Trình bày ý kiến của em về câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Đề bài: Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông các núi , mà khó vì lòng người ngại núi e sông Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy ...
Đề bài: Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông các núi , mà khó vì lòng người ngại núi e sông Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy những khó khăn, thử thách đang đợi chờ, đương đầu với ta. Nếu như ta có đủ nghị lực, lòng kiên trì cũng như bản lĩnh thì ta có thể chinh phục được những khó khăn ấy, đặt chân ...
Đề bài: Nhà văn Nguyễn Bá Học có nói: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông các núi , mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Cuộc đời là một hành trình dài mà mỗi người đều phải thực hiện để khẳng định sự tồn tại và giá trị của bản thân. Trên hành trình ấy không chỉ trải những hoa hồng mà còn đầy rãy những khó khăn, thử thách đang đợi chờ, đương đầu với ta. Nếu như ta có đủ nghị lực, lòng kiên trì cũng như bản lĩnh thì ta có thể chinh phục được những khó khăn ấy, đặt chân đến vạch đích cuối cùng. Nhưng ngược lại, nếu như ta yếu đuối, thiếu kiên trì thì tất yếu sẽ bị những khó khăn ấy khuất phục, ta sẽ mang tâm lí e ngại, khó thành công trong bất cứ công việc gì sau đó. Nói về vấn đề này, nhà văn Nguyễn Bá Học đã có một nhận định rất hay: Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông
Câu nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” là một nhận định vô cùng đúng đắn và sâu sắc về quá trình thực hiện hành trình chinh phục ước mơ, mục đích sống của con người. Nhà văn nhận định về sự khó khăn trong quá trình thực hiện và đưa ra hai trường hợp mà con người có thể gặp phải khi thực hiện hành trình ấy, một là khuất phục, hai là đương đầu và vượt qua. Tùy theo hành động, cách thức thực hiện mà con người cũng tự tạo ra cho mình một loại tâm lí riêng biệt, e ngại hay chinh phục.
“Đường đi” ở đây ta có thể hiểu đó chính là hành trình của con người trong việc thực hiện ước mơ hay mục đích nào đó. Hình ảnh đường đi cũng có thể hiểu đó chính là biểu tượng cho đường đời của mỗi người. Trên con đường đó, con người sẽ gặp rất nhiều những điều mới mẻ, thú vị nhưng cũng không thiếu những khó khăn, thử thách đang đợi chúng ta trên mỗi con đường ấy. Bởi vậy mà hành trình thực hiện nó vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với mỗi người.
Ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã nhận thức được bản chất của hành trình đến thành công đó, nhà văn khẳng định, đó là một đường đi khó. Bởi không có một thành công nào không phải trải qua những mũi gai. Nhưng, nếu đọc cả nhận định của nhà văn “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”, thì ta có thể thấy, mục đích hướng tới không phải là khẳng định đường đi khó mà chỉ ra nguyên nhân mà đường đi khó, đó chính là bởi tâm lí đón nhận của mỗi người có sự khác nhau.
Nhà văn Nguyễn Bá Học đã chỉ ra đường đi khó, nhưng nguyên nhân của nó cũng rất đa dạng, trước hết nhà văn phủ định yếu tố hoàn cảnh “không khó vì ngăn sông cách núi”. Sông và núi ở đây không phải sử dụng với ý nghĩa vốn có của nó mà được dùng với ý nghĩa biểu tượng, sông và núi là những chướng ngại đầy khó khăn, chắc chở mà con người có thể gặp phải trong hành trình của mình. Nói về những khó khăn nhưng không phải nhằm mục đích khẳng định mà nhà văn phủ định nó bằng từ “không”.
Thông thường, những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn tạo ra những trở ngại cho con người trong việc thực hiện một điều gì đó, nó có thể làm cho con người cảm thấy khó khăn, bế tắc, thậm chí là tuyệt vọng, hậu quả là chúng ta không thể đi đến đích của cuộc hành trình. Nhưng, ở đây, nhà văn Nguyễn Bá Học đã phủ định hoàn toàn yếu tố hoàn cảnh, yếu tố khách quan đó mà nhấn mạnh đến nguyên nhân thứ hai, nguyên nhân khiến cho đường đi trở nên khó khăn.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc nhận thức đường đi khó mà nhà văn Nguyễn Bá Học đưa ra ở đây chính là vấn đề về tâm lí, thái độ của con người trong việc đối diện với những khó khăn ấy “lòng người ngại núi e sông”. Lời khẳng định của tác giả khiến chúng ta chợt nhận ra một thực tế, đó chính là xu hướng đổ lỗi cho hoàn cảnh, bất cứ thất bại nào xảy đến thì con người cũng cho rằng đó là do hoàn cảnh. Nhưng ta đã không nhận ra rằng đó hoàn toàn là vấn đề ở nhận thức của ta về những khó khăn ấy. Nếu ta e sợ nó thì hành động cũng thiếu quyết đoán, chính xác, thành thử chính chúng ta mới là người làm cho đường đi của mình khó.
Câu nói của nhà văn Nguyễn Bá Học “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông” mang tính đúng đắn, là một lời cảnh tỉnh đối với chúng ta về thái độ cũng như cách ứng xử với những khó khăn của bản thân. Hãy sống lạc quan, đối diện với những khó khăn bằng sự chủ động và bản lĩnh, lòng kiên trì, có được như vậy thì ta mới có thể chạm tay vào thành công, như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói:
“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
TỪ KHÓA TÌM KIẾM
ĐƯỜNG ĐI
DUONG DI
ĐƯỜNG ĐI KHÓ
NGẠI NÚI E SÔNG
LÒNG NGƯỜI NGẠI NÚI E SÔNG