Em hãy bình luận về thực trạng gian lận thi cử trong xã hội hiện nay
Đề bài: Báo tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin: “ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004 sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu và phao thi ...
Đề bài: Báo tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin: “ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004 sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu và phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thức kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”. Hãy bình luận về thực trạng đó. Như chúng ta đã biết hiện nay môi trường học đường đang ...
Đề bài: Báo tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin: “ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004 sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu và phao thi ngày càng tinh vi, chúng được giấu trong thức kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”. Hãy bình luận về thực trạng đó.
Như chúng ta đã biết hiện nay môi trường học đường đang đứng trước nhiều thói hư tật xấu: như bệnh thành tích, gian lận trong thi cử… Và tình trạng gian lận trong thi cử ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Vì thế trong một bài báo tuổi trẻ ngày 12-7-2004 đưa tin: “ Theo ban chỉ đạo tuyển sinh đại học năm 2004 sau hai đợt thi đã có 3186 thí sinh bị xử lí kỉ luật do vi phạm quy chế thi, trong đó có 2637 thí sinh bị đình chỉ thi, chủ yếu do mang và sử dụng tài liệu trong phòng thi. Hình thức mang tài liệu và phao thi ngày càng tinh vi chúng được giấu trong thước kẻ, điện thoại di động, trong đế giày”.
Tình trạng mang tài liệu và phao thi vào phòng thi ngày càng diễn ra nhiều và nghiêm trọng nó không chỉ diễn ra ở phạm vi một trường mà ở toàn thể các trường trên đất nước. Ngay cả kì thi đại học quan trọng nhất của một người học sinh dù biết mức xử phạt nghiêm trọng nhưng học sinh vẫn bất chấp mang vào.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do học sinh ngày càng lười học, do mất gốc kiến thức cơ bản nên khó tiếp thu, một phần do nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong học tập và thi cử. Về phần giáo thì cũng có chút lỏng lẻo để tạo điều kiện cho thí sinh nảy sinh ý nghĩ gian lận sử dụng tài liệu trong phòng thi.
Hiện tượng gian lận trong thi cử để lại nhiều hậu quả xấu như tạo ra thành tích học tập ảo, chất lượng giáo dục đi xuống, không đảm bảo. Khi không có kiến thức sẽ không thể ứng dụng vào cuộc sống được. Gian lận trong thi cử còn làm cho học sinh ngày càng trở nên lười biếng không muốn cố gắng học tập, ỉ lại vào người khác làm mất đi tính tự tin của bản thân và đánh mất dần nhân cách phẩm giá của mình.
Vì vậy chúng ta không thể để tình trạng này tiếp tục diễn ra nghiêm trọng mà cần phải tìm giải pháp để khắc phục nó. Cần phải nghiêm khắc hơn trong vấn đề giáo dục và thi cử. Xử lí nghiêm các học sinh vi phạm quy chế thi mang tài liệu, phao thi để học sinh rút kinh nghiệm và không dám tái phạm. Các giám thị coi thi cần nghiêm khắc hơn trong quá trình thi để học sinh tự tập trung làm bài. Đặc biệt là nghiêm khắc tuyệt đối trong kì thi tốt nghiệp và đại học để học sinh tự học trước khi thi. Về phía học sinh mỗi người cần tự nhận thức cho bản thân mình, không nên ỉ lại vào người khác, rèn luyện bản thân mình học tập không chỉ ở lớp mà khi về nhà để kiến thức sẽ nhớ lâu hơn. Xóa bỏ hoàn toàn ý nghĩ có thể coi cóp hay mang tài liệu vào phòng thi để bản thân có động lực cố gắng học tập để có kiến thức đi thi.
Hiện nay có rất nhiều các phương tiện đại chúng, trang mạng có ích giúp chúng ta có nhiều kiến thức và dễ học tập hơn. Nhưng bên cạnh đó các trang mạng đó cũng có hại làm cho các học sinh dễ sống ảo và dành thời gian quá nhiều cho facebook, zalo, điện tử để rồi bỏ bê học tập. Điều đó thật là đáng buồn cho thế hệ trẻ hiện nay không biết phân biệt cái tốt, cái có lợi cho bản thân.
Bên cạnh một số thành phần lười học, không chú tâm học tập thì vẫn có những tấm gương sáng có thành tích tốt trong học tập để chúng ta học hỏi và noi theo như Nguyễn Ngọc Ký, Nguyễn Hữu Ân, chàng trai khuyết tật Nguyễn Sơn Lâm. Đây là những con người giàu lòng nghị lực biết cố gắng rèn luyện để trở thành một con người có ích trong xã hội. Đến bây giờ mặc dù họ đã đã đi xa nhưng tên tuổi và sự cố gắng của họ đã trở thành một tấm gương sáng cho mọi người hôm nay.
Và đã là con người thì ai cũng muốn mình trở thành một người thành công, có một cuộc sống tốt đẹp. Nhưng đó mới chỉ là mơ ước chúng ta cần phải thực hiện để mơ ước đó trở thành hiện thực. Vậy chúng ta phải làm sao, chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện cho bản thân mình có nhiều kiến thức rồi mang kiến thức đó áp dụng vào cuộc sống hàng ngày để chúng ta thấy được con đường đến với thành công không khó chỉ cần chúng ta có ý chí nghị lực và sự kiên trì trong mọi hoàn cảnh.
Từ đó ta rút ra được bài học nhận thức và hành động: gian lận trong thi cử là một đức tính xấu làm cho con người ta tụt lùi trong cuộc sống xã hội chúng ta cần phải lên án phê phán tố cáo thói xấu ấy để con người tự điều chỉnh bản thân theo cái tốt đẹp. Để mỗi con người là một người có ích cho gia đình và xã hội. Làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh hơn.
Gian lận trong thi cử là một thói xấu ảnh hưởng lớn đến cả môi trường giáo dục nước nhà. Mỗi cá nhân tập thể cần phải thực hiện nghiêm khắc hơn trong học tập, thi cử và coi thi để có một nền giáo dục tốt. Hãy nên án tốt cáo xóa bỏ thói xấu ấy trong môi trường học đường. Mỗi học sinh cần nâng cao cho mình khẩu hiệu “ nói không” với gian lận trong thi cử.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
Gian lận thi cử trong xã hội hiện nay ?
.
Suy nghĩ của anh chị về thực trạng mang tài liệu và phao thi vào phòng thi ngày càng phổ biến.
Suy nghĩ của anh chị về thực trạng gian lận trong thi cử.
Suy nghi cua anh chi ve thuc trang gian lan trong thi cu.