Em hãy bình luận bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy
Đề bài: Em hãy bình luận bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy để thấy được tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Nguyễn Duy là nhà thơ xuất sắc trong giai đoạn cách mạng, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó một trong những bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc nhất đó là bài ...
Đề bài: Em hãy bình luận bài thơ Đò Lèn của Nguyễn Duy để thấy được tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông. Nguyễn Duy là nhà thơ xuất sắc trong giai đoạn cách mạng, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó một trong những bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc nhất đó là bài thơ Đò Lèn. Đò Lèn là bài thơ nói lên những hoàn cảnh cũng như những cảm xúc mà tác giả đã từng trải qua, đó là những kỉ niệm thời tuổi thơ khi còn sống bên cạnh người bà của ...
Đề bài: để thấy được tài năng trong cách sử dụng ngôn ngữ của ông.
Nguyễn Duy là nhà thơ xuất sắc trong giai đoạn cách mạng, ông có rất nhiều những tác phẩm hay, trong đó một trong những bài thơ để lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc nhất đó là bài thơ Đò Lèn.
Đò Lèn là bài thơ nói lên những hoàn cảnh cũng như những cảm xúc mà tác giả đã từng trải qua, đó là những kỉ niệm thời tuổi thơ khi còn sống bên cạnh người bà của mình, hình ảnh đó thật đẹp, thật mơ mộng, tác giả đang hồi tưởng lại một thời đã qua, khi còn sống bên cạnh bà của mình. Trong khổ thơ đầu tác giả đã miêu tả những hoạt động trước kia đã làm cùng với người bà của mình, đó là ra cống Na câu cá, cùng bà đi chợ Bình Lâm, rồi thì bắt chim sẻ còn hành động tinh nghịch đó là ăn trộm nhãn chùa Trần:
Thuở nhỏ tôi ra cống Na câu cá
níu váy bà đi chợ Bình Lâm
bắt chim sẻ ở vành tai tượng Phật
và đôi khi ăn trộm nhãn chùa Trần
Thời thơ ấu, nhân vậy tôi đã cùng với người bà làm rất nhiều chuyện, hồi tưởng lại những quãng thời gian đã qua, hình ảnh đó được thể hiện rõ nét trong tác phẩm, hình ảnh bà tần tảo, những trò chơi thời trẻ, ở đây tác giả thật sáng tạo khi nhớ lại những hình ảnh đầy sự yêu thương và gần gũi với chính đọc giả của mình. Những tái hiện đó làm sống lên quãng thời gian tuổi thơ, những kì niệm đẹp và cả những lúc tinh nghịch với những trò chơi dân gian. Tiếp theo tác giả lại lần lượt kể ra những hành động mà thời tuổi thơ nhân vật tôi hay làm:
Thuở nhỏ tôi lên chơi đền Cây Thị
chân đất đi đêm xem lễ đền Sòng
mùi huệ trắng quyện khói trầm thơm lắm
điệu hát văn lảo đảo bóng cô đồng
Toàn bộ những hình ảnh đó thật thân thuộc biết bao, tác giả còn kể thời còn trẻ lên chơi đền Cây Thị, đi xem lễ đền Sòng, rồi ngửi mùi huệ trắng, và xem điệu hát văn… Tất cả mọi kí ức đều hiện về trong tâm trí của tác giả, nó thật gần gũi và đẹp trong kí ức của nhân vật tôi. Có lẽ đây chính là tuổi thơ đẹp và mơ mộng nhất, tác giả đã có, những hình ảnh quen thuộc của quê hương, của người bà đã và đang ngấm dần trong tâm trí của tác giả, hình ảnh đó thật khiến người động rung động, khi tác giả có một tuổi thơ với nhiều kí ức như thế:
Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế
bà mò cua xúc tép ở đồng Quan
bà đi gánh chè xanh Ba Trại
Quán Cháo, Đồng Giao thập thững những đêm hàn
Tiếp theo nếu hai khổ thơ đầu là hình dung lại những kí ức mà tác giả đã trải qua thì đến khổ thơ tiếp theo này, tác giả còn miêu tả cả cuộc sống của người bà, hình ảnh người bà tần tảo, cơ cực, hình ảnh bà đi mò cua, xúc tép ở Đồng Quan, đi bán gánh chè xanh ở Ba Trại, đi bán cháo trong đêm lạnh giá. Tất cả những hành động đó đã cho chúng ta thấy hình ảnh của người thật tần tảo biết bao, bà đã luôn hết mình vì cháu, luôn cố gắng làm được những điều tốt cho cháu của mình.
