05/06/2017, 00:01
Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về bài văn trích “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua
Đoạn văn Lòng vêu nước được trích từ bài báo “Thử lửa” nổi tiếng của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941-1945). Bài văn giải thích cho ta thế nào là lòng yêu nước và sức mạnh của ...
Đoạn văn Lòng vêu nước được trích từ bài báo “Thử lửa” nổi tiếng của nhà văn I-li-a Ê-ren-bua viết vào cuối tháng 6 năm 1942, thời kì ác liệt nhất trong cuộc chiến tranh vệ quốc của nhân dân Liên Xô chống phát xít Đức (1941-1945). Bài văn giải thích cho ta thế nào là lòng yêu nước và sức mạnh của lòng yêu nước sẽ chiến thắng bất kì kẻ thù nào.
Theo nhà vãn, “lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật gần gũi nhất: yêu cái cây trồng ở trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông, yêu vị thơm dịu mát của trái lê mùa thu hay mùi cỏ thảo nguyên có hơi rượu mạnh”. Đúng vậy, đất nước là những gì gần gũi nhất, thân thiết nhất, tạo thành môi trường sống xung quanh ta. Yêu nước, trước hết là vêu những cái gần gũi nhất, thân thiết nhất ấy. Trong chiến tranh, lòng yêu nước sẽ trỗi dậy mạnh hơn lúc nào hết. Bởi vì chiến tranh đe dọa tàn phá những gì gần gũi, thân thiết kia. Trước sự đe dọa tàn phá của chiến tranh, mỗi công dân Xô Viết nhận ra vẻ thanh tú của chốn quê hương họ. “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng... Người xứ Uy-cơ-ren nhớ bóng thuỳ dương... Người xứ Giê-oóc-gi ca tụng khí trời của núi cao...”
Thì ra lòng yêu nước ở đâu cũng vậy. Trước sự đe dọa tàn phá của chiến tranh, người Việt Nam ta cũng có những câu thơ thật hay về đất nước:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
(Tế Hanh - Nhớ con sông quê hương)
Như vậy đấy, quê hương hiện lên thật bình dị, gần gũi, thân thiết và cũng rất “thanh tú”. Đó là con sông, là hàng tre... là bất cứ cái gì thuộc về kỉ niệm ở mỗi con người.
Như một quy luật: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Khi có chiến tranh, lòng yêu Tổ quốc sẽ là động lực thúc đẩy mọi người đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ non sông đất nước họ. Lòng yêu Tổ quốc sẽ tạo nên lòng dũng cảm. Nhà văn Ê-ren-bua đã nói rất đúng: “Kẻ gian và thám tử có thể làm những chuyện liều lĩnh, song chẳng ai bảo chúng là anh hùng. Chúng để hết tâm trí vào công việc, song công việc của chúng chẳng có hồn. Lịch sử quên ngay tên những hung phạm có tài, những kẻ mạo hiểm thần tình. Lịch sử giữ lại những tên khác: tên những người bỏ mình vì một lý tưởng, vì nhân dân, vì loài người, cho một xã hội mới tốt đẹp hơn”. Kẻ gian và thám tử có thể rất liều lĩnh, nhưng chúng liều lĩnh vì mục đích cá nhân nào đó. Người yêu Tổ quốc sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Đó sẽ là cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm” bởi cái chết ấy sẽ “thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người”.
Đúng vậy, ở đất nước Việt Nam, trong máu lửa chiến tranh có biết bao cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm”, cái chết “thổi một nguồn sống mới”: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi... Lịch sử mãi mãi ghi công ơn của họ. Bởi chính họ đã góp xương máu của mình làm nên lịch sử.
Noi theo lí tưởng của thế hệ đi trước, mỗi chúng ta hôm nay hãy gắng sức góp phần mình để xây dựng đất nước ta giàu đẹp hơn.
Thì ra lòng yêu nước ở đâu cũng vậy. Trước sự đe dọa tàn phá của chiến tranh, người Việt Nam ta cũng có những câu thơ thật hay về đất nước:
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre”.
Như vậy đấy, quê hương hiện lên thật bình dị, gần gũi, thân thiết và cũng rất “thanh tú”. Đó là con sông, là hàng tre... là bất cứ cái gì thuộc về kỉ niệm ở mỗi con người.
Như một quy luật: “Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào dải trường giang Vôn-ga, con sông Vôn-ga đi ra bể. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Khi có chiến tranh, lòng yêu Tổ quốc sẽ là động lực thúc đẩy mọi người đứng dậy cầm vũ khí bảo vệ non sông đất nước họ. Lòng yêu Tổ quốc sẽ tạo nên lòng dũng cảm. Nhà văn Ê-ren-bua đã nói rất đúng: “Kẻ gian và thám tử có thể làm những chuyện liều lĩnh, song chẳng ai bảo chúng là anh hùng. Chúng để hết tâm trí vào công việc, song công việc của chúng chẳng có hồn. Lịch sử quên ngay tên những hung phạm có tài, những kẻ mạo hiểm thần tình. Lịch sử giữ lại những tên khác: tên những người bỏ mình vì một lý tưởng, vì nhân dân, vì loài người, cho một xã hội mới tốt đẹp hơn”. Kẻ gian và thám tử có thể rất liều lĩnh, nhưng chúng liều lĩnh vì mục đích cá nhân nào đó. Người yêu Tổ quốc sẵn sàng chết vì Tổ quốc. Đó sẽ là cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm” bởi cái chết ấy sẽ “thổi một nguồn sống mới vào lòng triệu con người”.
Đúng vậy, ở đất nước Việt Nam, trong máu lửa chiến tranh có biết bao cái chết bất tử, cái chết “gieo mầm”, cái chết “thổi một nguồn sống mới”: Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Trỗi... Lịch sử mãi mãi ghi công ơn của họ. Bởi chính họ đã góp xương máu của mình làm nên lịch sử.
Noi theo lí tưởng của thế hệ đi trước, mỗi chúng ta hôm nay hãy gắng sức góp phần mình để xây dựng đất nước ta giàu đẹp hơn.