tàn xanh

Rừng in nội lục chung quanh làng ghềnh

Cảnh này lo là vẽ tranh

Ngọn cây sớm sớm treo tranh mặt hồng” [Đào nguyên hành của Phùng Khắc Khoan]

Trong bàiLục bát Chăm của tác giảInrasara viết: “Như đã nêu ở trên, lục bát Việt có vần trắc. Và khi bài thơ hơn hai cặp lục bát có lối gieo cả vần bằng lẫn trắc thì chúng mang dáng dấp của thể song thất lục bát.

“Tò vò mà nuôi con nhện

Ngày sau nó lớn nó quến nhau đi

Tò vò ngồi khóc tỉ ti

Nhện ơi nhện hỡi mầy đi đàng nào”

Qua đối chiếu và phân tích sơ bộ, chúng ta thấy lục bát Việt và ariya Chăm có rất nhiều điểm giống nhau. Trong đó cái giống nhất là nhịp điệu (rhythm) của chúng. Khác nhau chăng là do sự dị biệt ở ngôn ngữ của hai dân tộc. Chúng ta không thể khẳng định ai có trước ai có sau”.

Giả thuyết là: Nhịp điệu  luôn là mối bận tâm hàng đầu của các nhà thơ nên họ tiếp tục lục bát hoá nốt hai câu thất trong thể song thất lục bát, để trở thành thể thơ mới thể lục bát.

[Thời Lý Trần tồn tại thể Cổ Phong, nhưng cũng xuất hiện thể Đường luật, thời Lê thể thất ngôn xen lục ngôn xuất hiện, khi thể này suy tàn thì thể song thất lục bát phát triển, khi thể song thất lục bát suy tàn thì thể lục bát phát triển]

Tiểu kết: Thời Lý Trần thơ không có luật gọi chung là thể Cổ Phong, khi thể Đường luật xuất hiện thì đã diễn ra quá trình tiếp xúc giữa 2 thể thơ này, khiến thể Cổ Phong bị luậthoá còn thể Đường luật thì bị tự do hoá, kết quả hình thànhnên thể thơ thất ngôn xen lục ngôn rất phổ biến vào thời Lê. Thể thất ngôn xen lục ngôn rấtđa dạng, tuy nhiên có 2 dạng chính sau này rất phát triểnđó là thể song thất lục bát và muộn hơn là thể hát nói, thể song thất lục bátđã không dừng lại mà tiếp tục phát triển để trở thành thể lục bát. Môi trường của lục bát sinh sống là trong ca dao, dân ca như vậy có thể thấy quá trình phát triển của thơ ca là quá trình dân gian hoá, là quá trìnhđưa thơ từ bác học đến bình dân, đưa thơ từ thiền sư tới văn sĩ và cuối cùng là tới dân gian. Nguyên nhân căn bản của quá trình dân gian hoá thơ này là việc xuyên suốt của các nhà thơ đã ưu tiên tính nhịp điệu củaâm nhạc dân gian vào trong thơ. Quá trình dân gian hoá thơ là 1 quá trình trong sự vận động của văn hoá nói chung và thơ văn nói riêng, đó không phải và chưa bao giờ là quá trình duy nhất.

Sài Gòn 2017. 

0