Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với
Hôm nào ông cũng đi tập thể dục từ bốn giờ sáng. Tôi cũng dậy lạch bạch bám đuôi ông. Ông chạy chầm chậm, hai chân run run. Nhưng sáng nào ông cũng chạy được năm vòng quanh vườn hoa Pasteur. Tôi thì ngồi thùlu trên ghế, đếm vòng chạy của ông, đợi trời sáng rồi hai ông cháu xem mọi người đánh cầu ...
Hôm nào ông cũng đi tập thể dục từ bốn giờ sáng. Tôi cũng dậy lạch bạch bám đuôi ông. Ông chạy chầm chậm, hai chân run run. Nhưng sáng nào ông cũng chạy được năm vòng quanh vườn hoa Pasteur. Tôi thì ngồi thùlu trên ghế, đếm vòng chạy của ông, đợi trời sáng rồi hai ông cháu xem mọi người đánh cầu lông, sau đó mới đi bộ về nhà.
Ông bà ngoại có cả thảy sáu đứa cháu lít nhít cả nội lẫn ngoại. Không hiểu sao các anh chị em họ của tôi đều quấn riết lấy bà. Chỉ duy có tôi là làm cái đuôi của ông.
Ông thường nằm ngủ trưa trên một tấm phản gỗ kê xuềnh xoàng trên mấy viên gạch. Buổi trưa tôi lại cắp tờ báo nhi đồng vào ngủ với ông. Cầm tờ báo ngược xuôi một lúc thì chán. Tôi thấy tờ báo xanh đỏ thì kì kèo ông xin mua cho chứ tôi chưa biết đọc. Ông xoay nghiêng tôi, rồi vừa xoa xoa lưng vừa kể chuyện cổ tích.
Ông chỉ có mỗi chuyện “tủ” là Thạch Sanh thôi, thế mà chưa bao giờ tôi nghe hết chuyện của ông. Lòng bàn tay người già ram ráp, ấm áp, tấm phản gỗ ông nằm bao năm lên nước, bóng loáng, mát lịm, chỉ đến đoạn “đàn kêu tích tịch tình tang” là tôi lăn ra ngủ khoèo.
Tôi được năm tuổi, ông dạy tôi tập đánh vần. Đúng là một cuộc đánh vật của hai ông cháu. Tôi vốn hiếu động và hay lơ đãng, ông dạy chữ này thì quên chữ kia, nhớ được chữ hôm này thì quên tiệt chữ hôm trước, ông phải vận dụng đủ mọi hình ảnh để tôi nhớ được mặt chữ: “O là quả bóng da lũ trẻ trong xóm vẫn đá bình bịch mỗi chiều. Olà quả trứng gà bà bồi dưỡng tôi mỗi sáng, đội thêm nón của mẹ...”
Mỗi lần tôi học là mấy nhà hàng xóm xung quanh đều biết, tiếng ông thì không thấy đâu, chỉ thấy giọng tôi cười khanh khách. Nhưng hôm sau hỏi lại tôi đã quên rồi, chỉ nhớ chữ gì nghe “bình bịch” và chữ nữa thì “ăn được”.
Trong trí nhớ tôi, chỉ có mỗi chữ c hoa là không bao giờ tôi lẫn lộn. Chữ c hoa của ông bao giờ cũng một gạch tựa ở lưng. Tôi hỏi: “Để làm gì hả ông?”, ông trả lời: “Đểnó khỏi ngã”. Tôi cười khanh khách: “Thế thì chữ “cờ” còn già hơn ông, ông nhỉ ? Ông có cần chống gậy đâu?!” Ông cười, mặt nhăn tít lại: “A, con nhóc của ông giỏi thật!!”.
Rồi tôi đi học, tự nhiên chững chạc hẳn ra, học chữ nào thì thuộc chữ ấy. Ông hãnh diện lắm, đi khoe với những người bạn già “đứa cháu của tôi ...”
Ông ra đi nhẹ nhàng. Như “chữ C” ra đi, để lại cho cái gạch đỡ bao nhiêu thương nhớ.