Hành động của bà đã cho thấy bà đã hy sinh tuổi trẻ, quãng thời gian của mình để tần tảo nuôi cháu, bà lao động cật lực để nuôi cháu nên người, hình ảnh vất vả, sự hy sinh đó làm cho chúng ta thấy sự xúc động trong tình cảm của hai bà cháu, đó là những tình cảm sâu đậm, sâu lắng nhất mà chúng ta thấy trong hình ảnh với người bà, hình ảnh đó đủ cho chúng ta thấy cuộc sống của bà thật vất vả khi đã hy sinh để lo cho cháu của mình, tần tảo sớm hôm, không ngại vất vả khó khăn mà luôn bên người cháu, không ngại khó khăn trong cuộc sống đang bủa vây:
Tôi trong suốt giữa hai bờ hư – thực
giữa bà tôi và tiên phật, thánh thần
cái năm đói củ dong riềng luộc sượng
cứ nghe thơm mùi huệ trắng hương trầm
Có thể thấy tác giả lại tiếp tục miêu tả giữa những bờ hư thực, tác giả hình dung người bà thật cao thương như tiên phật, dù khó khăn phải ăn củ dong riềng, nhưng những kỉ niệm đó tác giả cũng không bao giờ có thể quên được, những năm đói kém, mùi huệ trắng, hương trầm, tất cả đều hòa trộn và tạo nên một màu sắc riêng, những khó khăn trong cuộc sống, những nguy hiểm luôn rình rập cuộc sống của người dân nói chung và của bà nói riêng:
Bom Mỹ dội, nhà bà tôi bay mất
đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền
thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết
bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn
Hình ảnh bom Mỹ dội, đã mô tả sự khắc nghiệt của chiến tranh, ngôi nhà mà nhân vật tôi với bà hay ở thì giờ đây đã bị bom Mỹ dội, bây mất, đền Sòng cũng bay, chùa chiền nay cũng không còn nữa, có lẽ đó chỉ còn là những kỉ niệm, không còn những năm tháng hòa bình, trong trẻo như thời tuổi thơ tác giả đã từng sống:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
khi tôi biết thương bà thì đã muộn
bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
Khổ thơ cuối là sự luyến tiếc muộn màng của tác giả về người bà của mình, tác giả đã thể hiện sự đau khổ đó trong những cảm xúc xót thương, mặc dù đi lính để phục vụ cho đất nước, nhưng dòng song xưa vẫn quen thuộc với chính tác giả, giờ đây tác giả cũng biết thương bà, nhưng giờ đã quá muộn màng, khi bà không còn nữa, giờ chỉ còn là nấm cỏ thôi.
Sự tiếc nuối đó cũng thể hiện sự đau đớn trong tâm hồn của tác giả về người bà của mình, hình ảnh của sự tiếc nuối, đau thương, những khó khăn mà tác giả đang thể hiện, sự tiếc nuối, nhưng đến đây tác giả cũng nhận ra tình cảm của mình đối với người bà.
Cả bài thơ là cung bậc cảm xúc riêng, nó rung động và tạo nên một nhịp chảy riêng trong trái tim của mỗi người đọc.
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
EM HAY PHAN TICH BAI THO DO LEN
EM HÃY PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÓ LÈN
EM HAY PHAN TICH BAI THO DO LEN CUA NGUYEN DUY
EM HÃY PHÂN TÍCH BÀI THƠ ĐÒ LÈN CỦA NGUYỄN DUY